logo

Thuyết minh về Đình Bình Thuỷ

Là một công trình mang đậm nét văn hoá miền sông nước Nam Bộ, đình Bình Thuỷ Cần Thơ gây ấn tượng với du khách ngay từ lần đầu tiên đặt chân đến. Nơi đây hội tụ lối kiến trúc cổ, với nhiều công trình độc đáo thể hiện bản sắc văn hoá của người Cần Thơ. Để hiểu thêm về ngôi đền cổ kính này các em hãy cùng thử sức với đề bài thuyết minh về Đình Bình Thuỷ dưới đây nhé!

Thuyết minh về Đình Bình Thuỷ

Dàn ý Thuyết minh về Đình Bình Thuỷ

1, Mở bài

- Giới thiệu khái quát về đình Bình Thuỷ

- Cảm xúc, ấn tượng về ngôi đền này

2, Thân bài

- Vị trí của đình

- Lịch sử hình thành và phát triển

- Đặc sắc kiến trúc trong và ngoài đình.

- Đánh giá kiến trúc của đình.

- Lễ hội văn hoá xung quanh đình

3, Kết bài

- Khẳng định giá trị của đình Bình Thuỷ

- Liên hệ bản thân.


Thuyết minh về Đình Bình Thuỷ

      Đình Bình Thủy là một công trình mang đậm nét tinh hoa văn hóa của sông nước miệt vườn Cần Thơ nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung. Bất kỳ ai khi du lịch Cần Thơ đều muốn ghé thăm đình để chiêm ngưỡng kiến trúc nghệ thuật cổ cũng như tìm hiểu về lịch sử và quá trình hình thành của ngôi đình này.

Thuyết minh về Đình Bình Thuỷ

      Ngôi đình tọa lạc ở đường Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ. Chỉ cách trung tâm thành phố Cần Thơ chừng km nên thuận tiện cho việc đi lại, di chuyển. Công trình này hội tụ những yếu tố phong thủy quan trọng, bốn phía đông, tây, nam, bắc lần lượt giáp: rạch Bình Thủy, khu dân cư, đường Lê Hồng Phong, tuyến đường dẫn ra trung tâm của thành phố và bờ Hậu. Đối diện đình là con đường dẫn vào nhà cổ Bình Thủy- một trong những điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch khi tới thành phố Cần Thơ.

      Được xây dựng vào năm 1844 ở làng Bình Hưng, tổng Định Thới huyện Vĩnh Định, phủ Ba Xuyên. Theo giai thoại kể lại năm 1852 trong một lần đi tuần trên thuyền quan khâm sai Huỳnh Mẫn Đạt bất ngờ gặp phải trận gió lớn nhưng nhờ ẩn nấp kịp ở Bình Hưng nên bình an vô sự. Sau khi thoát nạn, để cảm tạ trời đất ông đã tổ chức tiệc mừng và đổi tên miền đất này thành “Bình Thủy” tức là “bình ổn dòng nước”. Cũng kể từ đó tên gọi đình Bình Thủy đã theo đến thời điểm bây giờ.

      Khi chưa được tu sửa đình Bình Thuỷ khá hoang tàn, đổ nát với kiến trúc sơ sài. Năm 1853, người dân trong làng đã cùng nhau quyên góp để tu sửa lại đình khang trang hơn, với tường gạch, mái ngói đỏ au, gỗ tốt vững chãi, cũng như dựng thêm nhà võ ca để phục vụ cho những dịp lễ hội lớn. Hơn 50 năm sau thấy tình trạng đình có dấu hiệu xuống cấp, quan tri phủ đã cho xây dựng lại đình. Trong quá trình xây dựng quan tri phủ qua đời nên việc tu sửa lại đình phải tạm hoãn. 5 năm sau (1904 - 1909) việc xây cất đình mới tiếp tục diễn ra và hoàn thành vào một năm sau đó. Trong thời gian này làng Bình Thuỷ cũng được đổi tên thành Long Tuyền và ngôi đình cũng được gọi với một cái tên khác là đình Long Tuyền hay Long Tuyền Cổ Miếu.

      Ngoài thờ vị thần Hoàng Bổn Cảnh, đình Bình Thuỷ còn thờ hổ thần. Bên trong của đình còn đặt tên một số anh hùng của dân tộc như tượng đài Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Trung Trực, Trần Hưng Đạo… để tưởng nhớ công ơn của những vị anh hùng trong lịch sử. Đình Bình Thuỷ trở thành chốn du lịch tâm linh ý nghĩa của người dân trên khắp cả nước, đến thăm quan nơi đây du khách sẽ được khám phá những nét đặc trưng trong lối kiến trúc của người dân miền Tây Nam Bộ để thấy rõ sự khác biệt so với các đình thờ miếu mạo ở miền Bắc.

      Có thể thấy kiến trúc của đình Bình Thuỷ là kiểu giao thoa của những lối kiến trúc cổ truyền trong giai đoạn đầu khai phá miền đất phương Nam và kết hợp với kiến trúc của Trung Hoa. Bên ngoài của đình là nhà chánh điện với kiểu kiến trúc thượng lầu hạ thiên, các mái đình xếp chồng lên nhau. Trên nóc đình còn gắn tượng hình cá hóa rồng, hình nhân và hình kỳ lân. Góc trái đình có trang trí cuốn thư, ý tưởng giống với các công trình kiến trúc ở miền Bắc. Bên trong đình có đặt bàn thờ Nghi Trung, Nghi Hạ, Nghi Thượng là các ban nhận hoa dâng cúng vào những ngày hội hè.

      Tham quan đình Bình Thủy, ngoài cơ hội được chiêm ngưỡng nét kiến trúc mới lạ, độc đáo du khách còn có dịp hòa chung vào không khí lễ hội tại đây. Hằng năm, đình Bình Thủy diễn ra hai lễ hội chính, với nhiều hoạt động nghi lễ rất độc đáo và cầu kỳ.

      Có thể nói đình Bình Thuỷ không chỉ là nơi gìn giữ giá trị văn hóa miền Tây sông nước mà còn gợi nhớ truyền thống cội nguồn một thời. Cùng với nhiều hoạt động văn hóa, đình  Bình Thủy đã tạo nên một bản sắc riêng, trở thành niềm tự hào của người dân Cần Thơ.

      Du khách hãy ghé thăm đình Bình Thuỷ, thăm quan, chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo nơi đây. Sống lại với nền văn hoá dân tộc đậm đà bản sắc và tận hưởng một không gian thiền phật tại ngôi đình nổi tiếng này.

----------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Thuyết minh về Đình Bình Thuỷ Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 23/04/2023 - Cập nhật : 03/07/2023