logo

Thuyết minh về đặc sản bánh tráng nước dừa

Bạn đang gặp khó khi làm bài văn Thuyết minh về đặc sản bánh tráng nước dừa? Đừng lo! Hãy tham khảo những bài văn mẫu đã được tuyển chọn và biên soạn với nội dung hay nhất của Top lời giải dưới đây để nắm được cách làm cũng như bổ sung thêm vốn từ ngữ nhé. Chúc các bạn có một tài liệu bổ ích!


Thuyết minh về đặc sản bánh tráng nước dừa - Bài mẫu 1

Ẩm thực Bình Định gồm cả những món ăn vặt Bình Định có thể hoàn toàn đối lập với những tưởng tượng của chúng ta. Ẩm thực Bình Định chẳng những không cứng cỏi, không quy tắc, không khô khan… mà hoàn toàn dịu ngọt, nên thơ và dễ làm người ta lưu luyến. Trong số rất nhiều các món ăn ngon của Bình Định, có lẽ không thể không nhắc đến món ăn dân dã: bánh tráng nước dừa.

Bánh tráng nước dừa Bình Định khiến thực khách nhiều nơi nhớ đến, một phần là do sự đóng góp rất lớn của bạt ngàn những rặng dừa xứ Bình Định. Nói thế là bởi thiên nhiên ưu đãi cho mảnh đất miền Trung này một khí hậu, một thổ nhưỡng phù hợp để nuôi những cây dừa tươi tốt, những quả dừa có chất lượng thơm ngon không thua gì chất lượng dừa ở thủ phủ dừa Bến Tre ở vùng đất miền Nam trù phú.

Có được nguyên liệu dừa thơm ngon nức tiếng cộng thêm sự cần cù, tinh tế trong ẩm thực của người Bình Định, vì thế mà món ngon bánh tráng nước dừa ra đời, làm say đắm biết bao người yêu ẩm thực từ Nam chí Bắc. Phải nói thêm, món bánh tráng nước dừa không phải là món độc nhất vô nhị trên cả nước, nhưng quả thực, bánh tráng nước dừa Bình Định luôn tồn tại cái tinh túy riêng và khi thưởng thức luôn khiến người dùng phân biệt được với các loại bánh tráng của các vùng đất khác. Và để làm được thương hiệu riêng như thế, Bình Định đã luôn tuân thủ các nguyên tắc khi làm bánh tráng nước dừa. Đầu tiên, người ta xay gạo ra thành hỗn hợp chất lỏng (chọn loại gạo ngon càng tốt), sau đó đem trộn với nước cốt dừa và xác dừa nhuyễn. Thường thì quá trình hòa tan gạo xay và nước cốt dừa không có tỷ lệ nhất định vì sự hòa quyện này đã dần trở thành kinh nghiệm làm nghề xương máu của người dân xứ võ; tùy vào khối lượng gạo xay mà người ta có thể ước chừng khối lượng nước cốt dừa và xác dừa vừa đủ. Quan trọng hơn, quá trình này không thể thiếu 1 nguyên liệu là linh hồn của chiếc bánh tráng. Đó chính là mè. Khi khuấy hỗn hợp, chúng ta cần cho thêm vào mè đen. Bên cạnh đó, một số nguyên liệu phụ khác cũng góp mặt như: muối, hành tím thái lát mỏng, tiêu hột.

Thuyết minh về đặc sản bánh tráng nước dừa hay nhất

Công đoạn tiếp theo là công đoạn tráng bánh. Bánh tráng nước dừa Bình Định được tráng trên bếp trấu nóng (đây là nguyên tắc bắt buộc để có được thành phẩm bánh tráng ngon). Khi tráng bánh, người thực hiện phải làm đều tay, một là để bánh chín đều, hai là để các nguyên liệu như mè, tiêu, hành… được trải đều vị ra trên chiếc bánh, không bị dồn cục. Khi bánh đã chín, chúng ta chưa thể thưởng thức được mà phải thự

Người dân làm bánh tráng nước dừa ở Bình Định rất chăm chút cho từng mẻ bánh tráng của mình, vì thế để bánh được giòn thơm, thể hiện hết mùi vị vốn có thì họ phải tiến hành phơi bánh tráng trong thời tiết nắng to, nếu không đủ nắng thì bánh tráng không ngon, vì vậy, đôi khi để có được các mẻ bánh tráng nước dừa khô rơm, phồng, dậy mùi hấp dẫn thì người làm cũng phải vất vả nhiều ngày liền.

Món bánh tráng nước dừa Bình Định là món ăn vặt Bình Định khá thú vị được nhiều người yêu thích. Bánh tráng nước dừa Bình Định cũng như các bánh tráng ở vùng miền khác, còn thường dùng để ăn tráng miệng, ăn cùng với xì dầu, nước mắm... Và với du khách, mỗi khi đến với Bình Định, du khách có thể tìm mua thức quà vui giản dị nhưng thơm ngon này về để làm quà biếu cho người thân, bè bạn của mình.


