logo

Tóm tắt lý thuyết Địa 10 ngắn gọn Sách mới (3 bộ)

Tổng hợp, Tóm tắt lý thuyết Địa 10 ngắn gọn Sách mới (3 bộ) Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Lý thuyết Địa lí 10 được trình bày dễ hiểu, tóm lược nhất bám sát nội dung 3 bộ sách mới. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu bài và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.

Click để tham khảo 3 bộ Lý thuyết Địa 10 ngắn gọn theo chương trình sách mới:

Tóm tắt lý thuyết Địa 10 ngắn gọn Cánh Diều

Tóm tắt lý thuyết Địa 10 ngắn gọn Kết nối tri thức

Tóm tắt lý thuyết Địa 10 ngắn gọn Chân trời sáng tạo

Mục lục Lý thuyết Địa lí 10

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 1. Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 2. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 3. Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 4. Thực hành xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 5. Vũ trụ. Hệ mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6. Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 7. Cấu trúc của trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 8. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 9. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 10. Thực hành. Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất. Núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 11. Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 12. Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 13. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 14. Thực hành. Đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên trái đất. phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 15. Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên trái đất

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 17. Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 18. Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 19. Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 20. Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 21. Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 22. Dân số và sự gia tăng dân số

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 23. Cơ cấu dân số

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24. Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25. Thực hành. Phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 26. Cơ cấu nền kinh tế

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 27. Vai trò, đặc điểm. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 28. Địa lí ngành trồng trọt

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 29. Địa lí ngành chăn nuôi

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 30. Thực hành. Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực. Dân số của thế giới và một số quốc gia

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 31. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp (Tiếp theo)

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 33. Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 34. Thực hành. Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 35. Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 36. Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển. Phân bố ngành giao thông vận tải

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 37. Địa lí các ngành giao thông vận tải

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 38. Thực hành viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 39. Địa lí ngành thông tin liên lạc

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 40. Địa lí ngành thương mại

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 41. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

 Lý thuyết Địa lí 10 Bài 42. Môi trường và sự phát triển bền vững

………….

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 1. Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản

I. Một số khái niệm

1. Khái niệm bản đồ

- Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng, trên cơ sở toán học nhằm thể hiện các hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội và mối quan hệ giữa chúng thông qua hệ thống các kí hiệu riêng có chọn lọc.

2. Bằng cách nào người ta thành lập được bản đồ?

- Để thành lập bản đồ người ta phải dùng các phép chiếu hình bản đồ để thể hiện Trái Đất hoặc một châu lục, một quốc gia, một vùng lãnh thổ nào đó lên bản đồ.

3. Khái niệm phép chiếu hình bản đồ

- Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của Trái Đất lên một mặt phẳng để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng.

II. Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản

- Do bề mặt Trái Đất cong, nên khi thể hiện ra mặt phẳng, các khu vực không chính xác như nhau. Vì vậy, tùy từng yêu cầu sử dụng bản đồ, người ta dùng các phép chiếu hình bản đồ khác nhau.

- Có 3 phép chiếu hình bản đồ cơ bản là: Phép chiếu phương vị, Phép chiếu hình nón, Phép chiếu hình trụ.

1. Phép chiếu phương vị

- Khái niệm: Phép chiếu phương vị là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt phẳng.

- Cách thể hiện: Vị trí tiếp xúc khác nhau có phép chiếu phương vị khác nhau, có 3 phép chiếu phương vị, đó là: Phép chiếu phương vị đứng, Phép chiếu phương vị ngang, Phép chiếu phương vị nghiêng.

Tóm tắt kiến thức Địa lí 10 ngắn nhất


(*) Phép chiếu phương vị đứng:

- Mặt chiếu tiếp xúc với cực của Địa Cầu.

- Đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu phương vị đứng:

+ Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực.

+ Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm ở cực.

- Khu vực chính xác là gần cực, càng xa cực càng kém chính xác.

- Phép chiếu phương vị đứng dùng để vẽ bản đồ vùng xung quanh cực.

Tóm tắt kiến thức Địa lí 10 ngắn nhất (ảnh 2)


2. Phép chiếu hình nón

- Phép chiếu hình nón là cách thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của Địa Cầu lên mặt chiếu là mặt hình nón.

- Cách thể hiện: Vị trí tiếp xúc của hình nón khác nhau có các phép chiếu hình nón khác nhau: Phép chiếu hình nón đứng, Phép chiếu hình nón ngang, Phép chiếu hình nón nghiêng.
 

Tóm tắt kiến thức Địa lí 10 ngắn nhất (ảnh 3)

(*) Phép chiếu hình nón đứng:

- Trục của hình nón trùng với trục của Địa Cầu.

- Đặc điểm của lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của phép chiếu hình nón đứng:

+ Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực.

+ Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm.

- Khu vực chính xác: chỉ có vĩ tuyến tiếp xúc giữa Địa Cầu và mặt nón là chính xác.

- Dùng để vẽ bản đồ ở các vùng đất thuộc vĩ độ trung bình (khu vực ôn đới) và kéo dài theo vĩ tuyến như: Liên bang Nga, Trung quốc, Hoa Kì…

Tóm tắt kiến thức Địa lí 10 ngắn nhất (ảnh 4)

3. Phép chiếu hình trụ

- Phép chiếu hình trụ thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt chiếu là hình trụ.

- Cách thể hiện: Tùy theo vị trí tiếp xúc của hình trụ với quả cầu, có các phép chiếu hình trụ khác nhau: Phép chiếu hình trụ đứng, Phép chiếu hình trụ ngang, Phép chiếu hình trụ nghiêng.

Tóm tắt kiến thức Địa lí 10 ngắn nhất (ảnh 5)

(*) Phép chiếu hình trụ đứng:

- Mặt hình trụ tiếp xúc với Địa Cầu theo vòng xích đạo.

- Đặc điểm của lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của phép chiếu hình trụ đứng: Kinh tuyến, vĩ tuyến đều là những đoạn thẳng song song và vuông góc với nhau.

- Khu vực ở xích đạo tương đối chính xác, càng xa xích đạo càng kém chính xác.

- Dùng để vẽ khu vực xích đạo.

Tóm tắt kiến thức Địa lí 10 ngắn nhất (ảnh 6)

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 2. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

1. Phương pháp kí hiệu

a) Đối tượng biểu hiện

- Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.

- Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

b) Các dạng kí hiệu

- Kí hiệu hình học.

- Kí hiệu chữ.

- Kí hiệu tượng hình.
 

Tóm tắt kiến thức Địa lí 10 ngắn nhất (ảnh 7)

c) Khả năng biểu hiện

- Vị trí phân bố của đối tượng.

- Số lượng (quy mô) của đối tượng.

- Chất lượng của đối tượng.

Tóm tắt kiến thức Địa lí 10 ngắn nhất (ảnh 8)


2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

a) Đối tượng biểu hiện

- Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội.
 

Tóm tắt kiến thức Địa lí 10 ngắn nhất (ảnh 9)

b) Khả năng biểu hiện

- Hướng di chuyển của đối tượng.

- Khối lượng của đối tượng di chuyển.

- Tốc độ của đối tượng di chuyển.

3. Phương pháp chấm điểm

a) Đối tượng biểu hiện

- Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau.

Tóm tắt kiến thức Địa lí 10 ngắn nhất (ảnh 10)

b) Khả năng biểu hiện

- Sự phân bố của đối tượng.

- Số lượng của đối tượng.

4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

a) Đối tượng biểu hiện

- Biểu hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.
 

Tóm tắt kiến thức Địa lí 10 ngắn nhất (ảnh 11)

b) Khả năng biểu hiện

- Số lượng của đối tượng.

- Chất lượng của đối tượng.

- Cơ cấu của đối tượng.

5. Ngoài các phương pháp trên còn có các phương pháp khác biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

- Phương pháp kí hiệu theo đường, phương pháp đường đẳng trị, phương pháp khoanh vùng, phương pháp nền chất lượng…

Tóm tắt kiến thức Địa lí 10 ngắn nhất (ảnh 12)