logo

Câu ghép và các mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép

Câu là đơn vị lời nói nhỏ nhất diễn đạt một ý trọn vẹn. Xét về ngữ pháp thì câu có chủ ngữ và vị ngữ, có thể có trạng ngữ. Tuy nhiên có những câu có nhiều hơn một chủ ngữ và vị ngữ được gọi là câu ghép. Để hiểu rõ hơn về kiểu câu này, hãy cùng Top lời giải tìm hiểu về Câu ghép và các mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép qua bài viết dưới đây nhé!


1. Câu ghép là gì?

Câu ghép là hiện tượng khá phức tạp về mặt lý thuyết. Có rất nhiều cách định nghĩa câu ghép là gì. Theo Wikipedia thì có thể định nghĩa về câu ghép như sau: “Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại, thường chúng ta ghép hai vế tạo ra câu ghép. Mỗi vế câu có cấu tạo giống một câu đơn (câu có đầy đủ một cụm Chủ – Vị), đồng thời thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của các câu khác. Câu ghép bắt buộc phải có từ hai cụm chủ vị trở lên”.

Tại sách giáo khoa ngữ văn 8 tập một đưa ra định nghĩa về khái niệm câu ghép là gì như sau: “Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm chủ – vị (C-V) không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu”.

Có thể thấy có nhiều ý kiến khác nhau, khác nhau trong cách hiểu, khác nhau trong cách phân loại. Bên cạnh đó câu ghép ởi vì có từ 2 vế trở lên nên các vế trong cầu cần phải có sự liên kết với nhau một cách hợp lý. Có nhiều cách nối các vế lại với nhau nhưng về cơ bản thì có 3 cách chính: nối trực tiếp, nối bằng cặp từ hô ứng, nối bằng quan hệ từ. Giải pháp được chọn trong sách giáo khoa nhằm tạo sự tiện lợi và hữu ích. Do đó theo sách giáo khoa câu ghép được hạn chế chỉ trong trường hợp:

+ Những câu ghép có hai cụm chủ vị đầy đủ và hai cụm chủ vị này nằm ngoài nhau, không bao chứa nhau.

+ Chọn các quan hệ từ nối vế câu thường gặp nhất và tìm hiểu kiểu quan hệ mà chúng có thể diễn đạt.

Câu ghép được sử dụng để liên kết những vấn đề có sự kết nối với nhau về nghĩa. Thay vì sử dụng nhiều câu đơn, sử dụng câu ghép sẽ giúp nâng cao hiệu quả nghe, hiểu cho người nghe, người đọc.

Câu ghép và các mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép

2. Các mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép

a. Quan hệ nguyên nhân: Dùng để chỉ ra một nguyên nhân nào đó cho kết quả ( quan  hệ nguyên nhân còn gọi là quan hệ nguyên nhân-kết quả )

Quan hệ nguyên nhân gồm các cặp quan hệ từ: Vì... Nên, Bởi vì... Nên, hoặc chỉ là một quan hệ từ Vì, Vì thế,...

Ví dụ: Vì trời mưa nên họ nghỉ bán. => Chỉ rõ nguyên nhân tại sao họ lại nghỉ bán

b. Quan hệ giải thích: Dùng để giải thích cho từ hoặc cụm từ trước hoặc sau nó, thông thường, quan hệ giải thích thường nêu giải thích sau cùng

Quan hệ giải thích gồm các cặp quan hệ từ: Vì... Nên  ( tùy vào ngữ cảnh ),... Hoặc chỉ là một quan hệ từ gồm với chủ ngữ của nó ( Chủ ngữ... Vì ),...

Ví dụ: Tôi cảm thấy lo lắng vì tôi chưa học bài => Giải thích tại sao tôi cảm thấy lo lắng

c. Quan hệ liệt kê:

VD:

– Mây đen kéo đến, sấm chớp đùng đùng, gió thổi quặt cả những cành cây to, rồi những giọt mưa ào ào rơi xuống

– Hoa lau trắng cả núi đồi, hoa mai càng bên suối, hoa lan dệt đỏ những cánh rừng.

d. Quan hệ đối chiếu:

VD:

– Người em chăm chỉ hiền lành còn người anh tham lam, lười biếng.

– Mẹ em là giáo viên còn bố em là bộ đội.

e. Quan hệ nguyên nhân – kết quả:

Thường đi với các cặp từ: “vì…nên, do…nên”

Ví dụ: Vì trời mưa to nên hôm nay chúng tôi không thể đi cắm trại.

f. Quan hệ điều kiện – kết quả:

Đi chung với các cặp từ: “nếu…thì, hễ…mà, nếu như…thì, hễ…thì, giá…mà”

Ví dụ: Nếu hôm nay bão thì chúng tôi sẽ được nghỉ học.

g. Quan hệ bổ sung:

Ví dụ:

Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quỷ và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa.

h. Quan hệ tiếp nối

Ví dụ:

Xe dừng lại rồi một chiếc xe khác đến đỗ bên cạnh.

i. Quan hệ tương phản: 

(tuy…. nhưng….; mặc dù/mặc dầu….nhưng….; dù …. nhưng…)

VD:

– Mặc dù anh Dậu rất đau đớn nhưng anh vẫn cố gượng dậy can chị Dậu.

k. Quan hệ tăng tiến:

Với các cặp từ: “không những…mà còn, không chỉ…mà còn”

Ví dụ: Linh không những giỏi thể thao mà cô ấy còn học rất giỏi


3. Tác dụng của câu ghép

Khi sử dụng câu ghép, bạn có thể tóm lược được vấn đề, đặc biệt là những vấn đề có liên quan với nhau về nghĩa, đồng thời cũng giúp cho người nghe, người đọc dễ hiểu, nâng cao hiệu quả trong quá trình giao tiếp. Đồng thời, câu ghép cũng tránh cho giọng văn của bạn lan man, hụt ý, nâng cao hiệu quả truyền đạt rõ ràng, mạch lạc trong quá trình giao tiếp hay viết các thể loại văn bản.

Để mang tính hiệu quả khi sử dụng câu ghép, bạn nên tìm hiểu và sử dụng các kiểu câu ghép bên trên tương ứng phù hợp với các trường hợp giao tiếp cụ thể, tránh sử dụng bừa bãi, lộn xộn sẽ mang tính hiệu quả không cao và làm cho cuộc giao tiếp của chúng ta mắc lỗi.

icon-date
Xuất bản : 13/05/2022 - Cập nhật : 13/05/2022