logo

Trắc nghiệm Đúng sai Trả lời ngắn Hóa 12 Bài 11: Tơ - Cao su - Kéo dán tổng hợp

icon_facebook

Tổng hợp 20 câu Trắc nghiệm Đúng sai Trả lời ngắn Hóa 12 Bài 11: Tơ - Cao su - Kéo dán tổng hợp có đáp án chi tiết bám sát chương trình học Sách mới năm học 2024-2025


Phần 1. Trắc nghiệm Đúng Sai

Câu 1. Tơ nylon -6,6 có tính dai mềm mại, óng mượt được được dùng để dệt vải, làm dây cáp, dây dù, võng, đan lưới…

A. Tơ nylon – 6,6 thuộc loại polyester, là sản phẩm của phản ứng đồng trùng ngưng ethylene glycol và terephthalic acid. 

B. Tơ nylon – 6,6 là tơ nhân tạo có tên gọi là poly (ethylene-terephthalate).

C. Tơ nylon – 6,6 thuộc loại polyamide nên kém bền trong môi trường acid và kiềm.

D.   Tơ nylon – 6,6 là tơ tổng hợp có tên gọi là poly (hexamethylene adipamide)

C. đúng

D. đúng 

Câu 2. Cho các phát biểu sau về các loại tơ

A.  Khi đun nóng có xúc tác, các phân tử caprolactam mở vòng tại vị trí liên kết amide (CO – NH) rồi kết hợp lại với nhau tạo thành polymer dùng sản xuất tơ capron theo phản ứng trùng hợp:

B. Monome dùng để sản xuất tơ nylon – 6,6  là HOOC[CH2]4COOH và H2N[CH2]6NH2  

C. Tơ capron chỉ được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp caprolactam

D. Tơ nylon – 6,6  có cấu tạo như sau:

A. đúng

B. đúng 

D. đúng 

Câu 3. Polymer dùng để sản xuất tơ, phải có mạch không nhánh, xếp song song, không độc, có khả năng nhuộm màu. Phân loại tơ được dựa vào nguồn gốc và quy trinh chế tạo

A. Tơ tằm, len, bông đều là loại tơ thiên nhiên.  

B. Tơ nitron (olon) được tổng hợp từ acrylonitrile.

C. Tơ visco, tơ nitron (olon) đều là tơ  bán tổng hợp

D. Tơ capron ;  tơ axetat  đều là tơ tổng hợp.

A. đúng

B. đúng 

Câu 4. Tơ polyamide có liên kết – NH – CO – trong phân tử, tơ polyamide dễ bị thủy phân trong môi trường acid  và kiềm 

A. Len, tơ tằm, tơ nilon thuộc polyamide nên phân tử kém bền với nhiệt. 

B. Khi giặt quần áo làm từ len, nilon hoặc tơ tằm thì nên giặt bằng xà phòng có độ kiềm thấp, nước lạnh.

C. Tơ tằm, tơ nylon mềm mại nên được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi "len" đan áo rét.

D. Tơ visco, tơ nitron , tơ nylon–6,6 có các nhóm   trong phân tử nên dễ cháy.

A. đúng

B. đúng 

Câu 5.  Cây cao su là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế lớn, được đưa vào trồng ở nước ta từ cuối thế kỉ 19. Chất lỏng thu được từ cây cao su giống như nhựa cây (gọi là mủ cao su) là nguyên liệu để sản xuất cao su tự nhiên. 

A. Thành phần chính của cao su thiên nhiên là polyisoprene có cấu hình dạng cis 

B. Cao su thiên nhiên có tính đàn hồi, không có tính dẫn điện, không thấm khí và nước, không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong xăng, benzene…

C. Cao su thiên nhiên có tính đàn hồi chỉ tồn tại trong khoảng nhiệt độ hẹp. Để cải thiện tính chất này người ta xử lý bằng cách trộn cao su thiên nhiên với stirene gọi là quá trình lưu hóa cao su.

D. Mắt xích của cao su thiên nhiên được viết thu gọn là C5H8.

A. đúng

B. đúng 

D. đúng 

Câu 6. Sản lượng cao su thiên nhiên không đủ để đáp ứng đủ nhu cầu  ngày càng cao của sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy người ta điều chế ra nhiều loại cao su tổng hợp như cao su buna, cao su isoprene, cao su chloroprene..

A. Cao su buna có độ bền và độ đàn hồi tốt hơn cao su thiên nhiên, nên dùng sản xuất lốp xe do khả năng chống mòn cao, chịu uốn tốt. 

B. Cao su buna được điều chế từ phản ứng trùng ngưng buta – 1,3 diene có mặt Na. Công thức hóa học cao su buna là –(–CH2–CH=CH–CH2–)n–. 

C.  Cao su isoprene được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp isoprene

D. Cao su chloroprene được tạo từ phản ứng trùng hợp chloroprene ( CH2 = CCl – CH = CH2), có tính kháng dầu và rất bền cơ học. 

C. đúng

D. đúng 

Câu 7.  Cho các phát biểu sau 

A. Dãy gồm các tơ:  tơ nitron,  tơ capron,  tơ visco,  tơ nilon-6,6  đều thuộc nhóm polyamide

B. Cao su Buna-N có tính kháng dầu cao nên được dùng để sản xuất găng tay và các vòng đệm cao su, được tổng hợp từ phản ứng đồng trùng hợp từ buta – 1, 3 – diene và acylonitrile.

C. Dãy các polymer sau đều là  polymer thiên nhiên:  tơ tằm,  sợi bông,  sợi đay,  xenlulozơ triaxetat,  tinh bột.  

D. Cao su bu na – S  được tạo thành từ phản ứng trùng hợp buta-1,3-diene với styrene theo PTHH sau:

B. đúng 

D. đúng 

Câu 8. Công ty The Goodyear Tire & Rubber là một trong những công ty lốp xe lớn nhất thế giới khởi lập năm 1898. Năm 1971, lốp Goodyear trở thành bánh xe đầu tiên lăn trên Mặt Trăng...Tên công ty được đặt theo tên của nhà tiên phong Charles Goodyear, người khám phá ra phương pháp kết hợp giữa nguyên tố S (lưu huỳnh) với cao su để tạo ra một loại cao su mới 

A.  Loại cao su này có tên là cao su lưu hóa. 

B.  Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch phân nhánh. 

C. Cao su lưu hóa làm tăng cao tính bền hơn với nhiệt và các tác nhân khác, độ đàn hồi cao, chóng thấm khí, chống thấm ẩm, tăng khả năng chịu được sự ma sát, va chạm tốt hơn cao su thiên nhiên.  

D. Cao su lưu hóa làm tăng tính bền cơ học nhờ các cầu nối trisulfide ( - S – S – S - )  giữa các phân tử poly isoprene

A. đúng

C. đúng

Câu 9. Keo dán là loại vật liệu có khả năng kết dính bề mặt của hai vật liệu rắn với nhau, mà không làm biến đổi bản chất các vật liệu được kết dính 

A.  Keo dán epoxy là keo dán tổng hợp gồm 2 phần: phần chính (resin) chứa 2 nhóm epoxy ở 2 đầu và phần đóng rắn (hardener) thường là các triamine 

B. Keo dán hồ tinh bột là kéo dán tổng hợp được nấu từ tinh bột sắn, gạo ..dùng để dán giấy, nhưng dễ bị ôi, thiu. Nên ngày nay ta thay bằng poly vinylacohol.

C. Keo dán poly (urea – formaldehyde) là keo dán tự nhiên được dùng trong chất kết dính gỗ ván ép, chất dẻo…

D. Nhựa vá xăm là dung dịch keo của cao su được hòa tan với một số chất hữu cơ như xăng, toluene, xylene… dùng để vá chỗ bị thủng của săm, lốp.

A. đúng

D. đúng 

Câu 10. Bản chất kết dính của keo dán là tạo ra lớp màng mỏng bám chắc vào hai mảnh vật liệu để giúp chúng kết dính lại với nhau

A. Keo dán poly (urea – formaldehyde) được điều chế từ phản ứng trùng ngưng 

B. Keo dán poly (urea – formaldehyde) gồm phần chính là poly (urea – formaldehyde) và thêm phần đóng rắn như oxalic acid, ammonium chloride…để tạo polymer có cấu trúc mạch phân nhánh

C. Keo dán epoxy có polymer mạng không gian với độ kết dính cao dùng để gắn kết hai bề mặt vật cần dán lại như kim loại, thủy tinh, gỗ…

D. Keo dán tổng hợp thông dụng thường gặp gồm keo dán urea – formaldehyde, keo dán epoxy và nhựa vá săm

A. đúng

C. đúng

D. đúng 


Phần 2. Trắc nghiệm Trả lời ngắn

Câu 1. Tơ nitron bền với nhiệt và giữ được nhiệt tốt, nên được dùng để dệt vải, may áo ấm. Hãy viết phương trình hóa học điều chế tơ nitron (olon) từ acrylonitrile?