Thuyết minh về đặc sản bánh tráng nước dừa - Bài mẫu 2

Từ lâu, bánh tráng nước dừa được xem như một đặc sản nổi tiếng của đất Bình Định, và đặc biệt chỉ ở Tam Quan mới có. Khách phương xa đến thăm quê hương Bình Định thường tìm mua đem về làm quà cho người thân. Bánh tráng được xếp lại thành từng chồng 20 bánh rồi dùng dây chuối buộc lại hình chữ thập gọi là “ràng”.

Khác với loại bánh tráng hủ tiếu, bánh tráng gạo pha mè hạt từng nổi tiếng ở Bình Đình, bánh tráng nước dừa có bề mặt lớn bằng chiếc mâm thau, cộm lên những xác cơm dừa và mè hạt. Loại bánh tráng nước dừa chỉ dùng để nướng ăn cho vui miệng. Vì bánh quá dày không thể nhúng nước ăn được như các loại bánh khác.

Khi gặp lửa than, bánh tráng căng phồng lên, nước dừa cứ ứa ra như lớp mỡ vừa bay mùi thơm vừa béo ngậy. Những ai mới ăn thử lần đầu cứ muốn ăn mãi, ăn hoài.

Nhiều người còn đem phết lên mặt bánh một lớp mật đường hoặc mạch nha; có người phết một lớp mắm ruốc ngon, ăn càng thấy mặn mà lạ miệng, chất béo cứ ngấm dần xuống tận cổ. Vì bánh quá lớn và quá dày, người ta phải cắt ra thành từng miếng nhỏ, làm đôi, làm ba, hay làm bốn, vừa dễ nướng mà cũng vừa dễ sắp lên đĩa để cấm lấy ăn cho gọn gàng.

Các tiệm ăn ở Bình Định thường dùng bánh tráng nước dừa để ăn tráng miệng. Vì sản xuất vào mùa nắng ráo và có hạn cho nên khó đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng ngoài thị trường.


Thuyết minh về đặc sản bánh tráng nước dừa - Bài mẫu 3

Món bánh tráng đã trở thành một món ăn không thể nào thiếu trong thế giới ẩm thực của người Việt Nam. Nhưng ít ai biết được rằng Bình Định là cái nôi của món bánh tráng huyền thoại này. Ở tại đây cũng vô cùng nổi tiếng với món bánh tráng nước dừa Tam Quan – Bình Định. 

Bánh tráng là một món ăn phổ biến được làm từ bột gạo và bột mì. Tùy theo mục đích sử dụng khác nhau mà người ta có cách chế biến và thêm nếm nguyên liệu với tỷ lệ phù hợp. Để có được một chiếc bánh tráng chuẩn và ngon nhất, những người nông dân phải dậy từ sáng sớm để ngâm gạo, xay bột và pha chế bột. Khi đã chuẩn bị phần bột xong, người ta phải tiếp tục đốt lò để đun nước lấy hơi nóng. Một tấm vải lớn được kéo căng ra để trên miệng nồi làm khuôn bánh. Khi nước sôi, hơi nước sẽ bốc lên nghi ngút, Người ta lấy một gáo nhỏ múc bột đổ lên tấm vải đó sao cho thật mỏng.

Khi đã trải bột xong, lấy một chiếc vung để đậy nắp lại. Sau đó, người ta sẽ sử dụng một chiếc đũa cái để vớt bánh ra, đem đi phơi khô để ăn. Với chiếc bánh tráng, có rất nhiều cách ăn khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Bạn hoàn toàn có thể ăn trực tiếp bánh tráng. Với những ông chú hay chén rượu chén anh, một chiếc bát tiết canh, rắc lên một ít thịt heo và bánh tráng giã nhỏ thì còn gì tuyệt vời hơn bằng. 

Khi cuộc sống đã ngày càng phát triển, người ta cũng tạo ra nhiều món ăn cầu kỳ hơn với bánh tráng nướng. Với chiếc bánh tráng rộng và mỏng như vậy, ta có thể thêm nhiều nguyên liệu khác nhau như: thịt heo xay, giá đỗ, cá gòi, thịt cầy, tôm xào, cua luộc,…, sau đó cuộn vào rồi chấm với nước mắm. Thật là hấp dẫn. Hương vị đặc trưng của dừa trong bánh tráng tạo nên một phong cách ẩm thực vô cùng độc đáo, không chỉ vùng đất này mà cho nền ẩm thực Việt Nam. Nó nhắc nhớ ta về một thời kỳ lịch sử oai hùng đã đi qua và thêm trân trọng cuộc sống.

---/---

Trên đây là các bài văn mẫu Thuyết minh về đặc sản bánh tráng nước dừa do Top lời giải sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

icon-date
Xuất bản : 14/05/2022 - Cập nhật : 14/05/2022