Cùng Top lời giải hướng dẫn chi tiết: “Tóm tắt khởi nghĩa Trương Định” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Lịch sử 11.
- Từ năm 1861 đến 1862, ở Nam Kỳ đã nổi lên các trung tâm kháng chiến sau: Đỗ Trình Thoại, Trương Định ở Gò Công, Trần Xuân Hòa ở Mỹ Tho, Nguyễn Trung Trực ở Tân An, Thiên hộ Dương ở Đồng Tháp Mười, Quản Là ở Tây Ninh… Trong giai đoạn này, cuộc khởi nghĩa của Trương Định là tiêu biểu nhất.
- Người anh hùng này với trí dũng song toàn, từ đất Gò Công đã thu hút được nhiều anh tài như Đỗ Quang, Đỗ Trình Thoại, Âu Dương Lân, Nguyễn Thông… nghĩa quân của Trương Định ngày càng đông và uy thế lan rộng khắp các vùng từ Tân An, Mỹ Tho, Gò Công xuống Đồng Tháp Mười…Suốt những năm từ 1861 đến cuối 1864, nghĩa quân ông chiến đấu anh dũng và giành được nhiều thắng lợi. Tuy nhiên, do kẻ thù với vũ khí hiện đại, cuộc khởi nghĩa của Trương Định cũng nhanh chóng bị dập tắt. Ông hy sinh ở tuổi 44, Trương Định đã là cho Pháp khiếp sợ với nhiều chiến thắng ở Gò Công, Rạch Giá, Quý Sơn, Tân An…Trương Định còn nổi tiếng với khẩu hiệu “Phan - Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” nghĩa là (họ Phan, Lâm bán nước, Triều đình bỏ rơi dân chúng) thiêu trên lá cờ “Bình Tây đại nguyên soái”.
Trương Định (1820 - 1864) có tên đầy đủ là Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định. Ông sinh ra tại miền đất miền Trung nhiều nắng và gió Quảng Ngãi (trước là làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi nay thuộc xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi).
Cha Trương Định là Lãnh binh Trương Cầm - là Hữu thủy Vệ dưới thời vua Thiêu Tri. Trương định kết hôn với vợ là bà Lê Thị Thưởng vào năm 1844. Ông còn có một bà vợ khác là Lê Thị Sanh.
Dưới thời nhà Nguyễn, Trương Định là một võ quan. Còn dưới thời Pháp giai đoạn 1859 -1864, ông trở thành người đứng đầu nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp, khẳng định tinh thần yêu nước dũng cảm khi đứng lên bảo vệ Tổ Quốc.
Trương Định sinh ra tại Quảng Ngãi nhưng nơi làm lên tên tuổi cũng như dấu ấn cuộc đời ông chính là Gia Định. Tại Gia Định, Bình Tây đại nguyên soái không tiếc sức người, sức của hết lòng đánh Tây.
Khi giặc Pháp gặp nhiều bất lợi và nhân dân ta đang kiên cường chống trả thì triều đình nhà Nguyễn khiếp nhược không cùng nhân dân chống giặc mà lại ký hòa ước Nhâm Tuất năm 1862 phản bội nhân dân.
Triều đình dâng ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ là Gia Định, Định Tường, Biên Hòa cho giặc Pháp và phải bồi thường cho Pháp 2 triệu 800 nghìn lạng bạc, phải mở các cửa biển Đà Nẵng, Quảng Yên, Ba Lạt (Thái Bình) cho Pháp vào tự do thông thương và đàn áp các cuộc khởi nghĩa nhân dân. Pháp cam kết sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình Huế khi mà triều đình làm cho nhân dân ba tỉnh miền Đông không chống Pháp nữa.
Triều đình ép buộc Trương Định phải bãi quân và đi nhận chức ở An Giang. Nhận được tin tức, Trương Định đang dằn vặt lựa chọn thì nhân dân Nam kì vội vàng bày tỏ nguyện vọng muốn ông ở lại lãnh đạo nhân dân chống Pháp: “Bọn Tây bị dân ta nhiều lần đánh lui, nay chúng được triều đình giảng hòa, chắc chúng sẽ giết hại bọn ta. Vả lại, bọn Tây lấy binh lực ăn hiếp ta bắt hòa, nhưng chúng không thành thực, nay triều đình giảng hòa với chúng, bọn ta không nơi nương tựa, sao bằng hợp lực đánh lại chúng, giữ lấy một mảnh đất để cùng nhau bảo toàn sinh mạng”.
Phạm Tuấn Phát ở Tân Long đem thư các nghĩa hào đến tỏ ý muốn cử Định làm chủ soái để ra sức trừ giặc và được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ nhiệt liệt. Họ yêu cầu ông vứt bỏ “cân đai, áo mũ” của triều đình và nhận chức “Bình Tây Đại nguyên soái” do nhân dân phong. Cảm động vì sự nhiệt tình của dân chúng đối với mình, lại thấy rõ thêm được âm mưu thâm độc của quân cướp nước và hành động của triều đình, Trương Định trọng trách và quyết tâm sánh vai cùng nhân dân đánh Pháp.
Ngày 19 tháng 8 năm 1864, Hoàng Công Tấn phản bội dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp. Bản doanh Đám lá tối trời thất thủ, Trương Định bị trọng thương (gãy xương sống).
Về cái chết của ông, các nguồn không thống nhất về việc ông có tuẫn tiết hay không. Hầu hết các nguồn cho rằng ông đã tuẫn tiết để khỏi rơi vào tay giặc. Mặt khác, theo Việt sử Tân Biên của Phạm Văn Sơn, "ông và 28 người tùy thuộc bị bắn chết". Khi ấy, ông 44 tuổi.
Hay tin Trương Định tuẫn tiết vua Tự Đức sai truy tặng ông phẩm hàm, và năm 1871 lại cho lập đền thờ ông tại Tư Cung (Quảng Nghĩa). Con ông là Trương Quyền đã rút lên vùng Châu Đốc tiếp tục chống Pháp thêm 6 năm nữa.
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã làm 12 bài thơ và một bài văn tế điếu ông. Trích giới thiệu một bài:
"Trong Nam, tên họ nổi như cồn
Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn
Đấu đạn hỡi rêm tàu bạch quỷ
Hơi gươm thêm rạng vẻ Hoàng Môn
Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ
Quả ấn Bình Tây đất vội chôn
Nỡ khiến anh hùng rơi giọt lụy
Lâm dâm ba chữ điếu linh hồn".
Từ đó đến nay, nhiều tên đường tại các thành phố và tên trường học ở Việt Nam được mang tên ông.