logo

Thuyết minh về đền Cửa Ông

Vốn là một ngôi đền nằm trong quần thể khu di tích lịch sử nổi tiếng nhất của tỉnh Quảng Ninh với vị trí địa lý thuận lợi và giá trị lịch sử lưu giữ ngàn đời, đền Cửa Ông là đại diện tiêu biểu cho kiến trúc hội họa Đại Việt nói riêng, và cả Đông Nam Á nói chung. Toploigiai sẽ cùng bạn Thuyết minh về đền Cửa Ông để khám phá về vẻ đẹp hoang sơ nơi này nhé! 


Dàn ý Thuyết minh về đền Cửa Ông 

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về tên gọi, vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ của di tích lịch sử đền Cửa Ông. 

- Đánh giá khái quát về tổng quan của di tích lịch sử ấy: nổi tiếng, là chứng nhân lịch sử qua bao thế hệ 

2. Thân bài

- Trình bày cụ thể về địa chỉ của di tích đền Cửa Ông, đánh giá về sự thuận lợi của vị trí địa lý ấy. 

- Trình bày vai trò của khu di tích với người dân tỉnh Quảng Ninh nói riêng, và nhân dân cả nước cũng như phong tục tập quán của Việt Nam nói chung: 

+ Đây là nơi chứng nhân lịch sử, lưu giữ lưu truyền những truyền thống quý báu của dân tộc, nét đẹp phong tục tập quán. 

+ Trở thành điểm đến tham quan của khách du lịch khắp mọi miền đất nước và trên toàn thế giới. 

3. Kết bài

- Đánh giá về ý nghĩa của di tích đền Cửa Ông: sự tôn nghiêm, tín ngưỡng và tài năng trong kiến trúc của dân tộc ta. 

- Bài học răn dạy tới thế hệ ngày nay. 

Thuyết minh về đền Cửa Ông

Thuyết Minh về đền Cửa Ông

      Tọa lạc tại phường Cửa Ông - thành phố Cẩm Phả, đền Cửa Ông là một trong ba ngôi đền nổi tiếng nhất của tỉnh Quảng Ninh. Với vị trí địa lý thiên thời - địa lợi - nhân hòa, đây được coi là nơi giao thoa của trời đất, núi non gặp gỡ với biển cả và rừng già. Có thể nói, thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho đền Cửa Ông một vị trí rất đẹp, cùng khí hậu trong lành mát mẻ. 

      Đây là ngôi dền rất linh thiêng, thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng ( vốn là con trai thứ ba của vua Trần Hưng Đạo) - hay còn gọi là Đức Ông Đệ Tam Cửa Suốt. Ông chính là người có công lao to lớn, trong việc trấn và giữ gìn địa đầu phương Bắc của Tổ quốc, trước sự nhăm nhe của quân xâm lăng. Không chỉ vậy, đền Cửa Ông còn có không gian thờ phụng các vị tướng cùng gia thất nhà Trần, có thể kể tới Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Tuấn, Trần Anh Dư… 

      Vốn từ khi xây dựng, đền Cửa Ông đã được chọn lựa về nơi có vị trí địa lý thuận lợi, cùng phong thủy thích hợp với sự trường tồn của nước non. Trải qua 700 năm với vô số cuộc trùng tu lớn nhỏ, tới nay, đền Cửa Ông vẫn gìn giữ được giá trị lịch sử vốn có. Đó là những nét đặc sắc về kiến trúc của triều đại xưa, cùng quan niệm thờ cúng tổ tiên lưu truyền ngàn đời. Với ban đầu khung cảnh chỉ là một cái am nhỏ, chính nhờ tình yêu nước và đạo hiếu uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta, đền Cửa Ông được trùng tu ngày càng khang trang to đẹp, trở thành cội nguồn để con dân khắp miền lui về thắp nén nhang tưởng nhớ. Cụ thể, là vào năm 2014, tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt chủ trương quy hoạch di tích đền Cửa Ông lên tới hơn 18.000 ha và đã hoàn công vào năm 2017. 

Thuyết minh về đền Cửa Ông (ảnh 2)

      Theo sử sách đã ghi chép lại, ban đầu nơi đây chỉ thờ vị Đức Ông Trần Quốc Tảng. Trải qua quá trình xây dựng tu bổ, nơi đây đã có thêm các khu đền chùa mới để thờ tự thêm nhiều danh nhân hơn. Đó là  Đền Hạ: Gồm đền Mẫu và đền Trung Thiên Long Mẫu; Đền Trung: Thờ Khâm Sai Đông Đạo Tiết Chế Hoàng Cần và Sơn thần, Thủy thần; Đền Thượng: Gồm đền Thượng, đền Quan Chánh, đền Quan Châu, chùa và lăng mộ Trần Quốc Tảng; Đền Cặp Tiên: Thờ một vị tiểu thư – con gái Trần Quốc Tảng (còn gọi là “Cô bé Cửa Suốt”), quan Chánh, các vị nhân thần, Phật, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu và Tiên Thiên Thánh Mẫu.

      Không chỉ thể hiện qua kiến trúc điêu khắc độc đáo mang đậm dấu ấn Đại Việt, đền Cửa Ông còn là nơi lưu giữ nối truyền bản sắc văn hóa dân tộc thông qua lễ hội ngày xuân, bắt đầu từ mồng 2 tháng 1 âm lịch cho tới khi ngày xuân kết thúc. Du khách từ mọi miền đất nước nườm nượp về đây trẩy hội, cùng cầu cúng xin cho gia đình mạnh khỏe vạn sự hanh thông, một năm mới bình an thuận lợi. 

      Phần lễ sẽ được tổ chức linh đình với bài văn khấn đền Cửa Ông, bao gồm tế lễ và tới phần rước kiệu bài vị Ông Trần Quốc Tảng, khởi hành từ đền Cửa Ông cho tới điểm dừng là miếu Vườn Nhãn thuộc xã Trác Chân - tương truyền đây vốn là nơi Đức Ông trôi dạt vào, rồi sau đó lại ngược trở về đền. Điều này tượng trưng cho một cuộc tuần du của Trần Quốc Tảng. 

      Sau khi xong phần lễ, là sự vui mừng náo nức của phần hội. Nghi thức tế lễ truyền thống chấm dứt, cũng là lúc để tổ chức các các hoạt động văn nghệ ca múa, thể thao hay các trò chơi dân gian quen thuộc như: kéo co, bịt mắt bắt dê, cờ bồi, đập niêu, tổ tôm điểm, múa lân… Đây cũng là một cách để lưu giữ truyền thống văn hóa của dân tộc, giữ vững đạo lý uống nước nhớ nguồn. 

------------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Thuyết minh về đền Cửa Ông. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 22/04/2023 - Cập nhật : 06/07/2023