logo

Thuyết minh về bún bò Huế

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Thuyết minh về bún bò Huế. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé! 


1. Thuyết minh về bún bò Huế - Mẫu số 1

Từ lâu, bún Huế đã là món ăn nổi tiếng khắp đất nước. Nó sánh ngang hàng với các món ăn “tương tự” nổi tiếng của cả hai miền bắc - nam. Nếu người Hà Nội tự hào với phở; người Sài Gòn tự hào với hủ tiếu Mỹ Tho; người Hoa ở Hà Nội có mỳ vằn thắn, có sủi cảo tôm tươi; người Hoa ở Sài Gòn có cao lầu; thì người Huế cũng sẵn sàng đưa bún bò giò heo của mình đi “thi đấu” với vẻ đầy tự tin. Nếu phở Hà Nội có mùi đậm đà, tiềm ẩn một sức quyến rũ đầy vẻ hương đồng gió nội. Cái duyên của bún Huế cũng giống như cái duyên của người làm ra nó vậy, không phô phang trình diễn vẻ mỹ miều, mà luôn tiềm tàng, ẩn náu một sự chinh phục đầy quyết liệt.

Thuyết minh về bún bò Huế hay nhất

>>> Xem thêm: Thuyết minh về đặc sản bánh tráng nước dừa

Để tạo ra hương vị của bún Huế, không công phu, cầu kỳ như phở Hà Nội, nhưng cũng phải có bí quyết. Từ một công thức nhưng không phải ai nấu cũng ngon, bởi không dễ gì tạo nên cái mùi đặc trưng của bún Huế. Giống như phở, đầu tiên nước xáo của bún cũng phải có vị ngọt chân thực, tinh khiết của xương bò, xương heo. Do vậy xương phải được ninh suốt đêm hôm trước. Nồi nước xáo dứt khoát phải có vài ba củ sả gồm cả lá được ninh cùng giò heo. Giò heo thật tươi được chặt thành từng khoanh và chỉ ninh mềm vừa phải, nếu ninh mềm quá sẽ bị cảm giác ngấy. Làm sao để những khoanh giò có độ ngọt nhưng chỉ béo tương đối. Nó vừa mềm, vừa dai, vừa giòn tạo cảm giác “sần sật” khi ăn. Muốn tạo hương vị đặc trưng của bún Huế phải có ruốc (người bắc gọi là mắm tôm). Nêm làm sao để chỉ giữ cái mùi thơm của ruốc lại, để khi ăn người ta không hề cảm giác có ruốc trong bún. Những quán sành điệu thường tìm mua ruốc của làng Trài, làng Hạ thuộc xã Thuận An. Ruốc ở đấy vừa thơm, vừa ngọt, có màu hồng tươi hấp dẫn lại không có cát.

Để tạo màu sắc trên mặt nước xáo, người ta thường phi loại ớt bột ít cay trong mỡ để bỏ vào nước xáo, làm cho tô bún luôn có những hạt mỡ đỏ lóng lánh trên mặt. Thịt bò dùng cho bún cũng phải thật tươi. Thịt bò được thái lát to và mỏng. Mỗi tô bún một khoanh giò, thêm gân hay thêm chả, bò tái hay bò chín tùy theo yêu cầu của khách. Sợi bún phải mềm, vừa dai, vừa giòn. Bún ngon thường được đưa từ làng ngoại thành Bao Vinh lên. Tô bún khi múc ra, người ta rắc thêm chút tiêu bột, một nhúm hành lá thái nhỏ, dăm cọng giá sống, vài lát ớt đỏ cùng mấy ngọn rau thơm.

Khách sẽ được mãn nguyện khi cắn khoanh giò, húp ít nước xáo vừa có vị ngọt tinh khiết của xương hầm, vị ngọt thơm của ruốc, lại có mùi thơm của sả, của hành lá, của ớt tươi... tạo nên cái hương vị đậm đà rất riêng biệt của bún bò giò heo.

Nếu có dịp về thăm Huế đừng quên thưởng thức ngay bún bò Huế thơm ngon này nhé. Đây là một trong những món ăn ngon ở Huế vừa rẻ vừa bổ mà bất cứ ai cũng yêu thích vì hương vị đặc trưng không lẫn với món phở nơi khác được.


2. Thuyết minh về bún bò Huế - Mẫu số 2

Nhắc tới ẩm thực xứ Huế mà không nhắc đến bún bò Huế thì quả là một điều thiếu sót. Món ăn vang danh ba miền và trên khắp thế giới bởi hương vị đặc trưng của mảnh đất cố đô. Đây chính là một trong những niềm tự hào của người dân vùng đất kinh kỳ. 

Bún bò Huế có nguồn gốc ban đầu là một món ăn trong cung đình Huế xưa. Giờ đây, nó đã trở thành một món ăn dân dã của người dân vùng đất cố đô. Thời gian trôi qua, nguyên liệu và cách chế biến bún bò Huế có thể thay đổi nhưng nó vẫn luôn hội tụ những tinh hoa của ẩm thực Huế: cầu kỳ, tỉ mỉ, đặc sắc.

Nguyên liệu chính để nấu bún bò là thịt bắp bò, giò heo, thịt bò, chả, tiết để tạo màu đỏ đặc trưng cho nước dùng. Cũng giống như các món bún khác, nước lèo chính là “linh hồn” của bún bò Huế. Để nấu được nước dùng ngon, người nấu phải biết cách phối hợp một cách tinh tế giữa nước xương, mắm ruốc – gia vị góp phần tạo nên nét đặc trưng của bún bò Huế, sả tươi và ớt đỏ.

Với những nguyên liệu đơn giản nhưng qua bàn tay chế biến tài tình, tinh tế của người Huế đã tạo nên một món ăn mang hương vị đặc trưng của mảnh đất cố đô. Lại nhắc đến đặc trưng của ẩm thực Huế không thể không nhắc đến vị cay. Tô bún bò Huế đỏ rực màu ớt, cay đến chảy nước mắt nhưng ai cũng phải xuýt xoa vì ngon vô cùng.

Để trung hòa vị béo, vị cay của tô bún bò Huế, người ta thường ăn kèm với rau sống, giá, rau húng và chút hoa chuối… Tô bún bò mới múc ra nóng hổi nghi ngút khói, thực khách vội vắt miếng chanh, thả tý ớt rồi ăn xì xụp. Có thể nói, một tô bún bò Huế đã hội tụ mọi tinh hoa của ẩm thực: chua, cay, thơm, ngọt, béo. Món bún bò Huế còn được Tổ chức Kỷ lục Châu Á bình trọn là 1 trong 12 món ăn Việt Nam đạt giá trị “ẩm thực Châu Á”.

Nếu như Phở là niềm tự hào của người Hà Nội thì bún bò Huế chính là niềm tự hào của người dân vùng đất cố đô. Nếu là người Việt Nam du khách nhất định phải thưởng thức món ăn này ít nhất một lần trong đời. Ăn tô bún bò Huế trên mảnh đất kinh kỳ, du khách sẽ cảm nhận được hết mọi tinh hoa của ẩm thực xứ Huế. Thật không ngoa khi nói rằng, bún bò Huế chính là món ăn “quốc hồn, quốc túy” của người dân đất Việt.


3. Thuyết minh về bún bò Huế - Mẫu số 3

Khi nhắc đến "phở" người ta thường nhớ đến Hà Nội đầu tiên. Bởi nó luôn được xem một trong những món ăn ẩm thực tinh hoa của mảnh đất thủ đô. Thế nhưng phở bò Nam Định cũng là một trong những món ăn nổi tiếng không kém bởi hương vị ngọt ngào, khác biệt mà chỉ khi thưởng thức trên mảnh đất Thành Nam, bạn mới cảm nhận hết được sự đặc biệt của nó. 

Nằm trong số những món ăn ngon và đậm đà hương vị nhất của ẩm thực Việt Nam, bên cạnh những món ăn thường thức như cơm, phở, bánh mì, hủ tiếu thì bún bò Huế  cũng được ưa chuộng và điều thú vị là món ăn này có thể được ăn vào mọi buổi từ sáng đến chiều tối.

Bún bò Huế là một đặc sản của ẩm thực Huế, tùy là bún bò nhưng ngoài thịt bò còn có thịt heo. Hương vị đặc biệt của món ăn này chủ yếu là ở vị cay nồng, mùi sả đặc trưng  của nước lèo. Vốn là một hương vị Huế không lẫn vào đâu được và chính điều đó khiến người ăn cứ nhớ mãi về món ăn này.

Về cơ bản, bún bò Huế giống như phở với một tô nước lèo cùng với các loại thịt, gia vị cùng với bún hoặc bánh phở. Tuy nhiên, cọng phở thường mềm và mỏng trong khi cọng bún bò cứng và dai hơn. Nếu nghe qua cái tên của món ăn này, hẳn ai cũng sẽ nghĩ Huế là một vùng đất về thịt bò nhưng thật ra ở Huế không có nhiều trại nuôi bò và cũng không có loại thịt bò trứ danh nào xuất phát từ Huế. Thế nhưng tô bún bò này lại vang danh khắp đất Việt giống như thành phố Huế, tuy không có nhiều thành tựu nhưng cái chân chất, giản dị của con người Huế lại ghi dấu ấn sâu đậm vào lòng những con người đã từng dừng chân ghé qua nơi này.

