Tổng hợp 20 câu Trắc nghiệm ĐÚNG SAI Hóa 12 Bài 3: Glucose và Fructose có đáp án chi tiết bám sát chương trình học Sách mới năm học 2024-2025
Câu 1. Hằng ngày, cơ thể chúng ta được cung cấp các chất dinh dưỡng như tinh bột, đường saccharose, glucose, fructose, ... Các sản phẩm làm từ giấy, gỗ, sợi cotton, ... với thành phần chính là cellulose cũng được con người sử dụng.
A. Các chất tinh bột, đường saccharose, glucose, fructose, cellulose có tên gọi là carbohydrate
B. Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ đa chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m
C. Carbohydrate được chia làm 3 nhóm chủ yếu monosaccharide, disaccharide, polysaccharide.
D. Disaccharide là nhóm carbohydrate phức tạp đơn giản nhất, khi bị thủy phân hoàn toàn mỗi phân tử tạo thành hai phân tử monosaccharide.
A. đúng
C. đúng
Câu 2. Glucose và fructose thuộc nhóm monosaccharide, không bị thủy phân.
A. Glucose là chất rắn, vị ngọt, dễ tan trong nước, glucose có trong nhiều loại trái cây chín.
B. Ở người trưởng thành, khoẻ mạnh lượng glucose trong máu trước khi ăn khoảng 4,4 – 7,2 mmol/L
C. Fructose là chất rắn, dễ tan trong nước, có vị ngọt hơn glucose, fructose có nhiều trong mật ong
D. Trong dung dịch, glucose tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh và fructose tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.
A. đúng
B. đúng
C. đúng
Câu 3. Glucose và fructose thuộc nhóm monosaccharide
A. Glucose và fructose không tham gia phản ứng thuỷ phân.
B. Có thể phân biệt glucose và fructose bằng nước bromine.
C. Glucose và fructose là đồng phân cấu tạo của nhau.
D. Có thể phân biệt glucose và fructose bằng thuốc thử Tollens.
A. đúng
B. đúng
C. đúng
Câu 4. Glucose và fructose
A. đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2
B. đều có nhóm chức CHO trong phân tử
C. là hai dạng thù hình của cùng một chất
D. đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở
A. đúng
Câu 5. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
– Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào một ống nghiệm sạch.
– Bước 2: Thêm từ từ từng giọt dung dịch NH3, lắc đều cho đến khi kết tủa tan hết.
– Bước 3: Thêm tiếp khoảng 1 ml dung dịch glucose 1% vào ống nghiệm, đun nóng nhẹ.
A. Sản phẩm hữu cơ thu được sau bước 3 là sobitol.
B. Thí nghiệm trên chứng minh glucose có tính chất của aldehyde.
C. Sau bước 3, có lớp bạc kim loại bám trên thành ống nghiệm.
D. Ở bước 3, có thể thay việc đun nóng nhẹ bằng cách ngâm ống nghiệm trong nước nóng.
B. đúng
C. đúng
B. đúng
Câu 6. Cho các chất: formic aldehyde, acetic acid, glucose.
A. Khi đốt cháy hoàn toàn cùng khối lượng các chất cho cùng khối lượng CO2 và H2O.
B. Cả 3 chất đều có khả năng phản ứng được với Cu(OH)2.
C. Cả 3 chất đều có khả năng phản ứng cộng hợp với H2, xúc tác Ni, to.
D. Đều có cùng công thức đơn giản nên có cùng thành phần % các nguyên tố C, H, O.
A. đúng
B. đúng
D. đúng
Câu 7. Glucose và fructose thuộc nhóm monosaccharide
A. Trong môi trường acid glucose và fructose có thể chuyển hóa lẫn nhau
B. Có thể phân biệt glucose và fructose bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3
C. Trong dung dịch, glucose và fructose đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo kết tủa đỏ gạch.
D. Nhóm -OH hemiacetal của glucose có khả năng phản ứng với methanol khi có mặt HCl khan
D. đúng
Câu 8. Glucose và fructose là những hợp chất được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y tế và công nghiệp thực phẩm.
A. Trong y học, glucose được dùng làm thuốc tăng lựC.
B. Trong công nghiệp thực phẩm, fructose được dùng để sản xuất siro, kẹo mứt, nước trái cây.
C. Glucose được sử dụng trong sản xuất bánh kẹo, ethyl alcohol.
D. Glucose là nguyên liệu để tráng gương, tráng ruột phích.
A. đúng
C. đúng
Câu 9. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
– Bước 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 0,5% vào ống nghiệm.
– Bước 2: Thêm 1 ml dung dịch NaOH 10% cào ống nghiệm, lắc đều gạn phần dung dịch, giữ lại kết tủa.
– Bước 3: Thêm tiếp 2 ml dung dịch glucose 1% vào ống nghiệm, lắc đều.
A. Sau bước 3, kết tủa đã bị hòa tan, thu được dung dịch màu xanh lam.
B. Nếu thay dung dịch NaOH ở bước 2 bằng dung dịch KOH thì hiện tượng vẫn tương tự.
C. Thí nghiệm trên chứng minh glucose có tính chất của aldehyde.
D. Ở bước 3, nếu thay glucose bằng fructose thì hiện tượng vẫn xảy ra tương tự.
A. đúng
B. đúng
D. đúng
Câu 10. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
– Bước 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 0,5% vào ống nghiệm.
– Bước 2: Thêm 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm, lắc đều gạn phần dung dịch, giữ lại kết tủa.
– Bước 3: Thêm tiếp 2 ml dung dịch glucose 1% vào ống nghiệm, đun nóng hỗn hợp.
A. Sau bước 3, kết tủa đã bị hòa tan, thu được dung dịch màu đỏ gạch.
B. Trong phản ứng ở bước 3, glucose đóng vai trò là chất khử.
C. Sản phẩm hữu cơ thu được sau bước 3 là amoni gluconate.
D. Thí nghiệm trên chứng minh glucose có tính chất của polyalcohol.
B. đúng
Câu 1. Tráng gương hoàn toàn một dung dịch chứa 54g glucose bằng dung dịch AgNO3 trong NH3 có đun nóng nhẹ. Khối lượng Ag phủ lên gương là
A. 64,8g. B. 70,2g. C. 54g. D. 92,5g.
Đáp án:
CH2OH(CHOH)4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
=> nAg = 2nglucozo = 0,6 mol => mAg = 0,6.108 = 64,8g.
Câu 2. Cho 50 ml dung dịch glucose chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16g bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucose đã dùng là
A. 0,3 M. B. 0,4 M. C. 0,2 M. D. 0,1 M.
Đáp án:
CH2OH(CHOH)4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
=> nAg = 0,02 mol => nglucozo = 1/2. nAg = 0,01 mol
Cglucozo = 0,2M => chọn C.
Câu 3. Lượng glucose cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là:
A. 2,25 gam. B. 1,8 gam. C. 1,82 gam. D. 1,44 gam.
Đáp án:
n Sobitol = 0.01 mol = n glucose => n thực tế = 0.01 mol
=> nlý thuyết = 0,01 . 100 : 80 = 0,0125 mol
=> m glucose = 0,0125 . 180 = 2,25 g
Câu 4. Cho 54 gam glucose lên men rượu với hiệu suất 75% thu được m gam C2H5OH. Giá trị của m là
A. 10,35. B. 20,70. C. 27,60. D. 36,80.
Đáp án:
nC6H12O6 = 0,3
C6H12O6 → 2C2H5OH+2CO2
0,3 0,6
→mC2H5OH thu được = 0,6.46.75 = 20,70g
Câu 5. Cho dãy các chất sau: saccharose, glucose, fructose, cellulose, tristearin, methyl acetate. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là bao nhiêu?
Đáp án:
saccharose, cellulose, tristearin, methyl acetate.
Câu 6. Cho dãy các chất: tinh bột, saccharose, glucose, fructose, cellulose. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccharide là bao nhiêu?
Đáp án:
glucose, fructose
Câu 7. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho fructose tác dụng với dung dịch Cu(OH)2/ KOH, đun nóng
(b) Cho glucose vào dung dịch nước bromine.
(c) Cho glixerol tác dụng với kim loại NA.
d) Cho glucose tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.
(e) Cho glucose tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là bao nhiêu?
Đáp án:
(a) Cho fructose tác dụng với dung dịch Cu(OH)2/ KOH, đun nóng
(b) Cho glucose vào dung dịch nước bromine.
(c) Cho glixerol tác dụng với kim loại NA.
(d) Cho glucose tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.
Câu 8. Cho các chất: sucrose, glucose, fructose, formic acid và acetic aldehyde. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là bao nhiêu?
Đáp án:
glucose, fructose, formic acid
Câu 9. Cho các thuốc thử sau: thuốc thử Tollens, Cu(OH)2, dd bromine, dd methanol/HCl khan. Có bao nhiêu chất mà glucose và fructose đều phản ứng?
Đáp án:
thuốc thử Tollens, Cu(OH)2
Câu 10. Chỉ dùng Cu(OH)2 trong điều kiện thích hợp có thể phân biệt được bao nhiêu dung dịch riêng biệt sau đây?
glucose, fructose, glycerol, ethyl alcohol.
Đáp án:
glycerol, ethyl alcohol.