logo

Tóm tắt lý thuyết Địa 10 Bài 30 ngắn nhất (Sách mới 3 bộ)

Mời các bạn click ngay để đến với Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 30 theo từng bộ sách:

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 30 ngắn nhất (Kết nối tri thức)

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 30 ngắn nhất (Chân trời sáng tạo)

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 30 ngắn nhất (Cánh diều)


Lý thuyết Địa lí 10 Bài 30. Thực hành. Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực. Dân số của thế giới và một số quốc gia


I. MỤC TIÊU THỰC HÀNH

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức về địa lí cây lương thực.

2. Kĩ năng

- Biết cách tính bình quân lương thực theo đầu người và nhận xét số liệu.

- Rèn luyện kĩ năng về biểu đồ cột.


II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Vẽ biểu đồ cột

- 2 trục tung thể hiện số dân (triệu người) và sản lượng lương thực (triệu tấn).

- Trục hoành thể hiện các nước.

- Mỗi nước vẽ 2 biểu đồ cột: 1 cột dân số, 1 cột sản lượng lương thực.

- Ghi tên, chú giải cho biểu đồ.

2. Cách tính bình quân lương thực theo đầu người

Bình quân lương thực đầu người = Sản lượng lương thực cả năm/Dân số trung bình năm.

3. Nhận xét

- Những nước đông dân: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Inđônêxia.

- Những nước có sản lượng lương thực lớn là: Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ.

- Những nước có bình quân lương thực đầu người cao nhất, gấp 3,5 lần bình quân lương thực đầu người của toàn thế giới là Hoa Kì và Pháp.

- Trung Quốc và Ấn Độ tuy có sản lượng lương thực cao nhưng vì dân số nhiều nhất thế giới nên bình quân lương thực đầu người thấp hơn mức bình quân toàn thế giới. Inđônêxia có sản lượng lương thực ở mức cao nhưng do dân đông nên bình quân lương thực đầu người ở mức thấp.

- Việt Nam tuy là một quốc gia đông dân song nhờ có sản lượng lương thực ngày càng tăng nên bình quân lương thực đầu người vào loại khá.

Xem toàn bộ Giải Địa 10: Bài 30. Thực hành. Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực. Dân số của thế giới và một số quốc gia

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 23/09/2022