Tổng hợp 20 câu Trắc nghiệm Đúng sai Trả lời ngắn Hóa 12 Bài 10: Chất dẻo và vật liệu composite có đáp án chi tiết bám sát chương trình học Sách mới năm học 2024-2025
Câu 1: Polymer là loại vật liệu hóa học có rất nhiều ứng dụng trong đời sống.
A. Polymer là các hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (mắc xích) liên kết với nhau tạo nên.
B. Ethane là monomer để tổng hợp nên nhựa PE.
C. Hệ số polymer hóa càng lớn thì phân tử khối của polymer càng lớn.
D. Nhiều polymer gọi theo cấu trúc: Poly + tên monomer tương ứng.
A. đúng
C. đúng
D. đúng
Câu 2: Chất dẻo có nhiều ứng dụng trong đời sống.
A. Polymer nhiệt dẻo khi bị đun nóng đến nóng chảy thì trở nên mềm, dễ ăn khuôn và khi nguội thì đóng rắn lại.
B. PVC và PS là polymer nhiệt dẻo có nhiều ứng dụng.
C. Chất dẻo là các vật liệu polymer có tính dẻo.
D. Thành phần của chất dẻo gồm: polymer (thành phần chính), chất hóa dẻo và chất độn.
A. đúng
B. đúng
C. đúng
D. đúng
Câu 3: Trên chai nước bằng nhựa có in kí hiệu như bên là chai nước được làm bằng nhựa polypropylene (PP) là loại nhựa không mùi, không độc và có tính chịu nhiệt cao hơn so với một số loại nhựa khác do đó không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Polypropylene được trùng hợp từ propylene
A. Polypropylene thuộc loại polymer nhiệt dẻo.
B. Polypropylene là polymer có thể tái chế được.
C. Polypropylen bị thủy phân trong môi trường kiềm khi đun nóng.
D. Monomer tạo thành nhựa PP thuộc dãy đồng đẳng của alkene.
A. đúng
B. đúng
D. đúng
Câu 4: Teflon là một thương hiệu của vật liệu polymer đặc biệt có tên chính thức là Polytetrafluoroethylene (PTFE). PTFE là một loại polymer không dẫn điện, không bám dính và có khả năng chịu nhiệt và chống ăn mòn tốt. Do đó, chất liệu này được sử dụng rộng rãi làm chất phủ cho các bề mặt để giảm ma sát và chống bám dính, cũng như để tạo ra các sản phẩm chịu nhiệt và chống hóa chất.
A. Teflon là sản phẩm thu được khi trùng ngưng tetrafluoroethylene.
B. Thành phần của bề mặt chảo chống dính có chứa PTFE.
C. Monomer tạo nên PTFE có thành phần hóa học gồm nguyên tố carbon và nguyên tố fluorine.
D. Phương trình phản ứng tạo ra PTFE như sau:
B. đúng
C. đúng
Câu 5: Trên chai nước bằng nhựa có in kí hiệu như hình bên là chai nước được làm bằng nhựa polyethylene (PE). Nhựa LDPE có mật độ thấp hơn, dẻo hơn, mềm hơn, linh hoạt hơn, có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn và thường được dùng để chế tạo các vật liệu yêu cầu về độ mềm dẻo. Nhựa HDPE có mật độ cao hơn, cứng hơn, có nhiệt độ nóng chảy cao hơn và thường được dùng để chế tạo các vật liệu yêu cầu về độ chống chịu tốt hơn. Cả 2 đều được tạo ra từ monome là ethene ở 2 điều kiện khác nhau.
A. Cả hai loại nhựa trên đều được tạo ra bằng phản ứng trùng hợp ethene.
B. Nhựa LDPE có thể tái chế được còn nhựa HDPE không thể tái chế được.
C. PE có thể làm mất màu dung dịch bromine do nó có chứa liên kết C=C.
D. Phương trình phản ứng tạo PE như sau: .
A. đúng
D. đúng
Câu 6: Poly (vinyl chloride) là là một trong những vật liệu được tổng hợp nhân tạo sớm nhất và có lịch sử lâu đời nhất trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Poly (vinyl chloride) có rất nhiều ứng dụng trong đời sống.
A. Poly (vinyl chloride) được viết tắt là PVC.
B. Poly (vinyl chloride) là một loại nhựa nhiệt dẻo được tạo thành từ phản ứng trùng hợp vinylchloride (CH2=CHCl).
C. Poly (vinyl chloride) là chất dẻo có tính cách điện tốt, bền với acid.
D. Poly (vinyl chloride) được dùng để sản xuất vật cách điện, ống dẫn nước, áo mưa.
A. đúng
B. đúng
C. đúng
D. đúng
Câu 7: Poly (methyl methacrylate), là một loại nhựa tổng hợp có ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Với nhiều tính năng nổi bật, nhựa poly (methyl methacrylate) đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực sản xuất.
A. Poly (methyl methacrylate) được tổng hợp bằng phương pháp trùng ngưng.
B. Phương trình tổng hợp poly (methyl methacrylate) như sau:
C. Poly (methyl methacrylate) cũng có tên gọi khác là thủy tinh hữu cơ.
D. Nhựa poly (methyl methacrylate) có nhiều ứng dụng rộng rãi trong đời sống.
B. đúng
C. đúng
D. đúng
Câu 8: Composite (chất liệu tổng hợp) là loại chứa các nguyên liệu được tổng hợp từ rất nhiều vật liệu khác nhau để tạo nên một vật liệu mới hoàn hảo hơn, độ bền cao hơn.
A. Vật liệu composite là tổ hợp từ ít nhất hai vật liệu khác nhau.
B. Hai thành phần cơ bản của vật liệu composite là vật liệu nền và và vật liệu cốt.
C. Composite cốt sợi được dùng để sản xuất các bộ phận khác nhau của máy bay, tàu thủy, …
D. Composite cốt hạt như gỗ tổng hợp: Vật liệu composite được ép tạo hình từ bột gỗ và nhựa, … Vật liệu này được sử dụng rộng rãi thay thế gỗ trong các vật dụng gia đình.
A. đúng
B. đúng
C. đúng
D. đúng
Câu 9: Hằng năm, hàng triệu tấn chất dẻo được sản xuất và tiêu thụ. Chất dẻo sau khi sử dụng được thải ra môi trường bằng các hình thức khác nhau. Nhiều loại chất dẻo có thể tồn tại trong môi trường hàng trăm năm, do đó làm ô nhiễm môi trường đất và nước sinh hoạt.
A. Đốt rác thải chứa chất dẻo là cách làm tốt nhất để tiêu hủy rác thải nhựa.
B. Việc lạm dụng chất dẻo gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống.
C. Rác thải nhựa ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả sinh vật trong hệ sinh thái.
D. Chôn lấp rác thải nhựa gây cản trở lưu thông khí oxygen trong đất, làm giảm chất lượng đất, gây tác động xấu đến quá trình phát triển của cây trồng.
B. đúng
C. đúng
D. đúng
Câu 10: Quá trình phân hủy rác thải nhựa có thể kéo dài hàng trăm năm. Chính vì vậy việc lạm dụng và xả rác thải nhựa bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến môi trường sống gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và các sinh vật khác.
A. Giải quyết rác thải chất dẻo đã và đang là một yêu cầu cấp bách.
B. Phân loại, thu thập chất dẻo cũng góp phần quan trọng để bảo vệ môi trường.
C. Sử dụng chất dẻo dễ phân hủy sinh học cho các đồ dùng một lần là một lựa chọn tối ưu để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
D. Sử dụng đồ dùng làm bằng chất dẻo nhiều lần và thiết kế tận dụng cúng cho các mục đích phù hợp là một biện pháp giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường.
A. đúng
B. đúng
C. đúng
D. đúng
Câu 1: Cho các polymer sau: Polyethylene (PE); Polypropylene (PP); Poly (butadiene); Poly (methyl mathacrylate) (PMM); Poly styrene (PS). Có bao nhiêu polymer thuộc loại chất dẻo?
Đáp án: 4
- Polyethylene (PE); Polypropylene (PP); Poly (methyl mathacrylate) (PMM); Poly styrene (PS).
Câu 2: Cho các polymer sau: Polyethylene (PE); Polypropylene (PP); Poly (methyl mathacrylate) (PMM); Poly styrene (PS). Có bao nhiêu polymer được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
Đáp án: 4
- Polyethylene (PE); Polypropylene (PP); Poly (methyl mathacrylate) (PMM); Poly styrene (PS).
Câu 3: Chúng ta đều biết, rác thải có nguồn gốc từ nhựa đều mất rất nhiều thời gian để phân hủy. Thông thường, một chiếc chai lọ hay ống hút nhựa hoặc túi nylon nếu sử dụng bằng biện pháp chôn lấp thì phải mất đến hàng trăm năm mới có thể phân hủy hoàn toàn. Điều này gây hại cho môi trường sống của con người rất nhiều. Rác thải nhựa được phát sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau và chủ yếu là từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người.
Hiện nay, tác hại của rác thải nhựa là rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Do đó xử lí rác thải nhựa sau khi sử dụng là vấn đề cấp thiết.
Cho các biện pháp sau:
(1) Phân loại rác thải ngay từ đầu để phục vụ cho các mục đích xử lí khác nhau.
(2) Sử dụng vật liệu sinh học cho đồ dùng một lần.
(3) Nên đốt rác thải nhựa sau khi sử dụng.
(4) Tái sử dụng đồ nhựa cho những mục đích khác.
Có bao nhiêu biện pháp nên thực hiện để giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi trường?
Đáp án: 3
(1) Phân loại rác thải ngay từ đầu để phục vụ cho các mục đích xử lí khác nhau.
(2) Sử dụng vật liệu sinh học cho đồ dùng một lần.
(4) Tái sử dụng đồ nhựa cho những mục đích khác.
Câu 4: Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa, được dùng làm vật liệu sản xuất nhiều loại vật dụng góp phần quan trọng vào đời sống xã hội cũng như phục vụ cho sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác như điện, điện tử, viễn thông, giao thông vận tải, thủy sản, nông nghiệp… Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, chất dẻo còn được ứng dụng và trở thành vật liệu thay thế cho những vật liệu truyền thống tưởng chừng như không thể thay thế được là gỗ, kim loại, silicat…
Cho các phát biểu sau:
(1) Nhựa PVC được dùng làm vật liệu điện, ống dẫn nước.
(2) Poly (methyl methacrylate) được dùng làm kính máy bay, răng giả.
(3) Nhựa PE được dùng làm màng mỏng, bình chứa.
(4) Tiêu hủy túi nilon và đồ nhựa bằng cách đốt sẽ không gây ô nhiễm môi trường.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án: 3
(1) Nhựa PVC được dùng làm vật liệu điện, ống dẫn nước.
(2) Poly (methyl methacrylate) được dùng làm kính máy bay, răng giả.
(3) Nhựa PE được dùng làm màng mỏng, bình chứa.
Câu 5: Poli(etylen terephtalat) (viết tắt là PET) là một polime được điều chế từ axit terephtalic và etylen glicol. PET được sử dụng để sản xuất tơ, chai đựng nước uống, hộp đựng thực phẩm. Để thuận lợi cho việc nhận biết, sử dụng và tái chế thì các đồ nhựa làm từ vật liệu chứa PET thường được in kí hiệu như hình bên.
Cho các phát biểu sau:
(a) PET thuộc loại polieste.
(b) Tơ được chế tạo từ PET thuộc loại tơ tổng hợp.
(c) Trong một mắt xích PET, phần trăm khối lượng cacbon là 62,5%.
(d) Phản ứng tổng hợp PET từ axit terephtalic và etylen glicol thuộc loại phản ứng trùng hợp.
(đ) Trong dung dịch, etylen glicol phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án: 4
(a) Đúng vì PET thuộc loại polieste.
(b) Đúng axit terephtalic và etylen glicol không có phải từ thiên nhiên mà là hóa chất do con người tổng hợp ra.
(c) Đúng vì một mắc xích PET: C10H8O4 => %C= (12.10 / 192 ). 100% =62,5%
(d) Sai: là phản ứng trùng ngưng.
(đ) Đúng: do etylen glicol có 2 nhóm OH liên tục nhau nên hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam.
2C2H4(OH)2 + Cu(OH)2 → [C2H4(OH)O]2Cu +2H2O.
Câu 6: Trùng hợp hoàn toàn 56,0 lít khí CH3-CH=CH2 (đktc) thì thu được m gam polipropilen (nhựa PP). Giá trị của m là bao nhiêu?
Đáp án: 105 gam
Câu 7: Trùng hợp propilen thu được polipropilen (PP). Nếu đốt cháy toàn 1 mol polime đó thu được 13200 gam CO2. Hệ số trùng hợp n của polime đó là bao nhiêu?
Đáp án: 100
PP có công thức (C3H6)n
Khi đốt cháy 1 mol PP sinh ra 3n mol CO2 → 3n = 300 → n = 100.
Câu 8: Polymer A trong suốt được sử dụng làm đồ chơi trẻ em, hộp đựng thực phẩm, vỏ đĩa CD, DVD,. Trong công nghiệp sản xuất chất dẻo, polymer A được điều chế theo sơ đồ
Từ 100 kg benzene và 32m3 ethylene (ở 25oC, 1 bar), với hiệu suât mỗi quá trình 1, 2, 3 làn lượt là 60%, 55%, 60%, hãy tính khối lượng polymer A thu được.
Đáp án: 26,4 kg
Câu 9: Poly (vinyl chloride) được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% methane về thể tích) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất (H) như sau:
Thể tích khí thiên nhiên (đkc) cần để điều chế được 1 tấn poly (vinyl chloride) là bao nhiêu?
(Kết quả được làm tròn đến số nguyên)
Đáp án: 6511 m3
Tương quan đơn vị: gam ---lít (dm3); kg ------m3
2n CH4 → (C2H3Cl)n
2.103 / 62,5 ← 1.103 / 62,5 (kmol)
Thể tích khí thiên nhiên cần dùng cho quá trình điều chế là
V= 24,79.(2.103/ 62,5). (100/95). (100/15). (100/95). (100/90) = 6511 m3.
Câu 10: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC. Theo sơ đồ trên từ 495,8 m3 khí thiên nhiên (ở đkc) thì tổng hợp được m kg PVC. Tính giá trị của m (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%).
Đáp án: 250 kg
nCH4 = 495,8: 22,4 = 20 kmol
2CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC.
20 → 10 (kmol)
mPVC = 62,5.10.(80/ 100). (50 /100) = 250 kg.