logo

Theo em, qua những đề nghị nêu trên, Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì?

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất: Theo em, qua những đề nghị nêu trên, Nguyễn Trường Tộ mong muốn được dùng những kiến thức, kinh nghiệm ông học được từ văn minh nước ngoài để giúp đất nước phát triển, cụ thể là:

+ Tìm cách đưa nước nhà thoát khỏi cảnh nghèo đói, lạc hậu.

+ Chủ trương canh tân đất nước để đủ sức tự lập, tự cường

+ Tiếp thu văn minh phương Tây và phát triển đất nước

+ Củng cố sức mạnh trong nước để thoát khỏi sự xâm lược của các nước phương Tây.

Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về Nguyễn Trường Tộ để hiểu rõ câu hỏi trên hơn nhé!


1. Tìm hiểu chung về Nguyễn Trường Tộ

a. Tiểu sử

- Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830 mất năm 1871, còn được gọi là Thầy Lân ; là một danh sĩ, kiến trúc sư , và là nhà cải cách xã hội Việt Nam ở thế kỷ 19.

Ông sinh trong một gia đình theo Công giáo Rôma từ nhiều đời tại làng Bùi Chu, thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

- Thân phụ là Nguyễn Quốc Thư, một thầy thuốc Đông y, nhưng mất sớm.

- Nguyễn Trường Tộ là người thông minh, học giỏi, nên được truyền tụng là "Trạng Tộ". Thế nhưng, ông không đỗ đạt gì, có thể vì ông là người Công giáo nên không được đi thi, hoặc là ông không muốn đi theo con đường khoa cử.

Theo em, qua những đề nghị nêu trên, Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì

b. Sự nghiệp

- Đầu tháng 2 năm 1861, ông Tộ nhận làm "từ dịch" (phiên dịch các tài liệu chữ Hán) cho thực dân Pháp. Ngày 29 tháng 11 năm 1861, Đô đốc Louis-Adolphe Bonard lên thay Đô đốc Léonard Charner, và ông này liền xua quân mở rộng cuộc chiến. Thấy vậy, Nguyễn Trường Tộ không trông mong gì ở cuộc "nghị hòa" nên xin thôi việc.

- Trong quãng thời gian đó, năm 1862-1864, bằng sự hiểu biết của mình, ông đã thiết kế và chỉ đạo việc xây cất tu viện Dòng Thánh Phaolô Sài Gòn (nay ở số 4 đường Tôn Đức Thắng). Đây là một công trình kiến trúc theo kiểu châu Âu có quy mô và có giá trị bền vững cho đến tận ngày nay. Thành công ấy đã làm cho tiếng tăm Nguyễn Trường Tộ lan rộng. Khoảng năm 1864, ông được người Anh mời sang dự một hội nghị khoa học ở Anh, nhưng chưa đi thì đã bị thực dân Pháp ngăn trở, có lẽ vì họ không muốn ông liên lạc với người Anh.

- Sau đó, cuối năm 1864 cho đến đầu năm 1865, Nguyễn Trường Tộ đã gửi liên tiếp ba bản điều trần cho đại thần Trần Tiễn Thành, và hai bản điều trần cho đại thần Phạm Phú Thứ, để nhờ đưa các vấn đề quan trọng lên vua và Triều đình. Hai văn bản gửi cho ông Thứ, vì chưa tìm thấy nên không rõ nội dung. Còn ba văn bản gởi cho ông Thành, thì có thể là các bài: "Góp ý về việc mua và đóng thuyền máy" (cuối 1864), "Góp ý về việc đào tạo người điều khiển và sửa chữa thuyền máy" (tháng 2, 1865) và "Khai hoang từ" (tháng 2, 1866).

- Tháng 10 (âm lịch) năm Tự Đức thứ 23 (1870), Nguyễn Trường Tộ gửi thư lên Triều đình đề nghị lập lãnh sự ở Sài Gòn và sứ quán ở Pháp để nắm tình hình. Đầu tháng 11 năm đó, ông lại xin được vào Nam tổ chức đánh úp quân Pháp để thu hồi 6 tỉnh Nam Kỳ, nhân lúc Pháp đang thua Phổ (Đức) và Cách mạng Pháp đang nổi dậy.

- Đầu năm 1871, ông nhận được lệnh cấp tốc ra Huế với lý do "đưa học sinh đi Pháp", nhưng kỳ thực là để bàn bạc với vua Tự Đức về phương lược quân sự và ngoại giao mà ông đã trình bày trong các văn bản gởi cho Triều đình cuối năm 1870. Nhưng Triều đình Huế bàn đi tính lại mà không đi đến được một quyết định nào: Sứ bộ không được cử đi các nước, kế hoạch đánh úp Pháp để thu hồi 6 tỉnh ở Nam Kỳ cũng không được thực hiện...

- Đến tháng 8, 1871, ông gửi bản điều trần về việc cần canh tân, quảng giao để giữ nước. Nội dung những đề nghị đổi mới đất nước của Nguyễn Trường Tộ: Mở rộng quan hệ ngoại giao; Thuê chuyên gia nước ngoài; Mở trường; Xây dựng quân đội.

Trong những đề nghị đổi mới đó, đổi mới về kinh tế là cơ bản hàng đầu. Qua những đề nghị canh tân đất nước, Nguyễn Trường Tộ mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh, tiến kịp các nước phát triển khác. Thái độ triều đình nhà Nguyễn Trước những đề nghị đổi mới đất nước của Nguyễn Trường Tộ, triều đình nhà Nguyễn chia làm 2 phe: phe ủng hộ đổi mới và phe bảo thủ không ủng hộ đổi mới. Vua Tự Đức đứng về phe bảo thủ.

Kết quả: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ không được chấp nhận.

Theo em, qua những đề nghị nêu trên, Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì

- Sau mấy tháng ở Huế, có thể là vì không có việc gì để làm, hoặc có thể vì bệnh cũ tái phát, Nguyễn Trường Tộ đã xin phép trở về Xã Đoài (Nghệ An). Giữa năm ấy, ông về lại Xã Đoài, và đến ngày 22 tháng 11 năm 1871 thì đột ngột từ trần. Lúc ấy, ông chỉ mới khoảng 41 tuổi.

>>> Tham khảo: Vua quan nhà Nguyễn có ý kiến như thế nào đối với những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ


2. Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ

Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ có những nội dung chính như:

- Mở rộng quan hệ với nhiều nước, thông thương với thế giới.

- Thuê người nước ngoài giúp nhân dân ta khai thác nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản.

- Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc,…


3. Theo em, qua những đề nghị nêu trên, Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì?

Thông qua những lần gửi điếu văn, điều trần về đề nghị canh tân, ta có thể thấy Nguyễn Trường Tộ mong muốn được dùng những kiến thức, kinh nghiệm ông học được từ văn minh nước ngoài để giúp đất nước phát triển, cụ thể là:

+ Tìm cách đưa nước nhà thoát khỏi cảnh nghèo đói, lạc hậu.

+ Chủ trương canh tân đất nước để đủ sức tự lập, tự cường

+ Tiếp thu văn minh phương Tây và phát triển đất nước

+ Củng cố sức mạnh trong nước để thoát khỏi sự xâm lược của các nước phương Tây.

Nhưng kết quả là những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ không được chấp nhận.

-----------------------------------

Trên đây là bài tìm hiểu của Toploigiai về câu hỏi Theo em, qua những đề nghị nêu trên, Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì?. Hi vọng thông qua bài tìm hiểu mở rộng về Nguyễn Trường Tộ, Toploigiai có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về câu hỏi. 

icon-date
Xuất bản : 21/09/2022 - Cập nhật : 21/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads