logo

Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu


Trắc nghiệm: Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu?

A.Giãi bày tình cảm của người viết.

B. Kêu gọi, cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.

C. Miêu tả phong cảnh, kể sự việc

D. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua

Trả lời

Đáp án đúng: D. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua

Mục đích của thể chiếu là ban bố mệnh lệnh của nhà vua.


Kiến thức tham khảo về chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)


1. Tìm hiểu chung tác phẩm Chiếu dời đô

a. Tác giả

- Tên: Lí Công Uẩn (974 1028) tức vua Lí Thái Tổ.

- Quê quán: quê Bắc Ninh.

Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu

- Cuộc đời:

+ Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, lập được nhiều chiến công.

+ Ông là người đã sáng lập vương triều nhà Lí, lấy niên hiệu là Thuận Thiên.

b. Tác phẩm

 - Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi quyết định cho nhân dân được biết

c. Bố cục

- Phần 1: Từ “Xưa nhà Thương” đến “không thể không dời đổi”: Đưa ra những lí do, cơ sở của việc dời đô.

- Phần 2: “Huống gì” đến “muôn đời”: Những lí do chọn Đại La làm kinh đô

- Phần 3: Còn lại: Thông báo quyết định dời đô

d. Đặc điểm cơ bản của thể "chiếu"

- Xuất hiện và phát triển trong chế độ phong kiến, chiếu là một loại hình văn bản hành chính có vai trò rất lớn.

- Ở mọi triều đại, trong mọi thời kì, chiếu luôn được coi là một trong những loại hình văn bản hành chính quan phương nhất, bởi nó trực tiếp thể hiện những mệnh lệnh, những ý kiến, những suy nghĩ của nhà vua và được ban bố rộng rãi cho quần thần và dân chúng.

-  Nhưng mặt khác đây cũng là một thể loại văn học quan trọng ra đời từ thời cổ. Ở Việt Nam, chiếu cũng xuất hiện tương đối sớm và được ghi chép lại khá nhiểu trong sử sách. Đặc biệt là hai bộ sử lớn của Việt Nam là Đại Việt sử kí toàn thư và Đại Nam thực lục do Quốc sử triều Nguyễn soạn.


2. Tìm hiểu văn bản Chiếu dời đô

a. Cơ sở của việc cần thiết phải dời đô

- Các triều đại nhiều lần dời đô nên việc nước lâu dài.

+ Nhà Thương, nhà Chu nhiều lần dời đô nên vận nước dài lâu.

- Các triều đại nhiều lần không chịu dời đô nên việc nước lâu dài.

+ Nhà Đinh, nhà Lê không chịu chuyển dời nên vận nước ngắn ngủi.

- Hai luận cứ rất thuyết phục vì dẫn chứng toàn diện, phong phú.

- Lập luận chặt chẽ, tập trung nêu bật được dụng ý cần nói: Nhất định phải thay đổi.

- Lý lẽ sắc sảo vì đã thể hiện được mối quan hệ giữa dời đô với sự thịnh suy của hoàng tộc và nhân dân.

- Thái độ: đồng tình với các triều đại viết mệnh trời, thuận lòng dân mà thay đổi và phê phán, lên án các triều đại kinh thường mệnh trời mà không chịu đổi.

→ Như vậy bản chất của việc dời đô là chính đáng, có lợi cho dân tộc, cho đất nước. Sử Trung Quốc đã ghi rõ điều đó lẽ nào ta không làm theo họ để cho "vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh".

b. Lí do chọn Đại La là kinh đô mới

- Tác giả đã liệt kê hàng loạt những điểm tốt của Đại La.

+ Trong văn bản Chiếu dời đô, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra kinh thành Đại La là nơi "ở vào trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi"

+ Thứ hai, kinh thành Đại La là mảnh đất thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, lại ít thiên tai. Ngày trước, vào triều đại nhà Đinh Trần, nước ta phải đóng đô ở kinh thành Hoa Lư vì nơi đó núi non hiểm trở, thuận tiện cho việc tấn công và phòng thủ của nước ta trong trận chiến chống giặc ngoại xâm.

+  khung cảnh thiên nhiên của Đại La cũng rất tốt tươi và phong phú

=> Chính vì vậy, nhà vua đã kết luận đây chính là thắng địa của đất nước, là nơi hội tụ trọng yếu của 4 phương đất nước.

c. Tổng kết

Nội dung: Bài chiếu thể hiện khát vọng của nhân dân: định đô ở đồng bằng, non sông thu về một mối, đất nước vững mạnh. Triều Lí đủ sức lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước.

Nghệ thuật: Bài viết lập luận chặt chẽ, có tình có lí. Yếu tố biểu cảm thuyết phục dễ đi vào lòng người. 

icon-date
Xuất bản : 26/05/2022 - Cập nhật : 26/05/2022