logo

Tại sao nói ngày 30 tháng 4 năm 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta?

icon_facebook

Câu hỏi: Tại sao nói ngày 30 tháng 4 năm 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta?

Câu trả lời đúng nhất: Ngày 30 - 4 - 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta không chỉ vì: Đây là ngày quân ta tiến vào dinh Độc Lập. Đúng 11 giờ 45 phút ngày 30/4/1945, đại úy Phạm Xuân Thệ và các sĩ quan dưới quyền đã đưa Dương Văn Minh ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Đây là mốc đánh dấu chiến thắng hoàn toàn của quân và dân ta trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược mà hơn hết, nó là mốc thời gian chấm dứt hơn một thế kỉ bị phương Tây xâm lược. Nước ta được độc lập, tự do hoàn toàn, đất nước được thu về một mối. Từ đây, nước ta đã bước sang một trang sử mới - kỉ nguyên của độc lập, tự do

Để hiểu rõ hơn tại sao nói ngày 30/4/1975 là 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta? Mời bạn đọc tham khảo nội dung sau đây.


1. Khái quát sơ qua về Dinh độc lập

Dinh Độc Lập hay Hội trường Thống Nhất (tên gọi trước đây là dinh Norodom) là một công trình kiến trúc, tòa nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, dinh đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Tên chính thức của công trình này cho đến hiện nay vẫn là Dinh Độc Lập nhưng vẫn có một số cách gọi nhầm lẫn giữa Dinh Độc Lập, Hội trường Thống Nhất và Dinh Thống Nhất

Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến,... chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang...

Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây. Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh. Giữa những năm 1960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (150.000 lượng vàng). Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại: điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho. Tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo. Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm non sông cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu.

>>> Xem thêm: Giới thiệu về Dinh độc lập


2. Hoàn cảnh lịch sử việc tiến vào Dinh độc lập

Sau hơn một tháng Tổng tiến công và nổi dậy, quân dân ta đã giải phóng toàn bộ Tây Nguyên và dải đất miền Trung.

Tại đồng bằng Sông Cửu Long, đến ngày 25 tháng 4 năm 1975 quân địch đã mất hầu hết các vị trí then chốt trong tuyến phòng thủ từ xa quanh Sài Gòn.

Thành phố Sài Gòn rồi loạn, nội bộ của địch hoang mang lo sơ.

Thành phố lúc này trở thành một ốc đảo chỉ còn giao lưu với bên ngoài bằng đường không.

>>> Xem thêm: Tiến vào dinh độc lập


3. Diễn biến cuộc tiến và dinh độc lập

a. Các mũi tấn công của quân ta

Đúng 17 giờ, ngày 26/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử nhằm giải phóng Sài Gòn bắt đầu.

Quân ta chi làm 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn. Tại mũi phía đông, dẫn đầu là lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị bạn cắm lá cờ cách mạng trên nóc dinh Độc Lập.

b. Xe tăng quân ta tiến vào dinh Độc Lập

Xe tăng 843 của đồng chí Bùi Quang Thận đi đầu, húc vào cổng phụ và bị kẹt lại.

Xe tăng 390 do đồng chí Vũ Đăng Toàn chỉ huy đâm thẳng vào cổng chính Dinh độc lập.

Đồng chí Bùi Quang Thận nhanh chóng tiến lên tòa nhà và cắm lá cờ cách mạng lên nóc dinh.

Chỉ huy lữ đoàn ra lệnh cho bộ đội không nổ súng, nhiều tốp chiến sĩ nhanh chóng tỏa lên các tầng.

c. Tổng thống Dương Văn Minh và toàn bộ nội các đầu hàng vô điều kiện

11 giờ 45 phút ngày 30/4/1945, đại úy Phạm Xuân Thệ và các sĩ quan dưới quyền đã đưa Dương Văn Minh ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.


4. Tại sao nói ngày 30 tháng 4 năm 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta?

tại sao nói ngày 30 tháng 4 năm 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta

30 – 4 – 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta không chỉ vì nó là mốc đánh dấu chiến thắng hoàn toàn của quân và dân ta trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược mà hơn hết, nó là mốc thời gian chấm dứt hơn một thế kỉ bị phương Tây xâm lược. Nước ta được độc lập, tự do hoàn toàn, đất nước được thu về một mối. Từ đây, nước ta đã bước sang một trang sử mới – kỉ nguyên của độc lập, tự do. Đó là lý do tại sao 30/4/1975 được coi là mốc quan trọng trong lịch sử nước ta.

------------------------------------

Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã giải đáp câu hỏi Tại sao nói ngày 30 tháng 4 năm 1975 là mốc quan tiến trình quân ta tiến vào Dinh độc lập mong rằng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn, chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 06/07/2022 - Cập nhật : 06/07/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads