logo

Thủ pháp nghệ thuật là gì?

Thủ pháp nghệ thuật hay còn gọi là biện pháp nghệ thuật là những nguyên tắc thi pháp trong việc tổ chức một phát ngôn nghệ thuật (nguyên tắc xây dựng cốt truyện, quy tắc thể loại, nguyên tắc phong cách, thể thức câu thơ).


Câu hỏi: Thủ pháp nghệ thuật là gì?

Trả lời

Thủ pháp nghệ thuật hay còn gọi là biện pháp nghệ thuật (tiếng Nga : priom) là những nguyên tắc thi pháp trong việc tổ chức một phát ngôn nghệ thuật (nguyên tắc xây dựng cốt truyện, quy tắc thể loại, nguyên tắc phong cách, thể thức câu thơ). Tuy nhiên trong nghiên cứu văn học, người ta thường nói đến biện pháp nghệ thuật khi xác định những hình thức mới hoặc khi nói đến việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đã ổn định, cố định vào mục đích mới. Do đó, biện pháp nghệ thuật nào nổi bật sẽ có ý nghĩa đáng kể.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

Trong các tác phẩm văn học, các tác giả thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhằm bổ trợ cho việc diễn đạt nội dung. Có thể khẳng định, các biện pháp nghệ thuật có vai trò rất lớn tạo nên sự thành công của tác phẩm. Một số biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng như:


1. So sánh

- Khái niệm: Đây là biện pháp tu từ thường được sử dụng nhất, được sử dụng gắn liền với các từ ngữ: “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các từ ngữ biểu hiện sự so sánh thường bị ẩn.

- Như vậy, So sánh là việc đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng.

- Biện pháp so sánh có tác dụng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc.

– Dấu hiệu nhận biết: Có các từ ngữ so sánh: “là”, “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Tuy nhiên, chúng ta phải lưu ý một số trường hợp, từ ngữ so sánh bị ẩn đi.

- Ví dụ:

+ “Người ta là hoa đất”

+ “Nước biếc trông như làn khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào”

+ “Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”

Thủ pháp nghệ thuật là gì?

2. Nhân hóa

- Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi … vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

- Các kiểu nhân hóa:

+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…

+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật

- Ví dụ:

+ “ Chị ong nâu nâu nâu nâu/ chị bay đi đâu đi đâu”

+ Heo hút cồn mây súng ngửi trời


3. Ẩn dụ

- Khái niệm: Ẩn dụ cũng là một biện pháp nghệ thuật thường xuyên được sử dụng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

– Dấu hiệu nhận biết: Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau

- Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức – tương đồng về hình thức

+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức

+ Ẩn dụ phẩm chất – tương đồng về phẩm chất

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

- Ví dụ: “Người phụ thân mái đầu bạc/ đốt lửa đến anh nằm/ rồi Bác đi dém nhẹm chăn/ từng tín đồ từng fan một”

⇒ Người phụ thân, Bác chủ yếu là: Hồ Chí Minh


4. Hoán dụ

– Khái niệm: Là phương án tu từ hotline tên sự thứ, hiện tượng lạ, tư tưởng này bởi thương hiệu sự vật, hiện tượng kỳ lạ, định nghĩa khác có quan hệ sát gũi

– Tác dụng: Làm tăng mức độ gợi hình, gợi cảm cho việc diễn đạt

- Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:

+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể

+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

- Ví dụ: “Áo nâu cùng với áo xanh/ Nông thôn cùng với thành thị đứng lên”

⇒ Áo nâu đại diện cho người nông dân của vùng nông thôn, áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân của thành thị


5. Nói quá

- Khái niệm: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật và hiện tượng.

- Tác dụng: Biến pháp nói quá giúp làm cho hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm.

– Dấu hiệu nhận biết: Những từ ngữ cường điệu, khoa trương, phóng đại so với thực tế

Ví dụ:  “Lỗ mũi mười tám gánh lông/ chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho”.

Xem thêm:

>>> Viết đoạn văn sử dụng biện pháp nói quá


6. Nói giảm nói tránh

- Khái niệm: Trái ngược với nói quá là biện pháp nói giảm nói tránh. Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, lịch sử.

– Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó

- Ví dụ:

“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!”

[Bác ơi – Tố Hữu]

“Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta”

[Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến]


7. Điệp từ, điệp ngữ

- Khái niệm: Điệp từ, điệp ngữ cùng là một biện pháp được sử dụng nhiều trong thơ, văn Việt Nam. Điệp từ, điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp lại nhiều lần một từ hoặc cụm từ.

- Tác dụng: Các câu thơ, câu văn sử dụng điệp ngữ đạt hiệu quả cao về diễn đạt, tạo sự hứng thú cho người đọc người nghe. Bởi điệp từ, điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liện tưởng, cảm xúc, vấn điệu cho câu thơ, câu văn.

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, thơ

– Lưu ý: Phân biệt với lỗi lặp từ

Ví dụ: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

⇒ Từ “giữ” được nhắc lại 4 lần nhằm nhấn mạnh vai trò của tre trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.


8. Chơi chữ

– Khái niệm: Là biện pháp được sử dụng đặc sắc về âm sắc, về nghĩa của từ

- Tác dụng: Tạo thanh âm cho câu thơ trở nên vui tươi, nhộn nhịp hơn

Ví dụ: Trời cho = Trò chơi

icon-date
Xuất bản : 13/05/2022 - Cập nhật : 13/05/2022