logo

Tóm tắt lý thuyết Địa 10 Bài 25 ngắn nhất (Sách mới 3 bộ)

Mời các bạn click ngay để đến với Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 25 theo từng bộ sách:

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 25 ngắn nhất (Kết nối tri thức)

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 25 ngắn nhất (Chân trời sáng tạo)

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 25 ngắn nhất (Cánh Diều)


Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25. Thực hành. Phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới


I. MỤC TIÊU THỰC HÀNH

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức về phân bố dân cư, các hình thái quần cư và đô thị hóa.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích và nhận xét lược đồ.


II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Dân cư trên thế giới phân bố không đều:

- Đại bộ phận cư trú ở Bắc bán cầu.

- Các khu vực đông dân: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, châu Âu...

- Đại bộ phận dân cư thế giới tập trung ở cực lục địa Á - Âu.

- Các khu vực thưa dân: Châu Đại Dương, Bắc và Trung Á, Bắc Mĩ (Canada), Amadôn (Nam Mĩ), Bắc Phi...

2. Giải thích

Sự phân bố dân cư không đều là do tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội.

- Nhân tố tự nhiên:

+ Những nơi có khí hậu phù hợp với sức khỏe con người, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các hoạt động sản xuất →→ dân cư đông đúc (các vùng khí hậu ôn hòa, ấm áp; châu thổ các con sông; các vùng đồng bằng địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ...).

+ Những nơi có khí hậu khắc nghiệt (nóng, lạnh hoặc mưa nhiều quá), các vùng núi cao →→ dân cư thưa thớt.

- Nhân tố kinh tế - xã hội:

+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất →→ thay đổi phân bố dân cư.

+ Tính chất của nền kinh tế. Ví dụ: Hoạt động công nghiệp →→ dân cư đông đúc hơn nông nghiệp.

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lâu đời có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác.

Xem thêm Giải Địa 10: Bài 25. Thực hành. Phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 20/09/2022