logo

Tóm tắt lý thuyết Địa 10 Bài 40 ngắn nhất (Sách mới 3 bộ)

Mời các bạn click ngay để đến với Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 40 theo từng bộ sách:

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 40 ngắn nhất (Kết nối tri thức)

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 40 ngắn nhất (Chân trời sáng tạo)


Lý thuyết Địa lí 10 Bài 40. Địa lí ngành thương mại


I. KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG

- Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.

- Hàng hóa: Sản phẩm (vật chất, tinh thần) đem ra mua bán trên thị trường.

- Vật ngang giá: Vật được sử dụng làm thước đo giá trị của hàng hóa (vật ngang giá hiện đại là tiền).

- Thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu:

+ Cung > cầu: giá giảm, người mua lời.

+ Cung < cầu: giá tăng, người bán lợi, kích thích sản xuất mở rộng.

+ Cung = cầu: giá cả ổn định.

- Các hoạt động tiếp thị: Là một quá trình quản lí mang tính xã hội →→ nhờ đó, các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần, mong muốn, thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác.


II. NGÀNH THƯƠNG MẠI

1. Vai trò

- Khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng, giúp sản xuất mở rộng và phát triển.

+ Nội thương: Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong nước, thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng, phục vụ từng cá nhân.

+ Ngoại thương: Trao đổi mua bán hàng hóa giữa các nước trên thế giới, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, khai thác lợi thế của đất nước.

2. Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu

a) Cán cân xuất nhập khẩu

- Khái niệm: Là quan hệ so sánh giữa giá trị hàng xuất khẩu (kim ngạch xuất khẩu) với giá trị hàng nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu).

- Xuất khẩu >> Nhập khẩu: Xuất siêu.

- Xuất khẩu << Nhập khẩu: Nhập siêu.

b) Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu

- Phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia, một lãnh thổ:

+ Các nước phát triển: xuất sản phẩm công nghiệp chế biến, nhập nguyên liệu, năng lượng.

+ Các nước đang phát triển: xuất nông sản, khoáng sản, hàng tiêu dùng, nhập nguyên liệu, máy móc.


III. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

- Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế là xu thế quan trọng nhất.

- Khối lượng buôn bán trên thế giới tăng liên tục.

- Châu Âu, châu Á, Bắc Mĩ có tỉ trọng buôn bán so với toàn thế giới và nội vùng lớn nhất.

- Ba trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới: Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản.

- Các cường quốc xuất nhập khẩu: Hoa Kì, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp...


IV. CÁC TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

1. Tổ chức thương mại thế giới

- WTO là tổ chức thương mại lớn nhất thế giới với 153 thành viên (2009).

- Chức năng hoạt động: đề ra các luật lệ buôn bán với quy mô toàn cầu và giải quyết các tranh chấp quốc tế trong lĩnh vực thương mại.

- Sự ra đời của WTO góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển quan hệ buôn bán toàn cầu.

2. Một số khối kinh tế lớn trên thế giới

- APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

- EU: Liên minh châu Âu.

- ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

- NAFTA: Hiệp định thương mại tự do Bắc Mĩ.

- MERCOSUR: Thị trường chung Nam Mĩ.

Xem toàn bộ Giải Địa 10: Bài 40. Địa lý nghành thương mại

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 23/09/2022