Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Lễ hội Cổ Loa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm nào?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về lĩnh vực Văn hóa là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.
Lễ hội Cổ Loa hay còn gọi là lễ hội “Bát xã hộ nhi”, lễ hội Bát xã Loa thành thuộc loại hình lễ hội truyền thống. Lễ hội Cổ Loa được ghi danh là văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 603/QĐ-BVHTTDL ngày 03/2/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch. Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm những di sản văn hóa phi vật thể mang tính tiêu biểu cho quốc gia.
Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về di sản văn hóa phi vật thể quốc gia dưới đây nhé!
- Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003. Theo đánh giá của UNESCO, "trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia". "Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ 13 ở Việt Nam đến thời nhà Nguyễn thì Nhã nhạc cung đình Huế đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất". Cùng với không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, đây là di sản phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO chính thức ghi danh.
- Nhã nhạc Cung Đình Huế là một sự kế thừa,kể từ khi những dàn nhạc - trong đó có mặt nhiều nhạc khí cung đình - xuất hiện dưới dạng tác phẩm chạm nổi trên các bệ đá kê cột chùa thời Lý, thế kỉ XI - XII, đến lúc ông vua cuối cùng triều Nguyễn thoái vị vào giữa thế kỷ XX. Về cơ bản, nhạc nghi thức trong âm nhạc cung đình Việt Nam, nhạc tế trong các đình làng cũng như loại nhạc nghi thức được chơi trong đám cưới hay đám tang, tất cả thường được chia thành hai nhóm chính: nhóm phe văn và nhóm phe võ. Việc phân chia của các nhóm nhạc cụ hòa tấu trong dàn nhạc cung đình ở Huế từ đầu thế kỷ XIX và nguồn gốc của nó đã được tìm thấy trong các quy luật của nhiều nghi thức cúng đình tại các làng xã của người Việt ở Bắc Bộ từ nhiều thế kỷ trước đây.
- Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15/11/2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này.
- Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: Cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên...)
- Ngày 6/12/2012, kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra ở Paris (Pháp), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức thông qua quyết định ghi danh Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
- Hồ sơ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ đáp ứng được cả 5 tiêu chí của một di sản văn hóa phi vật thể thế giới quy định tại Công ước 2003 mà còn được các chuyên gia tư vấn văn hóa đánh giá rất cao về tính độc nhất của nó. UNESCO thậm chí còn khuyến khích các dân tộc khác hãy noi gương Việt Nam, biết nhớ tới cội nguồn và biết ơn tổ tiên của mình.
- Nghị quyết của UNESCO đánh giá Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, bao gồm các nghi lễ, sản vật cung tiến, hành hương về nguồn và một loạt các hoạt động khác thể hiện lòng tôn kính đối với các bậc tổ tiên và từ đó nâng cao lòng tự hào dân tộc và gắn kết cộng đồng. Việc ghi danh Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ góp phần công nhận tầm quan trọng của nghi lễ thờ cúng tổ tiên ở nhiều nước khác, qua đó khuyến khích cộng đồng thừa nhận sự tương đồng, đồng thời tạo điều kiện cho sự thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa.
- Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đây là một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động.
- Loại âm nhạc này đúng ra là loại nhạc thính phòng thường trình diễn trong phạm vi không gian tương đối nhỏ như trong gia đình, tại đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, trong các lễ hội, sau khi thu hoạch mùa vụ, thường được biểu diễn vào những đêm trăng sáng ở xóm làng. Nguồn gốc của nhạc tài tử là ca Huế, pha lẫn âm nhạc từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Loại nhạc này mang đậm tính cách giải trí vui chơi chứ không thuộc loại nhạc lễ. Nghệ thuật Đờn ca tài tử hiện đang được phát triển ở 21 tỉnh, thành phố phía Nam Việt Nam là: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Đồng Tháp, TP. Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Tây Ninh. Trong đó, Bạc Liêu, Bình Dương, Tiền Giang và Tp HCM là những tỉnh, thành phố có nhiều người hát đờn ca tài tử nhất.