Câu trả lời chính xác nhất: Vua quan nhà Nguyễn không hiểu biết tình hình các nước trên thế giới và cũng không muốn có những thay đổi trong nước. Vì vậy nên trước những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ đã khiến vua quan nhà Nguyễn chia làm hai phe ủng hộ và không ủng hộ. Vua Tự Đức theo phe không ủng hộ vì theo vua Tự Đức cho rằng những phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia rồi.
Để có thể hiểu hơn về câu hỏi Vua quan nhà Nguyễn có ý kiến như thế nào đối với những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ?, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng sau đây, mời các bạn cùng theo dõi.
- Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830 mất năm 1871, còn được gọi là Thầy Lân ; là một danh sĩ, kiến trúc sư , và là nhà cải cách xã hội Việt Nam ở thế kỷ 19.
- Ông sinh trong một gia đình theo đạo Công giáo từ nhiều đời tại làng Bùi Chu, thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là Nguyễn Quốc Thư, một thầy thuốc Đông y, nhưng mất sớm.
- Thuở thiếu thời, Nguyễn Trường Tộ học chữ Hán với cha và các thầy ở trong vùng: Tú Giai ở Bùi Ngõa, Cống Hữu ở Kim Khê và quan huyện Địa Linh về hưu ở Tân Lộc.
- Ông thông minh, học giỏi, nên được truyền tụng là "Trạng Tộ". Thế nhưng, ông không đỗ đạt gì, có thể vì ông là người Công giáo nên không được đi thi, hoặc là ông không muốn đi theo con đường khoa cử.
- Sau khi thôi học, ông mở trường dạy chữ Hán tại nhà, rồi được mời dạy chữ Hán trong Nhà chung Xã Đoài (nay thuộc xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Tại đây, ông được Giám mục người Pháp tên là Gauthier (tên Việt là Ngô Gia Hậu, về Xã Đoài nhận nhiệm vụ từ năm 1846) dạy cho học tiếng Pháp và giúp cho có một số hiểu biết về các môn khoa học thường thức của phương Tây.
- Cuối năm 1858, ông đi cùng Giám mục Gauthier vào vào Đà Nẵng tránh nạn "phân tháp" (sáp nhập hai ba gia đình Công giáo vào trong một làng không Công giáo, chứ không cho ở tập trung như trước).
- Đầu năm 1859, Giám mục Gauthier đưa ông sang Hương Cảng (Hồng Kông) và một số nơi khác...
- Đầu tháng 2 năm 1861, sau khi chiến tranh ở Ý và ở Trung Quốc kết thúc, Đô đốc Léonard Charner được lệnh gom quân ở Trung Quốc đem về Sài Gòn mở rộng vùng chiếm đóng. Với quyết tâm này, Charner đã thuyết phục được một số giáo sĩ Pháp đang lánh nạn ở Hồng Kông, trong số đó có Giám mục Gauthier, về Sài Gòn cộng tác. Nhận lời, Giám mục Gauthier dẫn Nguyễn Trường Tộ cùng về với mình. Sau đó, ông Tộ nhận làm “từ dịch” (phiên dịch các tài liệu chữ Hán) cho thực dân Pháp.
- Trong bài “Trần tình” (viết xong ngày 7 tháng 5 năm 1863), Nguyễn Trường Tộ phân trần rằng: lúc bắt đầu khởi hấn (đầu năm 1859, tức lúc quân Pháp chuẩn bị tấn công thành Gia Định), quân Pháp có mời ông cộng tác. Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ (tháng 2 năm 1861), ông thấy rằng phải tạm hòa theo đề nghị của Pháp, để dưỡng quân và củng cố lực lượng. Chính vì thế mà Nguyễn Trường Tộ đã nhận làm từ dịch cho Pháp để mong góp phần vào việc hòa đàm…
- Ngày 29 tháng 11 năm 1861, Đô đốc Louis-Adolphe Bonard lên thay Đô đốc Léonard Charner, và ông này liền xua quân mở rộng cuộc chiến. Thấy vậy, Nguyễn Trường Tộ không trông mong gì ở cuộc "nghị hòa" nên xin thôi việc.
>>> Tham khảo: Theo em, qua những đề nghị nêu trên, Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì?
- Vào tháng 8, 1871, Nguyễn Trường Tộ gửi bản điều trần về việc cần canh tân, quảng giao để giữ nước. Nội dung những đề nghị đổi mới đất nước của Nguyễn Trường Tộ:
+ Mở rộng quan hệ ngoại giao.
+ Thuê chuyên gia ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản
+ Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc…
+ Xây dựng quân đội.
- Trong những đề nghị đổi mới đó, đổi mới về kinh tế là cơ bản hàng đầu. Qua những đề nghị canh tân đất nước, Nguyễn Trường Tộ mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh, tiến kịp các nước phát triển khác.
Thái độ triều đình nhà Nguyễn trước những đề nghị đổi mới đất nước của Nguyễn Trường Tộ, triều đình nhà Nguyễn chia làm 2 phe: phe ủng hộ đổi mới và phe bảo thủ không ủng hộn đổi mới. Vua Tự Đức đứng về phe bảo thủ. Kết quả: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ không được chấp nhận. Lý do:
+ Vua quan nhà Nguyễn lạc hậu không hiểu được những thay đổi ở các nước trên thế giới.
+ Vua Tự Đức cho rằng những phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia rồi.
- Vua Tự Đức đã nhiều lần tiếp nhận các điều trần của Nguyễn Trường Tộ và chấp nhận thực hiện một số việc như chuẩn bị mở trường kĩ thuật ở Huế, việc hòa đàm với Pháp… Nhưng tiếc là rất ít và không có mấy kết quả. Nhưng dẫu sao cũng chứng tỏ rằng Tự Đức đã nhận biết được tình thế khó khăn và nhu cầu cần phải canh tân đất nước để bảo vệ độc lập.
Tự Đức đủ thông minh để nhận ra điều đó nhưng không đủ bản lĩnh để chấp nhận tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ. Trở lực lớn nhất là đội ngũ quan lại. Họ không muốn và không dám thay đổi vì bị tư duy Nho học níu kéo. Họ sợ nếu thay đổi theo kiểu Nguyễn Trường Tộ thì vị trí, quyền lợi của họ sẽ bị lung lay. Họ vẫn muốn duy trì xã hội cũ, quyền lợi cũ.
- Việc triều đình nhà Nguyễn không chấp nhận nhưng đề nghị đổi mới đất nước đã gây nên những hậu quả: Đất nước ngày càng lạc hậu, trì trệ cuối cùng suy yếu rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp gần một thế kỉ (1858-1945). Khi thực dân Pháp xâm lược, Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân... đã lãnh đạo nhân dân đứng lên chống Pháp Trước mối họa xâm lăng, Nguyễn Trường Tộ không cầm vũ khí đứng lên chống Pháp, tại sao người đời sau vẫn kính trọng ông vì tuy không cầm vũ khí đứng lên chống Pháp nhưng thông qua những đề nghị canh tân đất nước cũng thấy ông là một người có lòng yêu nước thiết tha, mong muốn dân giàu, nước mạnh.
- Ý nghĩa về bản điều trần Canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ: Những đề nghị đổi mới đất nước của Nguyễn Trường Tộ chứng tỏ ông là người hiểu biết sâu rộng, có lòng yêu nước thiết tha, mong muốn dân giàu, nước mạnh.
--------------------------------
Trên đây là bài tìm hiểu của Toploigiai về câu hỏi Vua quan nhà Nguyễn có ý kiến như thế nào đối với những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ. Hi vọng thông qua bài tìm hiểu mở rộng về Nguyễn Trường Tộ và những đề nghị canh tân đất nước của ông, Toploigiai có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về câu hỏi.