logo

Tóm tắt lý thuyết Địa 10 Bài 3 ngắn nhất (Sách mới 3 bộ)

Mời các bạn click ngay để đến với Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 3 theo từng bộ sách:

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 3 ngắn nhất (Kết nối tri thức)

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 3 ngắn nhất (Chân trời sáng tạo)

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 3 ngắn nhất (Cánh Diều)


Lý thuyết Địa lí 10 Bài 3. Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống


I. VAI TRÒ CỦA BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG

1. Trong học tập

- Bản đồ là phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện kĩ năng Địa lí.

- Bản đồ là nguồn tri thức và được xem là quyển SGK thứ 2 của người học Địa lí.

2. Trong đời sống

- Bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống:

+ Bản đồ chỉ đường.

+ Phục vụ các ngành sản xuất.

+ Sử dụng trong quân sự.


II. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ, ATLAT TRONG HỌC TẬP

1. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ

a) Chọn bản đồ phù hợp với nội dung và mục đích sử dụng

b) Đọc bản đồ

- Xem và hiểu tỉ lệ bản đồ.

- Nghiên cứu kĩ bản chú giải.

c) Xác định phương hướng trên bản đồ

- Dựa vào hệ thống kinh, vĩ tuyến.

- Quy ước:

+ Đầu trên kinh tuyến hướng Bắc, dưới hướng Nam.

+ Bên phải vĩ tuyến hướng Đông, trái hướng Tây.

2. Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, trong Atlat

- Các yếu tố trên bản đồ được biểu hiện độc lập nhưng có mối quan hệ với nhau. Để xác định mối quan hệ đó cần có kiến thức về địa lí và sử dụng được bản đồ.

Xem toàn bộ Giải Địa 10: Bài 3. Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 08/09/2022