Đáp án: CH2 = CH (CN) → [-CH2-CH(CN)-]n

Câu 2. Cho các chất sau: keo dán urea-formaldehyde; tơ tằm, tơ nilon-6,6; protein; sợi bông; tơ nitron. Trong các chất trên, những chất nào trong phân tử có chứa nhóm -NH-CO-?

Đáp án: Trong các chất trên, những chất nào trong phân tử có chứa nhóm -NH-CO- là keo dán urea-formaldehyde; tơ tằm, tơ nylon-6,6; protein; sợi bông. 

Câu 3. Cho hai chất X và Y trùng hợp tạo ra  hợp chất cao phân tử có cấu tạo như sau:

Theo bạn, hợp chất trên được dùng để chế tạo vật liệu polime nào? Xác định CTCT của monome X, Y ban đầu tạo ra polymer đó?

Đáp án:

Hợp chất trên có dùng để chế tạo vật liệu polymer là cao su, có tên gọi cao su buna – S.

CTCT của X: CH2 = CH – CH = CH2 ( Buta – 1,3 – diene)

Câu 4. Cho các polymer sau đây: tơ tằm;  sợi bông; sợi đay; tơ enang; tơ visco; nylon-6,6;  tơ acetate. Loại tơ nào trên đây có nguồn gốc từ cellulose?

Đáp án: Loại tơ có nguồn gốc cellulose: sợi bông; sợi đay; tơ visco; tơ acetate.

Câu 5. Keo siêu dính 502 là loại keo được dùng phổ biến trong đòi sống để kết dính các bề mặt vật liệu như gỗ, da, nhựa …Thành phần của keo 502 có chứa methyl cyanocrylate [ CH2 = C (CN) – COOCH3]. Sau khi dán, hơi ẩm trong không khí giúp cho phản ứng trùng hợp methyl cyanocrylate xảy ra tạo thành polymer dạng màng mỏng kết dính các vật liệu lại với nhau. Viết phương trình hóa học của phản ứng trùng hợp xảy ra trong quá trình dán keo 502?

Đáp án:

Câu 6. Cho các polymer: poly(vinyl chloride) (1); polyacrilonitrile (2); polichloroprene (3); poly (urea -formaldehyde) (4); thủy tinh hữu cơ (5); nylon-6 (6); hồ tinh bột (7); cellulose acetate (8). Polymer nào được dùng làm tơ, cao su, keo dán?

Đáp án:

Polymer được dùng làm tơ, cao su, keo dán là: 

- Tơ : 2, 6, 8

- cao su : 3

- Keo dán: 4, 7

Câu 7. Capron là một tơ sợi tổng hợp, được điều chế từ monome (chất đơn phân) là Caprolactam ( ) Một loại tơ Capron có khối lượng phân tử là 14 916 đvC. Số đơn vị mắt xích có trong phân tử loại tơ sợi này là: 

 Đáp án: Số đơn vị mắt xích có trong phân tử loại tơ capron là

Câu 8. Một mắt xích của polymer X gồm C, H, N. Hệ số polymer hóa của polymer này là 500 và có phân tử khối là 56500. X chỉ có 1 nguyên tử N. Mắt xích của polymer X

Đáp án: Mmắc xích   = Mpolymer/n = 56500 / 500 = 113 

X chỉ có 1 nguyên tử N thì X có CTCT là: H2N – (CH2)5 – COOH

Mắc xích của X là:  – HN – (CH2)5 – CO - 

Câu 9. Cao su lưu hoá có chứa 3,14% lưu huỳnh. Giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở cầu metylen trong mạch cao su. Số mắt xích isopren có một cầu đisunfua -S-S-

Đáp án: Số mắt xích isopren có một cầu đisunfua -S-S-

Cao su lưu hóa có dạng : C5nH8n-2S2

% S = 64.100/ 68n + 62 = 3,14

→ n = 29

Câu 10. Khi cho poly isopren tham gia phản ứng cộng với HCl thu được một loại polymer có chứa 14,76% chlorine về khối lượng. Trung bình một phân tử HCl phản ứng với k mắt xích trong mạch polymer theo sơ đồ:

Tính giá trị của k?

Đáp án:

% Cl = 35,5 .100 / 68k + 36,5 = 14,76
→ k = 3

icon-date
Xuất bản : 12/11/2024 - Cập nhật : 12/11/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads