logo

Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của việc học là gì?

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu cho câu hỏi: “Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của việc học là gì?” cùng với những kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi hay nhất là tài liệu dành cho các bạn học sinh tham khảo để học tập tốt hơn.


Trắc nghiệm: Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của việc học là gì?

A. Học để làm người có đạo đức

B. Học để trở thành người có tri thức

C. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước

D. Gồm cả A, B và C

Trả lời: 

Đáp án: D. Gồm cả A, B và C

Quan niệm của nguyễn thiếp về mục đích chân chính của việc học là Học để làm người có đạo đức, Học để trở thành người có tri thức, Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước

Xem thêm:

>>> Vai trò của việc tự học là gì?


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Tác giả Nguyễn Thiếp

a. Tiểu sử

Nhà thơ, nhà cao sĩ lánh đời Nguyễn Thiếp, húy Minh, tự Quang Thiếp và Khải Xuyên, hiệu Lạp Phong cư sĩ và Bùi Phong cư sĩ. Ông cũng được người đời tôn xưng bằng nhiều tên gọi như: Nguyệt Ao tiên sinh, Hạnh Am tiên sinh, Lục Niên tiên sinh, La Giang phu tử, La Sơn phu tử… Quê gốc : làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh ngày 25 tháng Tám, năm Quý Mão (1723), mất ngày 25 tháng Chạp, năm Quý Hợi (đầu năm 1804). Cha ông tên là Nguyễn Quang Thạch, mẹ là con gái dòng họ Nguyễn Huy làng Trường Lưu. Chú ông là Tiến sĩ Nguyễn Hành, đỗ khoa Quý Sửu (1733).

Quan niệm của nguyễn thiếp về mục đích chân chính của việc học là gì

Nguyễn Thiếp theo học Nguyễn Nghiễm và cùng con thầy là Nguyễn Khản làm rể Đặng Thái Bàng ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân (Nguyễn Thiếp lấy bà chị). Ông đỗ Hương cống năm 21 tuổi (1743), đến năm Bính Tý (1756), ông được bổ làm Huấn đạo huyện Anh Đô tức huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Từ khi thi đỗ cho đến năm này, ông trải qua một thời gian dài khá lận đận và có lúc đã phát bệnh cuồng. Ông đã tự gọi mình là Cuồng ẩn, Điên ẩn. Khoảng năm Nhâm Ngọ (1762), ông được thăng Trí huyện Thanh Chương. Đến năm Mậu Tý (I768), ông từ quan về ở ẩn trên trại Bùi Phong, ở phía đông bắc thành Lục Niên, núi Thiên Nhẫn. Năm Canh Tý (1780), ông ra Thăng Long do lệnh triệu kiến của Trịnh Sâm, năm sau lại về. Từ 1786 đến 1787, Nguyễn Huệ ba lần viết thư mời, ông đều từ chối. Năm 1788, Quang Trung có thư đòi gặp và có chiếu truyền về việc làm Phượng Hoàng trung đô. Năm 1791, ông vào Phú Xuân hội kiến và nhận lời làm Viện trưởng Viện sùng chính, phiên dịch các sách tiểu học, tứ thư và các kinh Thi, Thư, Dịch, làm Thi kinh giải âm. 1792, Quang Trung mất, ông trả bồng lộc, lại về Bùi Phong. Năm 1800, ông vào Phú Xuân, khuyên Cảnh Thịnh ra giữ Thăng Long. Năm 1801, ông đang ở Phú Xuân thì Nguyễn Ánh vào, Cảnh Thịnh đã chạy ra Bắc, ông phải tiểu yết Nguyễn Ánh rồi lại được cho về quê.

Nguyễn Thiếp đã sống trọn giai đoạn lịch sử đầy biến động ở cuối TK XVIII – đầu TK XIX. Ông chỉ làm một chức quan nhỏ triểu Lê và một chức vị cũng không có gì lớn triều Tây Sơn, mà thời gian cả thảy cũng không nhiều (khoảng 14 – 15 năm). Chủ yếu ông chỉ là người ở ẩn, chắc có tu tiên và dạy học, nghiên cứu thuật số, phong thủy, lý học… Thế mà ông nổi danh đến mức triều nào cũng có ý lưu dùng. Ông đi về giữa đời loạn một cách khá ung dung, tự tại. Cuộc đời ông là cuộc đời của một cao sĩ giữa ba triều vua khác nhau và thù nghịch nhau.

b. Tác phẩm của tác giả Nguyễn Thiếp

Tác phẩm của Nguyễn Thiếp gồm có:

La Sơn tiên sinh thi tập: có hơn 100 bài, có tựa của tác giả (theo Phan Huy Chú). Trần Văn Giáp cho biết bản này hiện đã không còn tìm thấy, và theo ông thì nó còn có tên là Hạnh Am thi cảo. Trong cuốn La Sơn phu tử của GS. Hoàng Xuân Hãn có công bố quyển này (gồm 84 bài thơ chữ Hán, có phụ chép một số câu đối, thơ Nôm và các chiếu biểu, do một người vô danh sưu tầm được), và theo như giáo sư nói là "không chắc còn nguyên bản".

Hạnh Am di văn: gồm một số bài văn của Nguyễn Thiếp phúc đáp, cáo từ, trần tình, tạ ơn, v.v...gửi vua Quang Trung. Hiện bản này có trong Thư viện Khoa học xã hội, ký hiệu VHb. 212.

Ngoài ra, theo GS. Nguyễn Lộc trong Từ điển văn học (bộ mới), thì ông còn có: Hạnh Am ký (Ghi chép của Hạnh Am, 1782), Thích Hiên ký (Ghi chép ở Thích Hiên, 1786), bài viết đề ở gia phả, và đề tựa Thạch Động thi tập của Phạm Nguyễn Du


2. Tác phẩm Nguyễn Thiếp gửi lên vua Quang Trung

a. Hoàn cảnh sáng tác:

- Nguyễn Thiếp làm quan dưới thời Lê rồi về dạy học . Khi Quang Trung xây dựng đất nước đã viết thư mời ông giúp dân giúp nước về văn hóa, giáo dục. Vì vậy, tháng 8 năm 1791, Nguyễn Thiếp đã dâng lên vua bản tấu này.

- Văn bản trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi lên vua Quang Trung

b. Bố cục : 3 phần

- Phần 1: Từ đầu → bị thất truyền: Mục đích chân chính của việc học

- Phần 2: Tiếp → xin chớ bỏ qua: Bàn luận về cách học

- Phần 3: Còn lại: Tác dụng của việc học.

c. Tóm tắt

Bàn về phép học đã nêu lên mục đích chân chính của việc học học để trưởng thành, là người có đạo đức. Phương pháp học đúng đắn là phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng, tuần tự tiến từ thấp lên cao, học rộng hiểu sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất. Bên cạnh đó học phải kết hợp với hành. Học không chỉ để biết mà còn để làm. Điều đó sẽ thúc đẩy đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh.

d. Nội dung

Bàn luận về phép học giúp người đọc hiểu được mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần xây dựng đất nước chứ không phải học để cầu danh lợi. Nếu muốn học tốt cần phải có phương pháp học đặc biệt học phải đi đôi với hành.

e. Giá trị nội dung

- Bài tấu giúp ta hiểu được mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần xây dựng đất nước chứ không phải học để cầu danh lợi. Học tốt phải có phương pháp học đặc biệt học phải đi đôi với hành.

f. Giá trị nghệ thuật

- Bài tấu có cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng

- Ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, ý tứ bộc lộ trực tiếp giàu sức thuyết phục.

icon-date
Xuất bản : 12/05/2022 - Cập nhật : 12/05/2022