logo

Tóm tắt lý thuyết Địa 10 Bài 9 ngắn nhất (Sách mới 3 bộ)

Mời các bạn click ngay để đến với Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 9 theo từng bộ sách:

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 9 ngắn nhất (Kết nối tri thức)

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 9 ngắn nhất (Chân trời sáng tạo)


Lý thuyết Địa lí 10 Bài 9. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất


I. NGOẠI LỰC

- Khái niệm: Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

- Nguyên nhân chủ yếu: do nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.


II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC

1. Quá trình phong hóa

- Khái niệm: Quá trình phong hóa là quá trình phá hủy và làm biến đổi về kích thước, thành phần hóa học của các loại đá và khoáng vật.

- Có ba loại phong hóa.

a) Phong hóa lí học

+ Khái niệm: Phong hóa lí học là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau.

+ Kết quả: Đá nứt vỡ, thay đổi kích thước, không thay đổi thành phần hóa học.

+ Nguyên nhân: do thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng, tác động của sinh vật.

b) Phong hóa hóa học

+ Khái niệm: Phong hóa hóa học là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.

+ Nguyên nhân: do tác động của chất khí, nước, những chất khoáng hòa tan trong nước, các chất do sinh vật bài tiết…

c) Phong hóa sinh học

+ Khái niệm: Phong hóa sinh học là sự phá hủy đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá hủy về mặt cơ giới vừa bị phá hủy về mặt hóa học.

+ Do sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết của sinh vật.

Xem toàn bộ Giải Địa 10: Bài 9. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 23/09/2022