logo

Em hãy kể lại phong trào Đông du

icon_facebook

Sau khi bị Pháp chiếm đóng và đàn áp, dân tộc Việt Nam đã có những cuộc đấu tranh đầu tiên nổ ra nhưng đều thất bại. Những nhà Nho lúc bấy giờ bắt đầu phân tích và nhận ra cần sự hỗ trợ, cũng cần những đường lối mới trong phong trào kháng chiến. Bởi vậy, Phan Bội Châu cùng nhiều người khác sang Nhật để xin cứu viện và ở lại học tập. Vậy, kết quả của hành trình này có thành công không? Mời các bạn cùng Top lời giải đi tới bài viết Em hãy kể lại phong trào Đông du dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!


1. Khái niệm và nguyên nhân mở ra phong trào Đông du

Phong trào Đông Du là trào lưu du học tại Nhật Bản của thanh niên Việt Nam, nhằm tìm đường cứu nước do Hội Duy tân mà linh hồn là Phan Bội Châu khởi xướng từ những năm 1905. Đông Du được hình thành trong sự điều chỉnh về nhận thức của Phan Bội Châu cùng với những cơ hội từ phía Nhật Bản chỉ có được trong thời gian này - đã trở thành hạt nhân của Duy Tân hội.

Nguyên nhân của phong trào:

- Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á nhờ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà thoát khỏi ách thống trị của tư bản Âu - Mĩ, lại có cùng màu da, cùng nền văn hóa Hán học với Việt Nam.

- Muốn nương nhờ Nhật là tâm lí phổ biến của nhân dân các nước châu Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, trong đó có Việt Nam.

>>> Tham khảo: Mục đích cơ bản phong trào Đông du của Phan Bội Châu là


2. Hoạt động của phong trào Đông Du

Em hãy kể lại phong trào Đông du

Đến giữa năm 1908 số học sinh Đông Du đã lên tới 200 người, trong đó Nam Kỳ khoảng 100, Trung Kỳ và Bắc Kỳ mỗi xứ 50 người. Phan Bội Châu là người lãnh đạo trực tiếp số thanh niên du học này. Tổ chức Đông du có một trụ sở liên lạc lấy tên là Bính Ngọ Hiên đặt tại Hoành Tân (sau dời lên Tôkyô). Học sinh được sắp xếp vào học tại hai trường chính: Đông Á đồng văn thư viện (do Đông Á đồng văn hội của Đảng Tiến bộ Nhật Bản tổ chức) và Chấn Vũ học hiệu (của Chính phủ Nhật Bản). Có một số ít du học sinh được xếp vào học tại vài trường trung học, ngoại ngữ... tại Tôkyô. Học sinh học tại hai trường lớn trên đều do các giảng viên người Nhật Bản giảng dạy. Buổi sáng, học tiếng Nhật và các môn học phổ thông như toán, lí, hóa, văn, sử, địa, ... Buổi chiều là các môn thường thức về quân sự và luyện tập. Chương trình này nhằm đào tạo học sinh thành chiến sĩ cách mạng có trình độ văn hoá và quân sự, cần thiết cho công cuộc đánh Pháp cứu nước và kiến thiết đất nước sau này.

- Năm 1904, Duy tân hội được thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu. Hội chủ trương dùng bạo động đánh Pháp, khôi phục độc lập.

- Năm 1905, Phan Bội Châu sanh Nhật với mục đích cầu viện, rồi từ cầu viện chuyển sang cầu học.

- Năm 1905-1908, Hội phát động phong trào Đông du, đưa được khoảng 200 Việt Nam sanh Nhật học tập nhằm đào tạo nhân tài để xây dựng lực lượng chống Pháp.

- Tháng 9/1908, thực dân Pháp câu kết với chính phủ Nhật Bản, trục xuất những người Việt Nam khỏi đất Nhật.

- Tháng 3/1909, phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân cũng ngừng hoạt động.

>>> Tham khảo: Trình bày những nét chính về phong trào Đông Du?


3. Nguyên nhân phong trào Đông Du tan rã và bài học kinh nghiệm

Phong trào Đông Du thất bại vì năm 1908, thực dân Pháp câu kết với Nhật chống phá phong trào Đông du ít lâu sau, Chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội Châu khỏi Nhật Bản. Đầu năm 1909, phong trào Đông du tan rã.

 Thứ nhất, ngay từ đầu ông đã sai lầm về mặt tư tưởng. Việc xác định kháng Pháp bằng cách dựa vào Nhật của ông là điểm sai trọng yếu. Vì bản chất đế quốc mà Nhật sẽ bất chấp tất cả, bất chấp cả thứ tinh thần châu Á mà ông tin Nhật sẽ tôn trọng. Rốt cuộc, cái mà đế quốc Nhật muốn lúc đó là vấn đề bành trướng lãnh thổ hơn là tình bang giao với các nước lân bang. Kết quả là, để có viện phí chi trả trong cuộc chiến Nga Nhật, Nhật đã phải vay từ Pháp và chấp nhận yêu cầu tôn trọng các nước thuộc địa của Pháp mà Pháp đưa ra.

Sai lầm thứ hai trong con đường cứu nước của Phan Bội Châu đó là việc chủ trương cứu nước bằng con đường bạo động. Tình cảnh bấy giờ ở nước ta sau cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã đẩy nhân dân ta vào chỗ mê muội, nghèo nàn, dốt nát. Nếu như chỉ độc một con đường bạo động vũ trang mà hy vọng có thể cứu nước là hoàn toàn sai lầm. Bởi chính việc thu phục nhân tâm, công cuộc “khai dân trí”, chấn hưng đất nước mà Phan Châu Trinh từng nói đến mới là điều cần làm trước. 

Sai lầm thứ ba của Phan Bội Châu đó là việc chủ trương cứu nước bằng con đường dân chủ tư sản từ đó thiết lập nền cộng hòa. Vì thời điểm đó, cuộc khai thác thuộc địa của thực dân pháp đã dần tạo ra sự chuyển biến giai cấp. Đông đảo trong xã hội bấy giờ là giai cấp nông dân và công nhân. Trong khi cuộc cách mạng này lại đem lại quyền lợi cho giai cấp tư  sản. Về cơ bản, nó chỉ tiếp tục thay thế sự bóc lột từ giai cấp phong kiến qua giai cấp tư sản. Tinh thần dân chủ là điểm tiến bộ lớn nhất trong con đường này.

----------------------------------

Qua phần giải thích của Toploigiai đã giúp các bạn biết được câu trả lời cho câu hỏi Em hãy kể lại phong trào Đông du. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt. 

icon-date
Xuất bản : 26/09/2022 - Cập nhật : 26/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads