Tổng hợp 20 câu Trắc nghiệm Đúng sai Trả lời ngắn Hóa 12 Bài 19: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có đáp án chi tiết bám sát chương trình học Sách mới năm học 2024-2025
Câu 1. Mn là kim loại có nhiều ứng dụng trong cuộc sống.
A. Mn thuộc kim loại chuyển tiếp thứ nhất.
B. Nguyên tố Mn thuộc chu kì 4, nhóm VIIB.
C. Số oxi hoá của Mn trong KMnO4 là +7.
D. MnO2, KMnO4 là các chất oxi hoá mạnh.
A. đúng
B. đúng
C. đúng
D. đúng
Câu 2. Đồng (copper) là kim loại chuyển tiếp thứ nhất.
A. Đồng là kim loại dẫn điện tốt nhất.
B. Số hiệu nguyên tử của Cu là 27.
C. Đồng là kim loại được dùng chủ yếu để sản xuất dây dẫn điện.
D. Copper (II) sulfate dùng làm chế phẩm trong nuôi trồng thuỷ sản.
C. đúng
D. đúng
Câu 3. Chromium là kim loại màu trắng bạc có số hiệu nguyên tử là 24.
A. Cấu hình electron của nguyên tử Cr là [Ar]3d6.
B. Chromium là kim loại cứng nhất trong các kim loại.
C. Số oxi hoá của Cr trong K2Cr2O7 là +7.
D. Cấu hình electron của ion Cr2+ là [Ar]3d4.
B. đúng
D. đúng
Câu 4. Sắt, cobalt là các kim loại ở đãy chuyển tiếp thứ nhất.
A. Fe, Co dùng để chế tạo nam châm điện.
B. Sắt có số oxi hoá trong FeSO4 là -2.
C. Trong nước ion Co2+ có màu hồng.
D. Trong nước ion Fe3+ cos màu vàng.
A. đúng
C. đúng
D. đúng
Câu 5. Muối CuSO4 khan là chất bột màu trắng.
A. Dung dịch CuSO4 tạo kết tủa màu xanh khi cho tác dụng với dung dịch NaOH.
B. Khi hòa tan vào nước, dung dịch CuSO4 có màu xanh lam.
C. Muối CuSO4 khan hấp thụ nước chuyển thành dạng hydrate có công thức là CuSO4.2H2O.
D. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 thu được kết tủa màu xanh lam.
A. đúng
B. đúng
Câu 6. Xét các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất.
A. Các kim loại chyển tiếp dãy thứ nhất đều thuộc chu kì 3.
B. Trong cấu hình electron có phân lớp 4f và 3d.
C. Kim loại cứng nhất là Cu.
D. Titanium dioxide rẻ, không độc, có sẵn nhiều, và được dùng rộng rãi làm thuốc nhuộm trắng trong sơn, men, sơn mài, nhựa và xi măng xây dựng.
D. đúng
Câu 7. Trong dung dịch, các ion kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất thường có màu.
A. Dung dịch CuSO4 có màu da cam.
B. Dung dịch FeCl3 có màu xanh lam.
C. Dung dịch CoCl2 có màu đỏ.
D. Dung dịch NiSO4 không màu.
C. đúng
Câu 8. Muối FeSO4 là hoá chất dùng nhiều trong phòng thí nghiệm.
A. Để xác định hàm lượng muối Fe2+ bằng phương pháp chuẩn độ dùng thuốc thử potassium permanganate.
B. Muối FeSO4 thường tồn tại ở dạng FeSO4.7H2O.
C. Muối FeSO4 có tính khử là đặc trưng.
D. Chuẩn độ dung dịch FeSO4/H2SO4 bằng dung dịch potassium permanganate được muối Fe2(SO4)3.
A. đúng
B. đúng
C. đúng
D. đúng
Câu 9. Xét các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất.
A. Độ cứng của Cr > V > Mn.
B.V là nguyên tố thuộc nhóm VA.
C. Nikel được dùng để chế tạo thép không gỉ.
D. Nikel dùng chế pin sạc, như pin nickel kim loại hydride (NiMH) và pin nickel-cadmi (NiCd).
A. đúng
C. đúng
D. đúng
Câu 10. Thực hiện các thí nghiệm.
A. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Fe2(SO4)3 thấy xuất hiện kết tủa nâu đỏ.
B. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch ZnSO4 thấy xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan.
C. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch CuSO4 thấy xuất hiện kết tủa xanh lam.
D. Cho dung dịch KOH đến dư vào dung dịch NiCl2 thấy xuất hiện kết tủa tím.
D. đúng
Câu 1. Có bao nhiêu nguyên tố thuộc dãy chuyển tiếp thứ nhất?
Đáp án: 10
Câu 2. Số oxi hóa của Cr trong K2Cr2O7 là bao nhiêu?
Đáp án: +6
Câu 3. Trong dãy chuyển tiếp thứ nhất có bao nhiêu kim loại thuộc nhóm VIIIB?
Đáp án: 3
Câu 4. Để xác định hàm lượng muối Fe(II) có thể dùng dung dịch thuốc tím KMnO4. Phương trình ion như sau:
Trong quá trình trên 1 mol ion permanganate trao đổi bao nhiêu mol electron?
Đáp án: 5 mol e
Câu 5. Cho các phát biểu về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất như sau:
(1) Potassium có khối lượng riêng lớn hơn đồng.
(2) Trong các hợp chất, số oxi hóa thường gặp của Cu (Z=29) là 2+ và 3+.
(3) Chromium là kim loại có độ cứng cao nhất.
(4) Dãy chuyển tiếp thứ nhất có cấu hình chung là [Ar]3d1÷104s1÷2 .
(5) Calcium có độ dẫn điện kém copper và zinc.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án:
(1) Potassium có khối lượng riêng lớn hơn đồng. Sai, LKR kém.
(2) Trong các hợp chất, số oxi hóa thường gặp của Cu (Z=29) là 2+ và 3+. Sai
(3) Chromium là kim loại có độ cứng cao nhất. Đúng
(4) Dãy chuyển tiếp thứ nhất có cấu hình chung là [Ar]3d1÷104s1÷2 . Đúng
(5) Calcium có độ dẫn điện kém copper và zinc. Đúng.
Câu 6. Iron (Fe, Z=26) là một nguyên tố có thuộc dãy chuyển tiếp thứ nhất, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống
(1) Fe thuộc nhóm VIIIB vì có 8 electron hóa trị và thuộc nhóm nguyên tố d.
(2) Trong các hợp chất, số oxi hóa thường gặp của Fe là 2+ và 3+.
(3) Trong cơ thể người, sắt tồn tại dạng đơn chất.
(4) Sắt có độ dẫn điện tốt hơn nhưng có độ cứng kém hơn Chromium.
(5) Gang, thép là hợp kim của sắt và carbon.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án:
4 phát biểu đúng
(1) Fe thuộc nhóm VIIIB vì có 8 electron hóa trị và thuộc nhóm nguyên tố d. Đúng
(2) Trong các hợp chất, số oxi hóa thường gặp của Fe là 2+ và 3+. Đúng
(3) Trong cơ thể người, sắt tồn tại dạng đơn chất. Sai
(4) Sắt có độ dẫn điện tốt hơn nhưng có độ cứng kém hơn Chromium. Đúng.
(5) Gang, thép là hợp kim của sắt và carbon. Đúng.
Câu 7. Tính khối lượng kết tủa thu được khi cho 200 mL dung dịch NaOH 1M tác dụng vừa đủ với 100 mL dung dịch CuSO4.
Đáp án: 0,98 gam
Câu 8. Xác định độ tinh khiết của 1 mẫu quặng hematit (Fe2O3) biết rằng trong 5 kg quặng chứa 2,78 kg sắt.
Đáp án: 79,4%
Câu 9. [SHS-CTST] Để xác định hàm lượng của FeCO3 trong quặng siderite, người ta có thể làm như sau: Cân 0,300 g mẫu quặng, xử lí theo một quy trình thích hợp, thu được dung dịch FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng. Coi như dung dịch không chứa tạp chất tác dụng với KMnO4. Chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch KMnO4 0,02 M thì dùng hết 12,5 mL. Tính thành phần % theo khối lượng của FeCO3 trong quặng.
Đáp án: 48,3%
Câu 10. Để xác định hàm lượng muối Fe(II) trong 1 mẫu dung dịch A có thể dùng dung dịch thuốc tím KMnO4. Phương trình ion như sau:
Người ta lấy 25,00 mL dung dịch A cho vào bình định mức, thêm nước cất cho đủ 100 mL, dung dịch thu được gọi là dung dịch X. Lấy 10,00 mL từ dung dịch X chuyển vào bình tham giác. Thêm khoảng 5mL dung dịch H2SO4 2M. Tiến hành chuẩn độ 3 lần bằng dung dịch KMnO4 0,02M. Kết quả thể tích KMnO4 sau 3 lần chuẩn độ lần lượt là 20,50 mL; 20,55 mL; 20,55 mL. Tính hàm lượng muối Fe2+ (g/L) trong dung dịch A
Đáp án: 45,9 g/L