Tổng hợp 20 câu Trắc nghiệm Đúng sai Trả lời ngắn Hóa 12 Bài 16: Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại có đáp án chi tiết bám sát chương trình học Sách mới năm học 2024-2025
Câu 1. Kim loại có độ dẫn điện, dẫn nhiệt tốt,… nên được ứng dụng nhiều trong thực tế. Tuy nhiên, nhiều thiết bị, đồ dung phục vụ cho đòi sống và sản xuất được làm từ hợp kim.
Hợp kim đồng Hợp kim kẽm
Hãy chọn phát biểu đúng, sai trong các phát biểu sau:
A. Trong thành phần của hợp kim nhất thiết phải có thành phần là kim loại.
B. Hợp kim có nhiều tính chất hóa học khác hẳn tính chất hóa học của các đơn chất thành phần.
C. Gang là hợp kim của iron và carbon, trong đó carbon chiếm khoảng 0,01 – 2% về khối lượng.
D. Hợp kim thường cứng hơn các đơn chất thành phần.
A. đúng
D. đúng
Câu 2. Hãy cho biết các phát biểu sau đúng hay sai?
A. Thép là hợp kim của iron chứa từ 2-5% khối lượng carbon.
B. Hợp kim có nhiều tính chất hóa học tương tự kim loại thành phần.
C. Hợp kim aluminium (dural) dùng làm vật liệu chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa,…
D. Inox là hợp kim của aluminium.
B. đúng
C. đúng
Câu 3. Hằng năm, sự ăn mòn kim loại làm tổn thất nhiều về kinh tế, thậm chí gây nguy hiểm cho người lao động khi vận hành các thiết bị máy móc tại các công trình dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp,…
Hình ảnh các công trình bị ăn mòn kim loại
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
A. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.
B. Phản ứng xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử.
C. Ăn mòn kim loại có hai dạng chính là ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học.
D. Để lâu miếng gang trong không khí ẩm chỉ có xảy ra quá trình ăn mòn hóa học.
A. đúng
B. đúng
C. đúng
Câu 4. Hãy tìm các phát biểu đúng, sai trong các phát biểu sau:
A. Gang và thép là hai loại hợp kim của kim loại iron.
B. Inox hay còn gọi là thép không gỉ là hợp kim của iron với carbon, chromium, nickel,…)
C. Hợp kim có tính dẫn điện tốt hơn kim loại thành phần.
D. Hàm lượng carbon trong gang cao hơn trong thép.
A. đúng
B. đúng
D. đúng
Câu 5. Có một dây phơi quần áo làm từ dây copper nối với một dây aluminium. Nếu để lâu trong không khí ẩn thì tại chỗ nối:
A. hình thành một pin điện hóa.
B. cả hai đầu dây copper và aluminium đều bị ăn mòn điện hóa học.
C. đầu dây aluminium bị ăn mòn điện hóa học.
D. đầu dây copper đóng vai trò cực dương trong pin điện hóa được hình thành.
A. đúng
C. đúng
D. đúng
Câu 6. Ăn mòn hóa học thường xảy ra ở các chi tiết bằng kim loại của máy móc dung trong các nhà máy sản xuất hóa chất, những bộ phận của thiết bị lò đốt, nồi hơi, các chi tiết của động cơ đốt trong hoặc những thiết bị thường xuyên phải tiếp xúc với hơi nước, khí oxygen, …
Ví dụ phản ứng xảy ra trong sự ăn mòn hóa học của kim loại iron:
Hãy cho biết trong các nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai?
A. Trong phản ứng (1) và (2), Fe đều đóng vai trò chất khử.
B. Phản ứng (1) và (2) đều thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử.
C. Trong phản ứng (1) mỗi nguyên tử Fe chỉ nhường 3 electron.
D. Trong phản ứng (2) H2O bị Fe oxi hóa.
A. đúng
B. đúng
Câu 7. Hãy chỉ ra nhận định đúng, sai trong các nhận định sau đây?
A. Gắn các khối zinc vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển để bảo vệ vỏ tàu khỏi bị ăn mòn.
B. Sơn các cánh cửa làm bằng kim loại là phương pháp bảo vệ bề mặt để chống ăn mòn kim loại.
C. ghép tấm copper lên trên đập nước làm bằng thép để bảo vệ đập nước không bị ăn mòn.
D. Một mẫu gang để lâu trong không khí ẩm, kim loại iron bị ăn mòn điện hóa học.
A. đúng
B. đúng
D. đúng
Câu 8. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:
- Bước 1: Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng khoảng 3 ml dung dịch HCl loãng.
- Bước 2: Cho 3 mẫu kim loại có số mol bằng nhau là Al, Fe, Cu vào 3 ống nghiệm.
- Bước 3: Quan sát, so sánh lượng bọt khí H2 thoát ra ở các ống nghiệm trên.
Hãy cho biết nhận định nào sau đây đúng, nhận định nào sai?
A. Khí H2 thoát ở 2 ống nghiệm chứa Al và Fe.
B. Mẫu Fe bị hòa tan nhanh hơn so với mẫu Al.
C. Ống nghiệp chứa Al thoát khí mạnh hơn ống nghiệm chứa Fe.
D. Ống nghiệm chứa Cu không thoát khí H2 vì Cu không phản ứng với dung dịch HCl.
A. đúng
C. đúng
D. đúng
Câu 9. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
- Bước 1: Đánh sạch gỉ một chiếc đinh iron rồi thả vào dung dịch CuSO4.
- Bước 2: Sau khoảng 10 phút, quan sát màu của chiếc đinh iron và màu của dung dịch.
Hãy cho biết nhận định nào sau đây đúng, nhận định nào sai?
A. Đinh iron bị phủ một lớp màu đỏ.
B. Màu xanh của dung dịch không đổi vì đó là màu của ion sulfate.
C. Khối lượng dung dịch thu được tăng so với khối lượng dung dịch ban đầu.
D. Màu đỏ trên đinh iron là do copper sinh ra bám vào.
A. đúng
D. đúng
Câu 10. Tiến hành thí nghiệm sau:
- Bước 1: Rót vào ống nghiệm 1 và 2, mỗi ống khoảng 3 ml dung dịch H2SO4 loãng và cho vào mỗi ống một mẩu zinc. Quan sát bọt khí thoát ra.
- Bước 2: Nhỏ thêm 2 - 3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống 2.
Cho các phát biểu sau. Hãy cho biết phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
A. Bọt khí thoát ra ở ống 2 nhanh hơn so với ống 1.
B. Ống 1 chỉ xảy ra ăn mòn hoá học còn ống 2 chỉ xảy ra ăn mòn điện hoá học.
C. Ở cả hai ống nghiệm, Zn đều bị oxi hoá thành Zn2+.
D. Ở ống 2, nếu thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch MgSO4 thì vẫn có hiện tượng tương tự.
A. đúng
Câu 1. Trong thành phần của gang, phần trăm khối lượng của carbon không vượt quá bao nhiêu phần trăm?
Đáp số: 5,0
Gang là hợp kim của Fe với C (2-5% về khối lượng) và một số kim loại khác
Câu 2. Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Hỏi có bao nhiêu trường hợp xảy ra sự ăn mòn điện hóa học?
Đáp số: 2
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Câu 3. Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì số hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là bao nhiêu?
Đáp số: 3
Cu-Fe (I); Fe-C (III); Sn-Fe (IV)
Câu 4. Có 6 dung dịch riêng biệt: Fe(NO3)3, AgNO3, CuSO4, ZnCl2, Na2SO4, MgSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Cu. Có bao nhiêu trường hợp xảy ra ăn mòn hóa học?
Đáp số: 2
Fe(NO3)3, AgNO3 vì có phản ứng với kim loại Cu
Câu 5. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.
(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.
(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.
(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.
(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.
(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.
Có bao nhiêu thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học?
Đáp số: 3
(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.
(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.
(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.
Câu 6. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Nhúng thanh Cu nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(2) Cắt miếng sắt tây (Fe tráng Sn), để trong không khí ẩm.
(3) Nhúng thanh Zn vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
(4) Quấn sợi dây Cu vào đinh Fe rồi nhúng vào cốc nước muối.
Có bao nhiêu thí nghiệm hình thành pin điện?
Đáp số: 3
(2) Cắt miếng sắt tây (Fe tráng Sn), để trong không khí ẩm.
(3) Nhúng thanh Zn vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
(4) Quấn sợi dây Cu vào đinh Fe rồi nhúng vào cốc nước muối.
Câu 7. Trong hợp kim Al – Mg, cứ có 8 mol Al thì có 2 mol Mg. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của Al trong hợp kim.
Đáp án:
%mAl = 8*27*100%/(8*27 + 2*24) = 81,8 %
Câu 8. Cho 6,8 gam hỗn hợp 2 kim loại hóa trị II tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng thu V lít H2 (đkc) và 21,2 gam muối sunfat khan. Tính giá trị của V.
Đáp án:
VH2 = (21,2-6,8)*24,79/96 = 3,7 (lít)
Câu 9. Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,479 lít khí H2 (đkc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m
Đáp án:
mCu = 10 – 0,1*56 = 4,4 gam
Câu 10. Hoà tan 6 gam hợp kim Cu - Ag trong dung dịch HNO3 dư tạo ra được 14,68 gam hỗn hợp muối Cu(NO3)2 và AgNO3. Thành phần % khối lượng của Cu trong hợp kim là bao nhiêu?
Đáp án: