Tổng hợp 20 câu Trắc nghiệm Đúng sai Trả lời ngắn Hóa 12 Bài 7: Amino acid và peptide có đáp án chi tiết bám sát chương trình học Sách mới năm học 2024-2025
Câu 1. Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm carboxyl (-COOH) và nhóm amino (-NH2).
A. Trong dung dịch, glyxine tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cựC.
B. Amino acid là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
C. Amino acid có tính chất hóa học của nhóm carboxyl, nhóm amine và phản ứng trùng ngưng.
D. Tất cả dung dịch amino acid đều làm quỳ tím đổi màu.
A. đúng
B. đúng
C. đúng
Câu 2. Tên gọi tương ứng với hợp chất CH3–CH(NH2)–COOH là
A. 2-aminopropanoic aciD.
B. α-aminopropionic aciD.
C. anilin.
D. alanine.
A. đúng
B. đúng
D. đúng
Câu 3. Peptide được tạo thành từ 2, 3, 4,... đơn vị α-amino acid lần lượt được gọi là dipeptide, tripeptide, tetrapeptide,... Một số peptide là
A. H2N-CH2-CONH-CH2CONH-CH2-CONH-CH(CH3)COOH.
B. H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2COOH.
C. H2N-CH2CH2CONH-CH2CH2-CONH-CH2CH2-COOH.
D. H2N-CH2CH2CONH-CH2-CONH-CH2COOH.
A. đúng
B. đúng
Câu 4. Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm carboxyl (-COOH) và nhóm amino (-NH2). Một số tính chất hóa học của amino acid là
A. Phản ứng với acid và base.
B. Phản ứng ester hoá.
C. Phản ứng trùng hợp.
D. Phản ứng thuỷ phân.
A. đúng
B. đúng
Câu 5. Các amino acid chứa đồng thời nhóm carboxyl (-COOH) và nhóm amino (-NH2) nên amino acid có tính chất hóa học của nhóm amino, nhóm carboxyl và phản ứng trùng ngưng.
A. Alanine làm quỳ tím hóa xanh.
B. Glutamic acid làm quỳ tím hóa đỏ.
C. Lys làm quỳ tím hóa xanh.
D. ε-amino caproic acid là nguyên liệu để sản xuất nilon – 6.
B. đúng
C. đúng
D. đúng
Câu 6. Peptide có từ 2 liên kết peptide trở lên phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo thành phức chất màu tím đặc trưng, gọi là phản ứng màu biuret.
A. Gly-Ala-Lys có thể cho phản ứng màu biuret với Cu(OH)2.
B. Dung dịch của các polypeptide hoà tan Cu(OH)2 cho dung dịch có màu tím.
C. Các peptide (trừ dipeptide) cho phản ứng màu biuret với Cu(OH)2, HNO3.
D. Phản ứng màu biuret dùng để nhận biết sự có mặt của tinh bột và protein.
A. đúng
B. đúng
Câu 7. X là một α - amino acid no, chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Ch X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 11,1 gam muối.
A. Công thức cấu tạo của X là H2N-CH2-COOH.
B. Công thức cấu tạo của X là CH3-CH(NH2)-COOH.
C. Tên thông thường của X là alanine
D. Khối lượng của X là 18,9 gam.
B. đúng
C. đúng
Câu 8. Peptide và amino acid đều có chứa nguyên tố C, H, O và N trong phân tử.
A. Liên kết của nhóm –CO– với nhóm –NH– giữa hai đơn vị α - amino acid được gọi là liên kết peptide.
B. Dung dịch amino acid không làm giấy quỳ đổi màu.
C. Polypeptide có phản ứng màu biuret với Cu(OH)2.
D. Các amino acid thiên nhiên hầu hết là các β - amino acid.
A. đúng
C. đúng
Câu 9. Amino acid tồn tại ở dạng ion lưỡng cực nên có tính phân cực mạnh, thường dễ hoà tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy cao.
A. Ở nhiệt độ thường, các amino acid đều là những chất lỏng.
B. Các amino acid thiên nhiên hầu hết là các β - amino acid.
C. Amino acid tồn tại ở dạng ion lưỡng cực nên dễ tan trong nước.
D. Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím.
C. đúng
D. đúng
Câu 10. Protein là hợp chất cao phân tử được hình thành từ một hay nhiều chuỗi polypeptide.
A. Khi nhỏ nitric acid đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
B. Phân tử các protein gồm các mạch dài polipeptit tạo nên.
C. Protein rất ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng.
D. Thuỷ phân protein bằng acid hoặc base khi đun nóng sẽ cho một hỗn hợp các muối của amino acid.
A. đúng
B. đúng
D. đúng
Câu 1. Cho 7,5 gam glyxine (H2NCH2COOH) tác dụng hết với NaOH sau phản ứng thu được m gam muối. Tìm giá trị của m.
Đáp án: 9,7
ngly = 0,1 mol => mmuối = (75+22) * 0,1 = 9,7 gam
Câu 2. Amino acid X có dạng H2NRCOOH (R là gốc hydrocarbon). Cho 0,1 mol X phản ứng hết với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tìm số nguyên tử C trong X.
Đáp án: 2
nmuối = nX = 0,1 mol
MX = Mmuối -36,5 = 111,5 - 36,5 = 75 (H2NCH2COOH)
Câu 3. Cho m gam alanine phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được 11,1 gam. Tìm giá trị của m.
Đáp án: 8,9
nmuối = nmuối = 0,1 mol => m = 8,9 gam
Câu 4. Cho 0,15 mol amino acid X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch HCl 2M. Mặt khác 32 gam X cũng phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 2M. Xác định khối lượng phân tử của X.
Đáp án: 160
nHCl : nX = 2 : 1 => 2 nhóm NH2
Mặt khác nX = ½ nHCl = 0,2 mol => MX = 32/0,2 = 160
Câu 6. Từ glyxine (Gly) và alanine (Ala) có thể tạo ra bao nhiêu dipeptide?
Đáp án: 4
Gly-Gly; Ala-Ala; Gly-Ala; Ala-Gly
Câu 7. Xét các chất sau đây: (1) H2N-[CH2]5-COOH; (2) CH2=CH-COOH; (3) CH2O và C6H5OH; (4) HOCH2-COOH. Số trường hợp nào có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng ?
Đáp án: 3
Số 1, 3, 4
Câu 8. Xét các phát biểu sau:
(1) Không nên ngâm quần áo len trong xà phòng vì xà phòng có môi trường kiềm sẽ làm cho quần áo nhanh hỏng.
(2) Khi dùng sữa đặc có đường, vắt thêm chanh vào sẽ có lợi hơn cho việc tiêu hóa.
(3) Không nên uống sữa đậu nành ngay trước và sau khi ăn cam, quýt.
(4) Khi cơ thể thiếu đạm sẽ bổ sung các amino acid cần thiết.
(5) Khi nấu canh cua thấy nhiều váng nổi lên vì khi đun nóng protein trong cua bị đông tụ và nổi lên.
Những phát biểu nào đúng?
Đáp án: (1), (3), (5)
Bradykinin là một peptide được sản sinh từ huyết thanh trong máu, là chất làm giãn mạch mạnh và gây co cơ trơn, chất trung gian gây ra tình trạng viêm.
Dựa vào thông tin ở trên về Bradykinin, trả lời các câu hỏi từ câu 9 đến câu 10 sau đây:
Câu 9. Trong Bradykinin có a đơn vị amino acid và b liên kết peptide. Giá trị a và b lần lượt là bao nhiêu?
Đáp án: 9, 8
Bradykinin được tạo thành từ 9 đơn vị amino acid, gọi là nonapeptide.
Phân tử Bradykinin có 8 liên kết peptide.
Câu 10. Trong Bradykinin có bao nhiêu amino acid khác nhau tạo nên loại oligopeptide trên?
Đáp án: 5
Các amino acid khác nhau tạo nên Bradykinin là arginine, proline, glycine, phenylalanine, serine.