logo

Tác hại lớn nhất của những lối học mà tác giả phê phán?

Lối học hình thức hòng cầu danh lợi. Không biết đến cương ngũ, thường.Học thuộc lòng câu chữ mà không biết nội dung, hữu danh vô thực, học chỉ để có tiếng làm quan, được danh lợi.


Trắc nghiệm: Tác hại lớn nhất của những lối học mà tác giả phê phán?

A. Làm cho "nước mất nhà tan"

B. Làm cho đạo lý suy vong

C. Làm cho "nền chính trị học bị thất truyền"

D. Làm cho nhân tài bị chui chột

Trả lời

Đáp án đúng: A. Làm cho "nước mất nhà tan"

Tác hại lớn nhất của những lối học mà tác giả phê phán là làm cho "nước mất nhà tan"

Giải thích:

Lối học hình thức hòng cầu danh lợi. Không biết đến cương ngũ, thường. Học thuộc lòng câu chữ mà không biết nội dung, hữu danh vô thực, học chỉ để có tiếng làm quan, được danh lợi.

Tác hại: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan

Đây là nội dung trong bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp.


Kiến thức tham khảo về bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp)


1. Đôi nét về tác giả Nguyễn Thiếp

- Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp

- Quê quán: làng Mật Thôn, xã Ao Nguyệt, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ) tỉnh Hà Tĩnh

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   + Ông từng làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học

   + Ông từng được vua Quang Trung viết thư mời giúp triều Tây Sơn, góp phần xây dựng đất nước về mặt chính trị

   + Những tác phẩm tiêu biểu: La Sơn tiên sinh thi tập, Hạnh Am di văn…

>>> Xem thêm: Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của việc học là gì?


2. Tác phẩm Bàn luận về phép học

a. Hoàn cảnh sáng tác:

- Nguyễn Thiếp làm quan dưới thời Lê rồi về dạy học . Khi Quang Trung xây dựng đất nước đã viết thư mời ông giúp dân giúp nước về văn hóa, giáo dục. Vì vậy, tháng 8 năm 1791, Nguyễn Thiếp đã dâng lên vua bản tấu này.

- Văn bản trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi lên vua Quang Trung

b. Bố cục:

Chia làm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “điều tệ hại ấy”: Mục đích của việc học

- Phần 2: Tiếp đến “xin chớ bỏ qua”: Bàn luận về cách học

- Phần 3: Còn lại: Tác dụng của việc học

c. Thể loại:

 Tấu – là thể văn của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình sự việc, ý kiến, đề nghị.

d. Phương thức biểu đạt: nghị luận

e. Giá trị nội dung:

- Bài tấu giúp ta hiểu được mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần xây dựng đất nước chứ không phải học để cầu danh lợi. Học tốt phải có phương pháp học đặc biệt học phải đi đôi với hành.

f. Giá trị nghệ thuật:

- Bài tấu có cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng

- Ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, ý tứ bộc lộ trực tiếp giàu sức thuyết phục


3. Tóm tắt văn bản

    Tác phẩm “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp được viết ra theo thể tấu là để chỉ ra các tiêu cực về học vấn trong xã hội lúc bấy giờ. Lối học của những kẻ quan tướng hám danh cầu lợi “chúa tầm thường, thần nịnh hót” ấy vậy đã dẫn đến cảnh nước mất nhà tan. Chính vì thế mà Nguyễn Thiếp đã đưa ra mục đích chính của việc học, ông thẳng thắn phê phán những lối học tiêu cực của các quan lại đương thời đồng thời nêu ra thực trạng này hiện vẫn còn đang tồn tại rõ ràng trong xã hội. Nêu lên được quan điểm khẳng định thế nào là phương pháp học đúng đắn và cuối cùng là đề đạt lên vua mong được xem xét vì tác dụng to lớn của phương pháp đó.

Tác hại lớn nhất của những lối học mà tác giả phê phán

4. Đọc - hiểu văn bản Bàn về phép học

a. Mục đích chân chính của việc học

- Dùng câu châm ngôn và hình ảnh so sánh.

- "Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo",

- Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người.

- Mục đích chân chính của việc học là: Học để làm người

b. Phê phán lối học lệch, sai trái

Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái:

Lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung)

Học vì mục đích thực dụng, cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc) chứ không vì mục đích chân chính của việc học.

Tác hại của lối học ấy là : chỉ có danh mà không có thực chất, biến con người thành những kẻ hèn kém “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. Nguy hại hơn, cách học ấy làm cho triều chính rối loạn, “nước mất, nhà tan.

c. Những quan điểm và phương pháp học đúng đắn

- Mở thêm trường học.

- Mở rộng thành phần đối tượng học.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học.

- Tuần tự tiến lên, học từ thấp đến cao.

- Học rộng nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất.

- Học phải kết hợp với hành.

→ Quan điểm, phương pháp đúng đắn, tiến bộ.

d. Tác dụng của việc học chân chính

Mở đầu đoạn trích tác giả nêu lên câu châm ngôn để cho thấy được mục đích chân chính của việc học là gì “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học”. Mục đích học là biết "lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người". Nói cách khác, học để mở mang trí tuệ và bồi bổ đạo đức. Đạo mà Nguyễn Thiếp nói đến là đạo làm người. Có biết bao tệ lậu đáng chê trách như "đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi", coi thường đạo lý "không cồn biết đến tam cương, ngũ thường". Nhà dột từ nóc: "Chúa trọng nịnh thần".

→ Việc học mang ý nghĩa to lớn, cao quý: học để biết cách sống chuẩn mực. 

icon-date
Xuất bản : 26/05/2022 - Cập nhật : 26/05/2022