Câu trả lời chính xác nhất: Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Nam Kì nổ ra, trong đó lớn nhất là phong trào kháng chiến dưới sự chỉ huy của Trương Định. Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn lại ban lệnh xuống buộc Trương Định phải giải tán nghĩa quân và đi nhận chức ở An Giang. Những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua là: Làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch; Nhưng nếu tuân lệnh vua là phản bội lại ý chí của nhân dân vì nhân dân muốn tiếp tục chiến đấu.
Để giúp các bạn hiểu hơn về câu hỏi Em hãy nêu những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua? Và một số thông tin khác liên quan tới Bình tây đại nguyên soái Trương Định, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.
Trương Định (1820-1864) hay Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định, là võ quan nhà Nguyễn, và là thủ lĩnh chống Pháp giai đoạn 1859-1864, trong lịch sử Việt Nam.
Trương Định am hiểu võ nghệ, dũng cảm, mưu lược. Tự Đức năm thứ 14 (1861), thành Gia Định hữu sự, Định hưởng ứng việc nghĩa, chiêu mộ thú dõng được hơn 6.000 người, lại kiêm quản những đầu mục thân hào mộ việc nghĩa, dồn lập 18 cơ quân, luôn chống đánh người Pháp, thu được súng ống khí giới và đúc chế thêm để dùng, được bạt bổ làm Quản cơ lĩnh Phó Lãnh binh Gia Định.
>>> Tham khảo: Điều gì khiến Trương Định phải băn khoăn suy nghĩ?
Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Từ đó đến năm 1945, nhân dân đã kiên cường đấu tranh, dũng cảm đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ, quyết giành lại độc lập dân tộc.
Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Nam Kì: Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương, Nguyễn Trường Tộ,…Lớn nhất phong trào kháng chiến dưới sự chỉ huy của Trương Định.
Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn lại ban lệnh xuống buộc Trương Định phải giải tán nghĩa quân và đi nhận chức ở An Giang.
Những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua là: Làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch; Nhưng nếu tuân lệnh vua là phản bội lại ý chí của nhân dân vì nhân dân muốn tiếp tục chiến đấu.
Bài 1: Em hãy cho biết tình cảm của nhân dân đối với Trương Định?
Trả lời:
Tình cảm của nhân dân đối với Trương Định
Dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, một lòng một dạ tiếp tục kháng chiến chống thực dân Pháp
Trong khi đó, chỉ huy nghĩa quân đóng ở Tân An là Phan Tuấn Phát truyền thư đi khắp nơi, suy tôn Trương Định làm chủ soái. Đề xuất đó được dân chúng và nghĩa quân ủng hộ; họ làm lễ, tồn Trương Định làm "Bình Tây Đại nguyên soái”.
Bài 2: Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
Trả lời:
Trong khi Trương Định đang băn khoăn giữa lệnh vua với nhân dân thì chỉ huy nghĩa quân đóng ở Tân An là Phan Tuấn Phát truyền thư đi khắp nơi, suy tôn Trương Định “Bình Tây Đại Nguyên Soái”.
Cảm kích trước niềm tin yếu của nhân dân, Trương Định đã không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp.
Bài 3: Đánh dấu × vào ô ☐ trước ý đúng.
Sau khi băn khoăn, cân nhắc giữa lệnh vua và ý dân , Trương Định đã quyết định.
☐ Tuân lệnh vua, giải tán nghĩa binh.
☐ Rời khỏi Gia Định để tiếp tục chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp.
☐ Ở lại cùng nhân dân chống giặc.
Trả lời:
☒ Ở lại cùng nhân dân chống giặc.
Bài 4: Chọn đáp án đúng:
Em hiểu "Bình Tây đại nguyên soái" là người có chức vị như thế nào?
A. Người chức vụ cao nhất, chỉ huy quân đội đánh Tây.
B. Người chức vụ cao nhất
C. Là người chỉ huy quân đội đánh Tây
D. Là người tham gia vào chống quân Pháp
Đáp án: A
Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
A. Trương Định đã không tuân lệnh vua
B. Cùng nhân dân đấu tranh chống giặc
C.Trương Định đã không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp.
D. Giúp nhân dân ổn định cuộc sống
Đáp án: C
Chọn đáp án đúng:
A. Từ đó đến năm 1948, nhân dân đã kiên cường đấu tranh, dũng cảm đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ, quyết giành lại độc lập dân tộc.
B. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Nam Kì: Khởi nghĩa Trương Định, Võ Duy Dương, Nguyễn Trường Tộ,…Lớn nhất phong trào kháng chiến dưới sự chỉ huy của Nguyễn Hữu Huân.
C. Năm 1861, triều đình nhà Nguyễn lại ban lệnh xuống buộc Trương Định phải giải tán nghĩa quân và đi nhận chức ở An Giang.
D. Điều kiến Trương Định lại băn khoăn, lo nghĩ là làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không chịu tội phản nghịch, nhưng dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, một lòng, một dạ tiếp tục kháng chiến.
Đáp án: D
>>> Tham khảo: Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
--------------------------------------
Trên đây Toploigiai đã mang đến cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Em hãy nêu những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua? Và một số kiến thức mở rộng liên quan tới Bình tây đại nguyên soái Trương Định. Hi vọng với những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.