Tổng hợp 20 câu Trắc nghiệm ĐÚNG SAI Hóa 12 Bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa có đáp án chi tiết bám sát chương trình học Sách mới năm học 2024-2025
Câu 1. Xà phòng và chất giặt rửa đều được sử dụng rộng rãi trong đời sống.
A. Xà phòng là hỗn hợp muối sodium hoặc potassium của các acid béo và một số chất phụ giA.
B. Chất giặt rửa có tính năng giống xà phòng.
C. Chất giặt rửa tự nhiên là hỗn hợp muối sodium hoặc potassium của các acid béo và một số chất phụ giA.
D. Chất giặt rửa không có tính năng như xà phòng.
A. đúng
B. đúng
Câu 2. Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm
A. dễ kiếm
B. rẻ hơn xà phòng
C. có thể giặt trong cả nước cứng.
D. có khả năng hòa tan tốt trong nước
C. đúng
Câu 3. Chất giặt rửa
A. Chất giặt rửa được giặt trong cả nước cứng.
B. Chất giặt rửa là những chất có tác dụng làm sạch các vết bẩn trên bề mặt vật rắn.
C. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên các vật rắn.
D. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó.
A. đúng
D. đúng
Câu 4. Chất ưa nước và chất kị nước
A. Chất ưu nước là những chất tan tốt trong nước như methanol, muối sodium acetate,…
B. Chất kị nước là những chất không tan trong dầu mỡ, dung môi hữu cơ,…
C. Chất ưa nước là những chất không tan trong dầu mỡ, dung môi hữu cơ…
D. Phân tử chất giặt rửa gồm 1 đầu dài ưa dầu mỡ gắn với 1 đầu ngắn ưa nước.
A. đúng
C. đúng
D. đúng
Câu 5. Xà phòng
A. Xà phòng có thành phần chính là muối sodium hoặc potassium của các acid béo.
B. Ưu điểm của xà phòng là dùng được với nước cứng.
C. Xà phòng được sản xuất từ chất béo bằng phản ứng xà phòng hóa.
D. Xà phòng được dùng để làm sạch bụi bẩn và dầu mỡ bám trên các bề mặt.
A. đúng
C. đúng
D. đúng
Câu 6. Bồ kết có khả năng giặt rửa
A. bồ kết có chất khử mạnh.
B. bồ kết có thành phần là este của glycerol
C. bồ kết có những chất oxi hóa mạnh..
D. bồ kết có những chất có cấu tạo kiểu đầu phân cực gắn với đuôi dài không phân cực.
D. đúng
Câu 7. Giặt xà phòng trong nước cứng
A. Giặt xà phòng với nước cứng sẽ xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải.
B. Giặt xà phòng trong nước cứng sẽ gây ô nhiễm môi trường.
C. Giặt xà phòng trong nước cứng tạo ra kết tủa CaCO3, MgCO3 bám lên sợi vải.
D. Giặt xà phòng trong nước cứng sẽ gây hại cho da tay.
A. đúng
Câu 8. Phương pháp điều chế xà phòng
A. Thủy phân saccharose
B. Thủy phân mỡ trong kiềm
C. Phản ứng của acid với kim loại
D. Đề hydrogen hóa mỡ tự nhiên
B. đúng
Câu 9. Xà phòng và chất giặt rửa được dùng để loại bỏ các vết bẩn bám trân quần áo, bề mặt các vật dụng.
A. Xà phòng bị giảm hoặc mất tác dụng tẩy rửa khi dùng nước cứng vì tạo các muối kết tủa với cation Ca2+, Mg2+.
B. Bột giặt tổng hợp vẫn có thể sử dụng với nước cứng được vì muối sunfonat có độ tan lớn nên không bị kết tủa với ion Ca2+, Mg2+.
C. Các chế phẩm như bột giặt, kem giặt,… bao gồm các thành phần chất giặt rửa tổng hợp các phụ gia chất thơm, mất màu, còn có thể có chất tẩy trắng như sodium hypochloride.
D. Những chất giặt rửa tổng hợp có chứa gốc hydrocarbon phân nhánh không gây ô nhiễm môi trường vì chúng dễ bị các vi sinh vật phân hủy
A. đúng
B. đúng
C. đúng
Câu 10. Để thử tính tan của chất béo, người ta lấy mỗi lọ 5ml dầu ăn rồi lần lượt nhỏ vào 2 ống nghiệm a và b hai chất lỏng. Hiện tượng thí nghiệm như sau:
A. a chứa nước, b chứa benzene
B. a chứa nước cất, b chứa nước chanh
C. a chứa benzene, b chứa nước
D. a chứa benzene, b chứa nước cất
A. đúng
Câu 1. Xà phòng hoá hoàn toàn 178 gam (C17H35COO)3C3H5 trong dung dịch KOH, thu được m gam xà phòng. Giá trị của m?
Đáp án:
n(C17H35COO)3C3H5 = 178/890 = 0,2 mol
(C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3
nmuối= 3.0,2 = 0,6 mol
mmuối = 322.0,6 = 193,2 g
Câu 2. Cho 0,1 mol (C17H35COO)3C3H5 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glycerol. Giá trị của m là:
Đáp án:
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
0,1 → 0,1
Ta có: nglycerol = 0,1mol → m= 0,1.92 = 9,2g
Câu 3. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam chất béo X với một lượng vừa đủ NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 1,84 gam glycerol và 18,36 muối khan. Giá trị của m là
Đáp án:
nC3H5(OH)3 = 0,02mol → nNaOH= 3. nC3H5(OH)3 = 0,06mol
Bảo toàn khối lượng:
mX + mNaOH= mC3H5(OH)3 + mmuối
→ mX = 17,8g
Câu 4. Khối lượng glycerol thu được khi đun nóng 132,6 kg chất béo (C17H33COO)3C3H5 có chứa 10% tạp chất trơ với dung dịch NaOH dư (coi như phản ứng xảy ra hoàn toàn) là
Đáp án:
mTriolein= 132,6.90% = 119,34 kg
⇒ nC3H5(OH)3 = n(C17H33COO)3C3H5 = 0,135 kmol
⇒ mC3H5(OH)3 = 0,135 . 92= 12,42 kg
Câu 5. Để trung hòa lượng acid béo tự do có trong 14 gam một mẩu chất béo cần 15ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số acid của mẩu chất béo trên là
Đáp án:
Theo định nghĩa: chỉ số acid của chất béo là số miligam KOH cần dùng để trung hòa hết các acid béo tự do có trong 1 gam chất béo.
Ta có: mKOH= 0,015 . 0,1 . 56000 = 84 (mg)
⇒ Chỉ số acid là: 84/14 = 6
Câu 6. Để xà phòng hóa hoàn toàn 2,52 gam một lipit cần dùng 90ml dung dịch NaOH 0,1M. Chỉ số xà phòng của lipid là:
Đáp án:
Ta có: nKOH= nNaOH= 0,09 . 0,1 = 0,009 (mol)
⇒ mKOH= 0,009 . 56 = 0,504 (gam) = 504 (mg)
1 gam lipid cần: = 200 (mg) KOH
Vậy chỉ số xà phòng là 200
Câu 7. Khi trung hòa 2,8 gam chất béo cần 3 ml dung dịch KOH 0,1M. Tính chỉ số acid của chất béo đó.
Đáp án:
Ta có: nKOH= 0,1. 0,003 = 0,0003 mol
⇒ mKOH= 0,0003 . 56 = 0,0168 g = 16,8 mg
Vậy chỉ số axit = = 6
Câu 8. Để xà phòng hóa 63 mg chất béo trung tính cần 10,08 mg NaOH. Xác định chỉ số xà phòng của chất béo đem dùng.
Đáp án:
Câu 9. Để trung hòa hết lượng acid tự do có trong 5,6g chất béo người ta dùng hết 6ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số acid của chất béo là:
Đáp án:
nKOH để trung hòa chất béo= 0,006 . 0,1 = 0,0006 mol
⇒ mKOH= 0,0006 . 56 = 0,0336 g = 33,6 mg
Chỉ số acid của chất béo X là: 33,6/5,6 = 6
Câu 10. Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số acid bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH, thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là:
Đáp án:
Để trung hòa hết acid béo tự do trong loại chất béo trên cần:
mKOH = 200.7 = 1400 mg = 1,4 gam
⇒ nNaOH = nKOH =1,4/56 = 0,025 mol
⇒ nH2O = 0,025 mol
Đặt nC3H5(OH)3 = x mol ⇒ nNaOH tham gia xà phòng hóa = 3x mol
Bảo toàn khối lượng:
200 + 40(3x + 0,025) = 207,55 + 92x + 0,025.18
⇒ x = 0,25
⇒ nNaOH = 3x + 0,025 = 0,775 mol
⇒ mNaOH =0,775. 40 = 31 gam