logo

Các quốc gia nhập siêu là

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Các quốc gia nhập siêu là:” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Địa lí 10 hay và hữu ích do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.


Câu hỏi: Các quốc gia nhập siêu là:

A. Hoa Kì, Ca-na-da, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp.

B. Trung Quốc,Ca-na-da, Thái Lan, Ấn Độ, Pháp.

C. Trung Quốc ,Thái Lan, Đức.

D. Hoa Kì, Ca-na-da, Thái Lan, Đức.

Trả lời: 

Đáp án đúng: A. Hoa Kì ,Ca-na-da, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp.

Các quốc gia nhập siêu là Hoa Kì, Ca-na-da, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp

Giải thích: 

Nhập siêu là khái niệm dùng mô tả tình trạng Cán cân thương mại có giá trị nhỏ hơn 0 (zero). Nói cách khác, khi kim ngạch nhập khẩu cao hơn xuất khẩu trong một thời gian nhất định, đó là nhập siêu. Nhập siêu là hiện tượng phổ biến ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng mở. Như vậy, ta thấy các nước Hoa Kì, Ca-na-da, Nhật Bản, Ấn Độ và Pháp là các quốc gia có giá trị nhập khẩu cao hơn giá trị xuất khẩu.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về ngành thương mại nhé!


Kiến thức mở rộng về ngành thương mại


I. Khái niệm về thị trường 

- Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.

- Hàng hóa: Sản phẩm (vật chất, tinh thần) đem ra mua bán trên thị trường.

- Vật ngang giá: Vật được sử dụng làm thước đo giá trị của hàng hóa (vật ngang giá hiện đại là tiền).

- Thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu:

+ Cung > cầu: giá giảm, người mua lời.

+ Cung < cầu: giá tăng, người bán lợi, kích thích sản xuất mở rộng.

+ Cung = cầu: giá cả ổn định.

- Các hoạt động tiếp thị: Là một quá trình quản lí mang tính xã hội → nhờ đó, các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần, mong muốn, thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác.


II. Ngành thương mại

1. Vai trò của ngành thương mại

- Khái niệm: Thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dung thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.

- Vai trò của ngành thương mại:

+ Điều tiết sản xuất.

+ Thúc đẩy sự phát triển của sản xuất hàng hóa.

+ Hướng dẫn tiêu dung.

- Phân loại: Nội thương và ngoại thương.

+ Nội thương: trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong nước, thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng, phục vụ từng cá nhân.

   + Ngoại thương: Trao đổi mua bán hàng hoá giữa các nước trên thế giới, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới.

2. Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu

a) Cán cân xuất nhập khẩu.

- Khái niệm: Là quan hệ so sánh giữa giá trị hàng xuất khẩu với giá trị hàng nhập khẩu.

- Phân loại: Nhập siêu và xuất siêu.

+ Xuất siêu khi xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.

+ Nhập siêu khi xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu.

b) Cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu

- Các mặt hàng xuất khẩu gồm các nguyên liệu chưa qua chế biến và các sản phẩm đã qua chế biển.

- Các mặt hàng nhập khẩu gồm tư liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng.

- Cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia, một lãnh thổ.


III. Đặc điểm của thị trường thế giới

[ĐÚNG NHẤT] Các quốc gia nhập siêu là

- Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế là xu thế quan trọng nhất.

- Khối lượng buôn bán trên thế giới tăng liên tục.

- Châu Âu, Châu Á, Bắc Mĩ có tỉ trọng buôn bán so với toàn thế giới và nội vùng lớn nhất

- Ba trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới: Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản

- Các cường quốc xuất nhập khẩu: Hoa Kì, Liên bang Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp...

- Đồng tiền các nước này là những ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ thế giới (USD, Euro, Bảng Anh, Yên Nhật…).

- Tác động của nhập siêu đối với nền kinh tế:

+ Đối với những nước mà điều kiện ngành sản xuất các nguyên liệu cao cấp chưa phát triển thì khi nhập khẩu nguồn nguyên liệu làm cho những nước đó có thể thực hiện tốt những chiến lược trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa theo hướng xuất khẩu

+ Khi nhập khẩu bằng nguồn vốn ODA từ những tổ chức tài chính quốc tế cũng cải thiện mau chóng các cơ sở hạ tầng từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế.

+ Khi nhập khẩu sản phẩm khoa học, hàng tiêu dùng,văn hóa giúp góp phần để nâng cao về mức sống của con người và thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực.

+ Ngoài ra, khi nhập khẩu bằng nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài trực tiếp vừa góp phần tạo ra thêm việc làm cho người lao động vừa góp phần trong việc đẩy nhanh tốc độ của tăng trưởng kinh tế từ đó cải thiện đời sống xã hội

- Ngoài những tác động tích cực mà xuất siêu mang lại thì hiện tượng này cũng gây ra những tiêu cực nhất định trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay.

+ Nhập siêu cũng là một trong những nhân tố tạo nên hiện tượng sùng ngoại của người dân. Khi mà lượng hàng hóa nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu thì sẽ dẫn đến hàng hóa bị dư thừa, lãng phí vượt quá tầm kiểm soát của chính phủ. Chắc chắn một điều là hàng nội địa sẽ khó tiêu thụ hơn hàng hóa ngoại địa.

+ Hiện tượng này cũng làm gia tăng hiện tượng thất nghiệp. Một nghiên cứu của TS. Alec Feinberg, sáng lập viên Citizens for Equal Trade, khi gắn nhập siêu với tỷ lệ thất nghiệp. Dựa trên những dữ liệu từ 25 nước có mức nhập siêu và xuất siêu lớn nhất thế giới (trong giai đoạn 2009-2010), nhóm nghiên cứu của TS. Feinberg cho biết tỷ lệ tác động tới thị trường việc làm của tình trạng nhập siêu dao động 60-72%. Những nước nhập siêu cao có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và ngược lại.

+ Theo như một số nhà chuyên môn thì nhập siêu còn là một nhân tố gây ra sự khủng hoảng. Ví dụ điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính tại khu vực Đông Á năm 1997 – 1998

icon-date
Xuất bản : 03/04/2022 - Cập nhật : 23/11/2022