Để có bát bún bò Huế ngon, chọn nguyên liệu là khâu rất quan trọng. Ngon nhất là bạn dùng thịt bắp bò, có thể thể dùng bắp chân trước hay bắp hoa, thêm nạm bò nữa ăn sẽ ngon hơn. Thịt bò phải có màu đỏ tươi, thớ nhỏ mịn, thơm mùi bò, mỡ bò có màu vàng nhạt. Dùng xương ống bò để hầm nước dùng sẽ rất ngọt nước.

Nếu nấu thêm thịt giò heo cần rửa sạch và nhổ lại lông heo, sau đó cũng trụng sơ như làm với bắp bò. Thịt giò heo nhanh mềm hơn bò bắp, có thể vớt giò heo ra trước, nếu không sẽ bị nhũn ăn mất ngon.

Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế. Mắm nên đánh tan với nước lạnh, không dùng nước nóng kẻo ruốc sẽ bị tanh. Nếu có thời gian bạn có thể khuấy tan ruốc, thêm vào tí muối, đường, để cho lắng bớt cát rồi đổ nước ruốc đã lọc sạch vào ướp vào thịt bò bắp qua đêm, khi đem hầm thịt bò bắp sẽ thơm, thấm gia vị hơn.

Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả bò được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được xắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Người ta cũng thường cho thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá, rau thơm, xà lách, rau cải con, bắp chuối xắt nhỏ.

Bún bò Huế không thế thiếu sả, sả dùng nhiều trong món bún bò rất ngon và thơm vị đặc trưng của bún bò Huế. Sả bạn lựa cọng nhỏ sẽ thơm hơn cọng  lớn, rửa sạch, tước bỏ vỏ, cắt khúc ngắn, dùng cán dao đập dập hay tẽ sả làm đôi, thả vào nồi nước dùng đun cùng thì nước dùng sẽ rất thơm.

Trước khi hầm xương, rửa thật sạch xương và thịt bò bắp, trụng sơ qua nước sôi pha với ít giấm hay chanh khoảng 10 phút để xương và thịt bò ra hết chất bẩn rồi rửa sạch lại một lần nữa sau đó mới bắc lại nồi lên bếp và hầm. Bắc nồi nước lên bếp nấu cho sôi, rồi thả xương, giò heo, thịt nạm, 2/3 bó sả, muối vào. Chờ đến khi nước sôi trở lại thì hớt bọt cho kỹ để tránh làm hôi nước lèo. Sau khi vớt hết bọt, vặn lửa nhỏ lại, để lửa riu riu hầm cho thịt chín. Nhớ canh thịt đừng để rục không ngon, thịt giò heo chín trước, vớt ra ngâm vô thau nước +1/2 muỗng cà phê muối ngâm để thịt không bị đen. Kế đến thịt nạm chín cũng vớt ra và ngâm vào thau nước muối. Hầm tiếp xương đuôi bò cho chín tới, vớt sả ra bỏ rồi nêm mắm ruốc lượt qua rây, 1 muỗng cà phê đường, 2 muỗng súp nước mắm, nêm cho vừa ăn

Người Huế ăn cay nhiều nên món bún bò Huế không thể thiếu ớt sa tế. Nếu không ăn cay được bạn có thể phi màu hột điều để làm màu, ớt cay xào với dầu ăn, thêm tí sả xay, thả vào nồi nước dùng để món bún có màu đẹp mà không quá cay. Để bún ra tô, trên để vài lát thịt giò heo, thịt nạm, chả lụa, hành lá, hành củ. Chế nước lèo đang sôi lên trên mặt cho ngập bún. Ăn kèm với giá, rau quế, chanh, bắp chuối, rau muống chẻ.

Cũng như món bún bò, nó có đủ ngọt bùi cay mặn, tất cả những hương vị để tạo thành một món ăn ngon và Huế cũng là vùng đất sẽ cho bạn những cảm giác trọn vẹn nhất về một Việt Nam xưa và nay.

---/---

Như vậy Top lời giải đã trình bày xong bài văn mẫu Thuyết minh về bún bò Huế. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 16/05/2022 - Cập nhật : 18/05/2022