logo

Tố cộng, diệt cộng nghĩa là gì?

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất: Tố cộng là tổ chức các cuộc tố cáo, bôi nhọ những người cộng sản, những người yêu nước tham gia kháng chiến chống Pháp và đấu tranh chống Mĩ-Diệm

Diệt cộng là tiêu diệt những người cộng sản

Để hiểu rõ hơn về Tố cộng, diệt cộng nghĩa là gì mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây nhé!


1. Tố Cộng, diệt Cộng nghĩa là gì?

Chính sách tố cộng và diệt cộng là chính sách của Quốc gia Việt Nam dưới quyền Thủ tướng Ngô Đình Diệm rồi tiếp tục triển khai dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam ở miền Nam Việt Nam bắt đầu từ năm 1955 với mục đích truy tìm và tiêu diệt những cán bộ kháng chiến hoặc có liên quan đến Việt Minh trong Chiến tranh Việt Nam.

Tố cộng là tổ chức các cuộc tố cáo, bôi nhọ những người cộng sản, những người yêu nước tham gia kháng chiến chống Pháp và đấu tranh chống Mĩ-Diệm

Diệt cộng là tiêu diệt những người cộng sản

[CHUẨN NHẤT] Tố cộng, diệt cộng nghĩa là gì?

2. Hương Thủy trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ: Phong trào cách mạng (1955-1957) và chiến dịch tố cộng diệt cộng của Mỹ-Diệm

Sau khi ổn định xong hệ thống chính quyền, quân đội và cảnh sát từ đầu não đến cơ sở, đế quốc Mỹ và chế độ Ngô Đình Diệm tiến hành chiến tranh đơn phương, ráo riết chống lại nhân dân miền Nam và hò hét “Bắc tiến”, “lấp sông Bến Hải” hòng chia cắt lâu dài đất nước ta. Do đó vị trí chính trị của Thừa Thiên, địch chọn đây là một trong những trọng điểm tố cộng ở miền Nam. Hương Thủy là một huyện phụ cận thành phố Huế về phía Nam, địch cũng tập trung triển khai tính trọng điểm đó ở huyện nhà.

Tháng 2 - 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm công khai phát động chiến dịch “tố cộng”, tiến công vào Đảng cộng sản và phong trào đấu tranh của nhân dân. Chúng đặt “tố cộng” là quốc sách, là biện pháp chiến lược chủ yếu, quyết định thành bại của chế độ. Ở Hương Thủy, địch lập ban tố cộng quận, xã, huy động cơ quan hành chính xã, lực lượng bảo an, dân vệ cùng tham gia. Về bộ máy ngụy quyền, chúng lập thêm quận Nam Hòa, trụ sở đặt tại Nguyên Thủy (Thủy Bằng), quân này chủ yếu kiểm soát vùng núi và đồng bào các xã dân tộc ít người.

Cách tiến hành “tố cộng” của địch ở Hương Thủy là tập trung đánh phá từng vùng, chia ra nhiều bước, đánh xong vùng này chuyển sang vùng khác. Các đoàn lưu động của quận về cắm ở xã, có đầy đủ quyền hành lập nhà giam, bắt giết người. Địch phân loại cán bộ, đảng viên và những người kháng chiến ra 3 loại: Loại 1 - là loại quan trọng gồm cán bộ chỉ đạo các cấp từ xã trở lên thì bắt, tra tấn, khai thác kết án nặng hoặc thủ tiêu; Loại 2 - là chi ủy viên, tổ trưởng đảng, chiến sĩ thi đua, cá nhân xuất sắc thì bắt, tra tấn, khai thác, phân hóa đưa lên loại trên, hoặc đưa xuống loại dưới; Loại 3 - là đảng viên thường, quần chúng tích cực thì tra tấn, khai thác, giam giữ và đưa đi hành dịch.

[CHUẨN NHẤT] Tố cộng, diệt cộng nghĩa là gì? (ảnh 2)

>>> Xem thêm: Trong chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam Mỹ có thủ đoạn mới là?


3. Mục đích của “Tố Cộng, diệt Cộng”

Mục đích “Tố Cộng, diệt Cộng” nhằm gây uất hận trong dân chúng đối với Việt cộng: để cho nhân dân tố giác Việt cộng ở lại hoạt động trong vùng “quốc gia” kiểm soát; khủng bố tinh thần Việt cộng làm cho Việt cộng nghi ngờ quần chúng mà không dám hoạt động nữa; đánh lệch tư tưởng lừng chừng còn hướng về cộng sản phải ngả hẳn về phía chính phủ quốc gia.

Một tài liệu tố cộng của chính quyền Ngô Đình Diệm viết: “Mục tiêu tố cộng là đánh trên diện rộng lúc đầu, sau đó đánh vào chiều sâu, đánh cả nông thôn và thành thị, tập trung nơi có phong trào mạnh. Đánh vào Đảng cộng sản và đánh cả vào dân, lấy đánh vào Đảng cộng sản làm mục tiêu quyết định nhất, vừa tiêu diệt con người, vừa tiêu diệt tinh thần, tư tưởng, tất cả đều nhằm mục tiêu tối hậu là làm cho người cộng sản hoặc bị tiêu diệt hoặc chịu thuần phục quốc gia, làm cho quần chúng hoặc chết hoặc trở thành người dân quốc gia”.

Tuyên truyền “tố cộng, diệt cộng” được đẩy mạnh trên báo chí, truyền đơn, biểu ngữ, chiếu bóng, loa truyền thanh, đài phát thanh, triển lãm tranh ảnh, phỏng vấn người Bắc di cư với các khẩu hiệu “đả đảo Việt cộng”, “đả đảo Hồ Chí Minh”, “đả đảo hiệp định đình chiến”, chống hiệp thương tổng tuyển cử, ủng hộ Ngô Đình Diệm.


4. Nhân dân miền Nam trực tiếp chống xâm lược Mỹ và tay sai, làm phá sản nhiều chiến lược chiến tranh của Mỹ

Từ tháng 9-1954, Bộ Chính trị đã họp và ra Chỉ thị riêng về tình hình mới và nhiệm vụ công tác mới cho các đảng bộ miền Nam. Trong 2 năm đầu, Đảng chủ trương lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi thực hiện Hiệp định Giơnevơ, đòi củng cố hoà bình, thực hiện các quyền tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất đất nước trên cơ sở độc lập, dân chủ. Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống khủng bố, đàn áp của ngụy quân, nguỵ quyền, chống chính sách “tố cộng, diệt cộng” của Mỹ-ngụy, bảo vệ và xây dựng lực lượng cách mạng, căn cứ địa cách mạng, xây dựng và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, đồng thời tích cực nghiên cứu, chuẩn bị tìm con đường đấu tranh thích hợp để hạn chế tổn thất, đẩy cách mạng miền Nam tiến lên.  

Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam đã trải qua những năm tháng vô cùng khó khăn, ác liệt. Trước sức đánh phá của địch qua nhiều đợt “tố cộng, diệt cộng” cực kỳ tàn ác và những chiến dịch càn quét khốc liệt của quân đội ngụy tay sai, cách mạng miền Nam đã chịu những tổn thất nặng nề chưa từng có. Trong tình hình đó, Đảng đã động viên được 12 triệu lượt quần chúng (1955-1958) đấu tranh chính trị dưới những hình thức khác nhau. Trước tình thế khó khăn, hiểm nghèo, đại bộ phận đồng bào miền Nam vẫn một lòng một dạ theo cách mạng, vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh bất khuất chống lại cường quyền, áp bức và khủng bố tàn khốc của địch để giữ gìn lực lượng và thế đấu tranh. Một số khá đông đảng viên bị thất tán do chuyển vùng và rút vào hoạt động bí mật để chống khủng bố, vẫn hướng về Đảng và Cách mạng.

Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của đồng bào, chiến sĩ miền Nam trong hơn 4 năm đấu tranh đầy hy sinh gian khổ và nghiên cứu những kiến nghị khẩn thiết của nhiều cán bộ, đảng viên cũng như của một số cấp ủy đảng, Bộ Chính trị đã dành nhiều công sức, trí tuệ chuẩn bị một giải pháp cơ bản cho cách mạng miền Nam để trình cho Ban Chấp hành Trung ương.

>>> Xem thêm: Nội dung chính của hiệp định Giơnevơ

----------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về Tố cộng, diệt cộng nghĩa là gì. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/08/2022 - Cập nhật : 04/08/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads