Câu trả lời chính xác nhất: Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 một trong gia đình nhà nho nghèo yêu nước ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Nguyễn Tất thành không tán thành với con đường cứu nước của các tiền bối Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh nên đã quyết định ra đi tìm con đường mới để có thể cứu nước, cứu dân. Những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài là Nguyễn Tất Thành ra đi với hai bàn tay trắng không tiền bạc, không người thân; Những lúc ốm đau cũng chỉ có một mình; Với tình yêu tổ quốc, Người chấp nhận làm mọi công việc nặng nhọc, nguy hiểm để có thể ra nước ngoài.
Để giúp các bạn hiểu hơn về câu hỏi Hãy nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài và một số kiến thức mở rộng về Nguyễn Tất Thành, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng kiến thức sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.
Nguyễn Tất Thành ( 19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969), tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung, là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20, một chiến sĩ cộng sản quốc tế; là danh nhân văn hóa thế giới , là nhà văn , nhà thơ của dân tộc
Cha ông là một nhà Nho tên là Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), từng đỗ phó bảng. Mẹ ông là bà Hoàng Thị Loan (1868-1901). Nguyễn Tất Thành có một người chị là Nguyễn Thị Thanh (sinh năm 1884), một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (sinh năm 1888, tự Tất Đạt, còn gọi là Cả Khiêm) và một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900-1901, tên khi mới lọt lòng là Xin).
>>> Tham khảo: Vì sao năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?
1890 - Lớn lên trong nghèo khó
Sinh ra trong một gia đình nhà nho ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Lớn lên trong tình thương yêu của người cha Nguyễn Sinh Sắc, mẹ Hoàng Thị Loan, chị gái Nguyễn Thị Thanh và anh trai Nguyễn Sinh Khiêm. Sinh ra trong thời kỳ đất nước lâm nguy, Nguyễn Sinh Cung thấu hiểu phần nào nỗi đau dân tộc, những mất mát mà quê hương phải gánh chịu do chiến tranh gây ra.
1895 - Theo cha mẹ vào Huế
Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khi mẹ mất (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội, từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành.
Nguyễn Tất thành không tán thành với con đường cứu nước của các tiền bối Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
Quyết định ra đi tìm con đường mới để có thể cứu nước, cứu dân
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước để xem nước Pháp và các nước khác để tìm cách đánh Pháp.
Để có thể sống và đi các nước khi ở nước ngoài, Người dã làm tất cả các công việc để sống và để đi bằng chính đôi bàn tay của mình.
Tại bến cảng nhà Rồng, vào ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước.
>>> Tham khảo: Nguyễn Tất Thành đã từng dạy học ở ngôi trường nào trước khi ra đi tìm đường cứu nước?
Những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài là Nguyễn Tất Thành ra đi với hai bàn tay trắng không tiền bạc, không người thân; Những lúc ốm đau cũng chỉ có một mình; Với tình yêu tổ quốc, Người chấp nhận làm mọi công việc nặng nhọc, nguy hiểm để có thể ra nước ngoài.
Câu 1: Em biết gì thêm về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành?
Trả lời:
Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19 - 5 - 1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Thời niên thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân. Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.
Câu 2: Vì sao Nguyễn Tất Thành muốn tìm con đường cứu nước?
Trả lời:
Trong bối cảnh nước mất, phải sống trong tủi nhục, các thế hệ người dân Việt Nam thời ấy đều mong muốn đánh đuổi giặc Pháp, giành lại độc lập dân tộc Nguyễn Tất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của nhân dân, nên đã sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.
Nguyễn Tất Thành khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng không tán thành cách làm của các cụ. Anh nghĩ rằng : Cụ Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp, điểu đó là nguy hiểm. Cụ Phan Châu Trinh yêu cầu người Pháp làm cho nước ta giàu có, văn minh, đó là điều không thể thực hiện được.
Nguyễn Tất Thành quyết định phải tìm con đường mới để có thể cứu nước, cứu dân.
------------------------------
Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Hãy nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài và một số kiến thức mở rộng liên quan tới Nguyễn Tất Thành. Hi vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.