logo

Trắc nghiệm Đúng sai Trả lời ngắn Hóa 12 Bài 13: Điện phân

icon_facebook

Tổng hợp 20 câu Trắc nghiệm Đúng sai Trả lời ngắn Hóa 12 Bài 13: Điện phân có đáp án chi tiết bám sát chương trình học Sách mới năm học 2024-2025


Phần 1. Trắc nghiệm Đúng Sai

Câu 1. Điện phân các dd sau : HCl, NaCl, KOH, AgNO3,  H2SO4, CuSO4, KNO3

A. Quá trình điện phân các dung dịch HCl, NaCl, KOH, H2SO4 đi kèm với sự tăng giá trị pH

B. Điện phân dung dịch KOH, H2SO4, KNO3 có bản chất là điện phân nước.

C. Quá trình điện phân dung dịch AgNO3,  H2SO4, CuSO4, KNO3 đi kèm với sự giảm giá trị pH.

D. Quá trình điện phân dung dịch NaCl, KNO3 đi kèm với giá trị pH không đổi. 

B. đúng 

Câu 2. Điện phân dung dịch CuSO4 với anode bằng đồng (anode tan) và điện phân dung dịch CuSO4 với anode bằng graphite (điện cực trơ).

A. ở cathode xảy ra sự oxi hoá: 2H2O + 2e → 2OH – + H2

B. ở anode xảy ra sự khử: 2H2O → O2 + 4H++ 4e.

C. ở anode xảy ra sự oxi hoá: Cu → Cu2+ + 2e. 

D. ở cathode xảy ra sự khử: Cu2+ + 2e → Cu. 

D. đúng

Câu 3. Điện phân một dung dịch chứa hỗn hợp gồm HCl, CuCl2, NaCl với điện cực trơ có màng ngăn. 

A. Kết thúc điện phân, pH của dung dịch tăng so với ban đầu.

B. Thứ tự các chất bị điện phân là CuCl2, HCl, H2O, NaCl.

C. Dung dịch sau điện phân hết các chất tan có môi trường bazơ

D. Khi điện cực cathode bắt đầu thoát khí thì ở điện cực anode  nước bắt đầu điện phân.

A. đúng

B. đúng 

C. đúng

Câu 4. Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hoá xảy ra khi nhúng hợp kim Zn-Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm là:

A. Phản ứng ở cực âm có sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại

B. Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hoá Cl.

C. Đều sinh ra Cu ở cực âm.

D. Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện.

A. đúng

Câu 5. Trong công nghiệp người ta điều chế Al bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 như sau:

A. Chất X là Al nóng chảy, chất Y là hỗn hợp Al2O3 và Na3AlF6 nóng chảy.

B. Na3AlF6 được thêm vào oxit nhôm trong điện phân nóng chảy sẽ tạo được một hỗn hợp chất điện li nổi lên trên bảo vệ nhôm nóng chảy khỏi bị oxi hóa bởi O2 không khí.

C. Trong quá trình điện phân, ở anode thường xuất hiện hỗn hợp khí có  thành phần là CO, CO2 và O2.

D. Trong quá trình điện phân, cực dương luôn phải được thay mới do điện cực làm bằng graphite (than chì) nên bị khí sinh ra ở cực âm ăn mòn. 

A. đúng

B. đúng 

C. đúng

Câu 6. Một sinh viên thực hiện quá trình điện phân dung dịch CuCl2 bằng hệ  điện phân sử dụng điện cực anode bằng Cu. 

A. Bán phản ứng xảy ra ở anode là Cu → Cu2+ + 2e

B. Nếu trong thí nghiệm trên, sinh viên đó thay điện cực Cu bằng điện cực than chì thì bán phản ứng xảy ra ở anode là: 2Cl- → Cl2 + 2e

C. Điện phân dung dịch CuCl2 với anode bằng Cu hay than chì thì khối lượng dung dịch sau điện phân giảm như nhau. 

D. Sinh viên đó tiếp tục thực hiện điện phân 200ml dung dịch X bao gồm CuSO4 1M và NaCl 0,5M. Sau một thời gian, sinh viên quan sát thấy có 6,4 gam kim loại bám vào catot. Biết nguyên tử khối của Cu, S, O, Na và Cl lần lượt là 64, 32, 16, 23 và 35,5. Khối lượng dung dịch giảm là 13,5 gam.

A. đúng

B. đúng 

Câu 7. Cho 45,0 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào 200ml dung dịch NaCl 0,6M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện I = 5A đến khi khối lượng dung dịch giảm 15,3 gam thì dừng điện phân. 

A. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 6,72 gam bột Fe.

B. Nếu thời gian điện phân là 6948 giây, thì nước bắt điện phân ở cả 2 cực.

C. Nhúng thanh Mg vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thu được 0,09 mol khí H2

D. Dung dịch sau điện phân tác dụng tối đa với dung dịch chứa 7,2 gam NaOH.

A. đúng

B. đúng 

C. đúng

Câu 8. Một sinh viên thực hiện quá trình điện phân dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và NaCl có cùng nồng độ mol bằng hệ điện phân sử dụng các điện cực than chì.

A. Bán phản ứng xảy ra đầu tiên ở cathode là H2O + 2e → H2 + 2OH-.

B. Khi nước bắt đầu điện phân ở 2 điện cực, khí thoát ra ở anode là Cl2 và H2.

C. Dung dịch sau điện phân có pH < 7. 

D. Sinh viên đó tiếp tục thực hiện điện phân theo sơ đồ như hình bên.

- Bình (1) chứa 200 ml dung dịch CuSO4 1M.

- Bình (2) chứa 300 ml dung dịch Fe(NO3)3 1M.

Sau một thời gian, sinh viên quan sát thấy có 5,6 gam kim loại sắt bám lên điệc cực của bình (2). Biết trong hệ điện phân nối tiếp, số điện tử truyền dẫn trong các bình là như nhau. Nguyên tử khối của Cu và Fe lần lượt là 64 và 56 đvC. Số gam kim loại Cu bám lên điện cực trong bình (1) là 12,8 gam

C. đúng

D. đúng

Câu 9. Một sinh viên thực hiện quá trình điện phân dung dịch X chứa đồng thời AgNO3, Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 bằng hệ điện phân sử dụng các điện cực than chì.
A. Thứ tự điện phân các cation tại cathode là  Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.

B. Giá trị pH của dung dịch pH giảm do H+ sinh ra ở anot.
Sinh viên đó tiếp tục thực hiện điện phân 200ml dung dịch X gồm Cu(NO3)2 1M và NaCl 0,5M . Sau một thời gian sinh viên quan sát thấy có 6,4 gam kim loại bám vào cathode và dung dịch Y. 

C. Thể tích khí (đkc) thoát ra tại điện cực anode là 2,479 lít

D. Dung dịch X tác dụng tối đa m gam Fe  thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Gía trị m là 7,7 gam.

A. đúng

B. đúng 

D. đúng

Câu 10. Tiến hành điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 xM và NaCl 0,6M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 7334 giây thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 2,16 gam Mg. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Giá trị của m là 16,02 gam.

B. Dung dịch sau điện phân chứa Na+, Cu2+, H+ và SO42-.

C. Giá trị của x là 1,5M.

D. Nếu thời gian điện phân là 7720 giây thì nước bắt đầu điện phân ở cả hai cực.

A. đúng

C. đúng


Phần 2. Trắc nghiệm Trả lời ngắn

Câu 1. Cho các dung dịch sau: KCl, KOH, HNO3, CuSO4, HCl, NaNO3. Dãy các dung dịch nào sau đây, khi điện phân (điện cực trơ, màng ngăn) có sự tăng pH của dung dịch ?

Đáp án: KCl, KOH, HCl

Câu 2. Điện phân 200 ml dung dịch chứa NaCl 0,5M; Fe(NO3)3 0,3M và Cu(NO3)2 0,3M bằng điện cực trơ có màng ngăn xốp đến khi khối lượng dung dịch giảm 5,63 gam thì dừng lại. Dung dịch sau điện phân gồm những chất tan nào

Đáp án: NaNO3, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và HNO3.

Câu 3. Điện phân (với điện cực trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO4 có cùng số mol, đến khi ở catot xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân. Trong cả quá trình điện phân trên, sản phẩm thu được ở anot là ………

Đáp án: khí Cl2 và O2

Câu 4. Cho các kim loại sau: Na, Ca, Fe, Al, Zn, Cu, Ag. Các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là ?

Đáp án: Na, Ca, Al.

Câu 5: Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm: NaCl, Mg(NO3)2, ZnCl2; CuSO4 và Fe2(SO4)3, thu được chất rắn ở cathode  theo thứ tự lần lượt là:

Đáp án: Cu, Fe, Zn

Câu 6. Điện phân các dd sau : HCl , NaBr , KOH , H2SO4 , Cu(NO3)2 ,KNO3 . Trường hợp điện phân chất nào  bản chất là H2O điện phân :

Đáp án: KOH, H2SO4, KNO3

Câu 7: Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,5M bằng điện cực trơ. Khi ở catot có 3,2 gam Cu thì thể tích khí thoát ra ở anot là………

Đáp án: 1,12 lít.

Câu 8. Điện phân 200ml dung dịch Y gồm KCl 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M với cường độ dòng điện 5A trong thời gian 1158 giây, điện cực trơ, màng ngăn xốp. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Độ giảm khối lượng của dung dịch sau khi điện phân là

Đáp án: 2,95 gam

Câu 9. Mắc nối tiếp 2 bình điện phân : bình (1) chứa dung dịch MCl2 và bình (2) chứa dung dịch AgNO3. Sau 3 phút 13 giây thì ở catôt bình (1) thu được 1,6 gam kim loại còn ở catôt bình (2) thu được 5,4 gam kim loại. Cả hai bình đều không thấy khí ở catôt thoát ra. Kim loại M là :

Đáp án: Cu

Câu 10. Điện phân 200ml dung dịch Y gồm KCl 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M với cường độ dòng điện 5A trong thời gian 1158 giây, điện cực trơ, màng ngăn xốp. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Tính khối lượng của dung dịch giảm sau khi điện phân?

Đáp án : 2,31 gam.

icon-date
Xuất bản : 12/11/2024 - Cập nhật : 12/11/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads