logo

Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất: Trong khi Trương Định đang băn khoăn giữa lệnh vua với nhân dân thì chỉ huy nghĩa quân đóng ở Tân An là Phan Tuấn Phát truyền thư đi khắp nơi, suy tôn Trương Định “Bình Tây Đại Nguyên Soái”.

Cảm kích trước niềm tin yêu của nhân dân, để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân Trương Định đã không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp. “Đại nguyên soái” Trương Định đã phất cao cờ “Bình Tây”, chỉ huy hàng nghìn nghĩa quân hoạt động chống thực dân Pháp.

Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu về trương Định để hiểu rõ hơn câu hỏi trên nhé


1. Trương Định là ai?

- Trương Định còn có tên là Trương Công Định, ông sinh năm 1820 ở phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Trương Định sống ở quê hương Quảng Ngãi cho đến năm 24 mới theo cha là Trương Cầm, người giữ chức Chưởng lý Thủy sư vào Gia Định (thời vua Thiệu Trị). Trương Định là người chí dũng song toàn.

- Năm 1850, hưởng ứng chính sách khai hoang của triều đình, ông đã đứng ra chiêu mộ khoảng 500 dân nghèo khai hoang lập lập ấp ở Gò Công, Gia Định. Với công lao đó, ông được triều đình Huế phong chức Quản cơ, hàm Lục phẩm, nên dân chúng còn gọi ông là Quản Định.

- Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định có hai người vợ là bà Lê Thị Thưởng, con gái của một hào phú ở huyện Tân Hòa tức Gò Công Đông ngày nay và bà Trần Thị Sanh, họ hàng xa của Thái Hậu Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức).

Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân

- Ngày 20 tháng 8 năm 1864, trong một trận chiến đấu quyết tử với giặc, ông bị bắn gẫy xương sống. Không để rơi vào tay giặc, Trương Định đã rút gươm tự sát để bảo tồn khí tiết khi tuổi đời mới 44 tuổi.

- Lăng mộ của Bình Tây Đại Nguyên soái được người vợ thứ của ông là bà Trần Thị Sanh xây dựng tại Gò Công, Tiền Giang. Ngoài ra, nhân dân còn lập đền dựng tượng Trương Định tại huyện Gò Công Đông, nơi ông và nghĩa quân từng lấy làm căn cứ chống Pháp để thờ cúng. Ngày 19,20/8 âm lịch hằng năm được dùng làm lễ hội tưởng niệm của ông và được nhân dân Gò Công dùng để tổ chức lễ hội tưởng nhớ công lao của ông.

- Các lăng mộ và đền thờ của Bình Tây Đại Nguyên soái được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia ngày 6/12/1989.

>>> Tham khảo: Tóm tắt khởi nghĩa Trương Định


2. Tìm hiểu khởi nghĩa Trương Định

a. Cuộc khởi nghĩa diễn ra khi nào?

Hưởng ứng phong trào chống Pháp cứu nước có nhiều nhân vật phất cờ khởi nghĩa. Khi đó các trung tâm kháng chiến được hình thành như Trần Xuân Hòa ở Mỹ Tho; Nguyễn Trung Trực ở Tân An; Vũ Duy Dương (Thiên hộ Dương) ở Đồng Tháp Mười; Quản Là ở Tây Ninh nhưng cuộc khởi nghĩa Trương Định năm 1859 – 1864 là có quy mô lớn nhất và gây tổn thất nặng nề nhất cho Pháp.

b. Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào?

- Năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định. Ngay lúc đó Trương Định đã đem nghĩa binh của mình lên đóng quân ở Gia định. Ông đã lập được nhiều chiến công trên phòng tuyến từ Gò Cây Mai đến Thị nghè và các trận đánh ở trung tâm Sài Gòn.

- Đầu năm 1861, Trương Định rút quân về Gò Công thuộc huyện Tân Hòa (Gia Định), quyết tâm chiến đấu lâu dài. Thời gian này Trương Định đã chiêu mộ thêm binh sĩ, tích lũy lương thực, chế tạo, mua sắm vũ khí và đã xây dựng Gò Công thành một căn cứ kháng chiến. Số nghĩa quân có tới ngàn người, thường tổ chức những trận phục kích giặc và đã đánh thắng nhiều trận. Trương Định đã thường xuyên liên hệ , hợp tác với hầu hết các sĩ phu yêu nước, các đầu mục, các văn thân mộ nghĩa trong vùng, nhanh chóng phát triển thế lực. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân ngày càng rộng khắp ở Gò Công, Mỹ Tho, Tân An, Chợ Lớn thuộc Định Tường, Gia Định, lan rộng ra hai bên nhánh sông Vàm Cỏ từ biển Đông kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Tháng 3 năm 1862, phần lớn các huyện của Gia Định và Định Tường đều được giải phóng, quân Pháp đã rút lui khỏi nhiều đồn vì sợ quân ta tập kích tiêu diệt, số khác bị cô lập dẫn đến hoang mang, lo sợ.

Ngày 5/6/1862, triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất đồng ý giao 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho thực dân Pháp và phải đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân. Vì lẽ đó, triều đình ra lệnh cho Trương Định phải ngừng chiến đấu và giải tán nghĩa quân.

Trước sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn, Trương Định đã cương quyết chống lại lệnh của triều đình và cùng nhân dân tiếp tục kháng chiến chống Pháp tại Gò Công.

Nhờ lòng yêu nước và sự dũng cảm, hy sinh chống giặc cứu nước mà ông được quân và dân tôn làm lên Bình Tây Đại Nguyên soái.

Muốn Trương Định ngừng bắn để Pháp trả lại Vĩnh Long, vua Tự Đức cử Phan Thanh Giản nhiều lần dụ Trương Định tuân lệnh triều đình, nhưng ông dứt khoát trả lời: “Nhân dân ba tỉnh muốn như xưa nên họ suy tôn chúng tôi đứng đầu. Chúng tôi không thể làm khác hơn điều mà chúng tôi đang làm. Cho nên chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng kháng chiến ở cả miền Đông và miền Tây. Chúng tôi chống địch, đánh địch và cuối cùng sẽ thắng địch. Nếu ngài còn nói tới hòa nghị với giặc thì chúng tôi phản đối mệnh lệnh của triều đình”.

Ngày 16 tháng 12 năm 1862, nghĩa quân của Trương Định nổi lên khắp mọi nơi không những ở Gò Công mà còn ở Bà Rịa, Cần Giờ, Chợ Lớn…quân số địch bị giảm sút, bị bao vây bốn phía, bối rối nhiều mặt. Trong trận đánh đồn Rạch Tra, trên đường Sài Gòn – Tây Ninh, đồn trưởng Pháp bị giết chết, nghĩa quân thu được vũ khí, đạn dược, pháo hạm của địch trên sông Vàm Cỏ Đông. Ở Biên Hòa, hàng vạn đồng bào đều nhất loạt nổi dậy, nghĩa quân làm chủ đường Sài Gòn – Biên Hòa, Pháp bị đẩy vào tình thế lúng túng, bị động. Trước tình hình đó, chính phủ Pháp điều động tăng cường quân đội, chúng tổ chức cuộc tiến công lớn vào căn cứ kháng chiến ở Gò Công.

Ngày 16-02-1863, đô đốc Bonard, tổng chỉ huy quân Pháp ở Nam kỳ, đến Gò Công, trực tiếp chỉ huy cuộc tấn công. Do thế giặc quá mạnh nên Trương Định vừa cho nghĩa quân mật phục đánh địch liên tục, vừa ra lệnh cho đại bộ phận nghĩa quân rút đi nơi khác để bảo toàn lực lượng cho cuộc chiến đấu lâu dài.

Sau đó, Trương Định di chuyển về khu vực “Đám lá tối trời” ở Gia Thuận để gầy dựng lại lực lượng. Thực dân Pháp tung bọn mật thám, bọn phản bội chỉ điểm ráo riết theo dõi mọi hoạt động của nghĩa quân. Theo đó, Huỳnh Văn Tấn (Đội Tấn) được lệnh truy lùng nơi ở của Trương Định. Ngày 20-8-1864, Đội Tấn chỉ huy bọn thuộc hạ bất ngờ đột kích vào nơi trú ngụ của ông tại Kiểng Phước (nay thuộc huyện Gò Công Đông, TG). Trận chiến không cân sức đã diễn ra; và cuối cùng, Trương Định đã anh dũng hy sinh vì đại nghĩa cứu nước, cứu dân, hưởng dương 44 tuổi, để lại bao niềm tiếc thương trong lòng người dân Gò Công và Nam Bộ.

Sự hi sinh của Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định là một sự tổn thất lớn cho phong trào kháng chiến chống Pháp của nước ta thời bấy giờ, làm bao nhiêu nghĩa sĩ, nhân dân thương tiếc.

>>> Tham khảo: Em có suy nghĩ gì về hành động của Trương Định sau hiệp ước 1862


3. Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?

Thông qua cuộc khởi nghĩa Trương Định, ta có thể thấy được tình cảm của Trương Định đối với nhân dân:

Cảm kích trước niềm tin yêu của nhân dân, Trương Định đã không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp. “Đại nguyên soái” Trương Định đã phất cao cờ “Bình Tây”, chỉ huy hàng nghìn nghĩa quân hoạt động chống thực dân Pháp.

------------------------------------

Trên đây là bài tìm hiểu của Toploigiai về câu hỏi Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân. Hi vọng thông qua bài tìm hiểu trên, Toploigiai có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình cảm của Trương Định đối với nhân dân và những công lao của ông đối với nhân dân đất nước.

icon-date
Xuất bản : 21/09/2022 - Cập nhật : 21/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads