logo

Tác giả - Tác phẩm: Tây Tiến (mới 2024) | Văn 12 Kết nối tri thức

icon_facebook

Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Tây Tiến Ngữ văn 12 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!


I.Tác giả Tây Tiến


1. Tiểu sử, cuộc đời

Tác giả - Tác phẩm: Tây Tiến (mới 2024) | Văn 12 Kết nối tri thức

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Tuy nhiên, thành công nổi bật của Quang Dũng là ở lĩnh vực thơ ca.

- Quê quán:  làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

- Thơ của ông, nhất là những bài nổi tiếng như Đôi mắt, Người Sơn Tây... được nhiều thế hệ người đọc yêu thích, bởi đó là tiếng nói của một tâm hồn phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.


2. Phong cách sáng tác 

- Quang Dũng không chỉ là một nhà thơ tài hoa, mà ông còn là người nghệ sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ. Nhà thơ viết về những điều diễn ra trên hành trình kháng chiến, bày tỏ dưới lăng kính của một người lính tham gia trực tiếp, nên đối với ông những đoạn tình cảm không ai có thể bộc lộ một cách chân thực nhất, người đọc có thể tưởng tượng được hình ảnh ấy rõ hơn là ông. 

- Trang thơ của ông mang màu sắc hiện thực và lãng mạn, ngòi bút sắc sảo, trữ tình, mang bài thơ về chiến tranh có những dòng cảm xúc chân thật, thể hiện cảm giác gian khổ, mất mát, hi sinh, một nỗi buồn day dứt, nhưng cũng bộc bạch niềm lạc quan, khỏe khoắn, tươi sáng hướng về hi vọng chiến thắng. 

- Giọng điệu chan chứa sự chân thành, bi tráng, hào hùng, phản ánh tinh thần nhiệt huyết và cái chất lãng mạn, gắn với lịch sử kháng chiến anh dũng của dân tộc ta. Thế nên, thế hệ trẻ khi đến với tác phẩm của Quang Dũng, nhất là bài thơ Tây Tiến đều sự thổn thức, nỗi niềm tiếc thương trước tinh thần bất khuất, dũng cảm của những người lính.


3. Tác phẩm chính

– Bài thơ nổi tiếng của Quang Dũng, được nhiều người biết đến như:

+ Tây Tiến

+ Đôi mắt người Sơn Tây

+ Đôi bờ….


II.Tác phẩm Tây Tiến


1. Giới thiệu chung

a. Hoàn cảnh, xuất xứ

- Tây Tiến là tên gọi của trung đoàn Tây Tiến, được thành lập vào năm 1947.

- Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã sáng tác bài thơ này tại Phù Lưu Chanh (nay là Hà Đông).

- Bài thơ Tây Tiến được in trong tập Mây đầu ô (1986).

b. Thể loại

- Thuộc thể thơ thất ngôn.

c. Nhan đề

+ Bài thơ ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, sau được đổi là Tây Tiến. Ông đã lượt bỏ chữ “Nhớ” khiến cho nhan đề thi phẩm trở nên cô đọng, tạo ra sự chắc khỏe, rắn rỏi đem đến cho ta hình dung về miền Tây Bắc rộng lớn, thăm thẳm, hùng vĩ.

+ Tây Tiến có thể hiểu là tên của một binh đoàn, nơi Quang Dũng từng công tác, cũng có thể hiểu là tiến về phía Tây, hướng hành quân của binh đoàn Tây Tiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới.

=> Nhan đề vừa có vai trò dẫn dắt người đọc đến với nội dung, tư tưởng của bài thơ, vừa dẫn dắt ngươi đọc đến với chân dung, hình tượng kiêu hùng của người lính Tây Tiến.

d. Bố cục

+ Phần 1:  14 câu đầu: Nỗi nhớ về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng đầy thơ mộng trữ tình.

+ Phần 2: 8 câu tiếp theo: Những kỉ niệm đẹp thắm tình quân dân và vẻ đẹp thơ mộng, huyền ảo của Tây Bắc.

+ Phần 3: 8 câu tiếp theo: Hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp bi tráng và lãng mạn.

+ Phần 4: 4 câu còn lại: Khúc vĩ thanh của nỗi nhớ.


2. Tìm hiểu văn bản

a. Nỗi nhớ về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng đầy thơ mộng trữ tình (14 câu thơ đầu).

* 2 câu đầu: Nỗi nhớ về Tây Tiến 

“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.”

- Sử dụng câu cảm thán kết hợp với điệp từ “ơi” -> Gợi nỗi nhớ

- Nhớ: Sông Mã- đây là một chứng nhân lịch sử; nhớ những người lính Tây Tiến, nhớ rừng núi.

* Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Tây Tiến.

- Hàng loạt địa danh được nhắc đến: Sài khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu,..

-> Những đia danh đều in đậm trong dấu chân của binh đoan Tây Tiến.

-> Nỗi nhớ da diết.

- Thiên nhiên Tây Tiến hiện lên vô cùng hiểm trở: dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, ngàn thước lên cao >< ngàn thước xuống, thác gầm thét, cọp trêu người…

-> Người đọc thấy được sự hiểm nguy, khó khăn, trắc trở trên con đương hành quân của người chiến sĩ.

- “ Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”

+ Nghệ thuật nhân hóa “sương lấp” -> Gợi cảm giác sương mù bao phủ dày đcăh khắp núi rừng, che lấp cả đoàn quân đang trên đường hành quân.

* Gợi điều kiện thời tiết khó khăn, khắc nghiệt

- “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

+ Từ “hoa” có hai cách hiểu:

Cách thứ nhất: những ngọn đuốc trông như những đóa hoa lung linh trong đêm sương huyền ảo

Cách thứ hai: hương thơ của những bông hoa rừng phảng phất trong tâm hồn người lính trẻ

- Dù hiểu theo cách nào, người đọc vẫn thấy được tâm hồn lãng mạn, trẻ trung yêu đời của người lính trẻ.

* Hình ảnh người lính hiện lên giữa thiên nhiên núi rừng hiểm trở (6 câu cuối).

- Sự hy sinh của người lính:

+ Không bước nữa, bỏ quên đời.

 Người lính Tây Tiến “gục lên súng mũ bỏ quên đời” không hề bi lụy mà nó trở nên vô cùng lãng mạn. Họ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, cái “bi” đã được nâng đỡ bằng đôi cánh của sự lãng mạn giúp cho vần thơ của ông trở nên tinh tế và đặc biệt.

-   Hình ảnh “súng ngửi trời” được xem là một sự sáng tạo.

-> Diễn tả tư thế hiên ngang nhất: “Gục lên súng mũ”.

-> Nhà thơ sử dụng cách nói giảm, nói tránh: giảm bớt sự buồn đau của sự việc, thế nhưng vẫn giữ được đúng tinh thần thép của những người lính. Khi họ dứt áo ra đi là đã gạt tình yêu riêng sang một lối nhỏ, toàn tâm toàn ý cho tình yêu đất nước. Câu thơ của Quang Dũng đã diễn tả đúng chất của âu “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”

- 2 câu thơ cuối

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

+ Phép đảo ngữ: “nhớ ôi” lên đầu câu thơ”  -> thê hiển nỗi nhớ dào dạt.

+ Hình ảnh ảnh cơm lên khói vừa chân thật vừa trữ tình, cùng với mùi hương “thơm nếp xôi” của vùng đất Mai Châu đã khắc họa tình quân dân vô cùng ấm áp.

* Nhận xét chung 14 câu thơ đầu: Khổ thơ đầu tiên đã khắc họa vẻ đẹp Tây Tiến vô cùng hùng vĩ, hung hiểm nhưng rất lãng mạn, hào hoa. Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật, đi kèm với hệ thống từ ngữ giàu hình tượng đã giúp tác giả đặc tả điều đó một cách thành công.

b. Nỗi nhớ về đêm liên hoan văn nghệ thắm tình quân dân và khung cảnh chia tay (8 câu thơ tiếp).

* 4 câu đầu: Không khí vui tươi của đêm liên hoan văn nghệ

- Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa.

+ Chữ “bừng” diển tả không khí tưng bừng, sôi nổi của đêm văn nghệ, vừa tỏa sáng không gian lại xua đi màn đêm bóng tối.

+  Hình ảnh “em” chính là linh hồn của đêm văn nghệ:

Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

+ “Kìa em” thể hiện sự ngỡ ngàng đến ngạc nhiên của người lính Tây Tiến trước vẻ đẹp của cô gái. Người con gái miền sơn cước  dịu dàng, e ấp, trong vũ điệu dân tộc.

=>   Sự gắn bó keo sơn giữa dân và quân là sức mạnh giúp cuộc kháng chiến của dân tộc đi đến thắng lợi.

* 4 câu sau: Khung cảnh chia tay vừa tĩnh lặng mà thơ mộng.

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.

- Thời gian: buổi chiều

- Không gian: bản làng khói sương

-> Một không gian mênh mông huyền ảo xuất hiện với biết bao kỉ niệm.

- Hình ảnh “sương” một lẫn nữa xuất hiện

- Các cụm từ như “hồn lau”, “dáng người trên độc mộc”, “hoa đong đưa” 

-> Khiến người đọc hình dung cả vạn bông lau phất phơ theo gió như có hồn người tiễn chân các anh ra trận.

- Hình ảnh con người: Có nhớ dáng người trên độc mộc

+ Phép điệp “Có thấy/Có nhớ” -> Diễn tả nỗi nhớ da diết

+ Phía xa là những cô gái Thái với dáng hình uyển chuyển mềm mại trên chiếc thuyền độc mộc vượt qua dòng lũ sông Mã. 

- Nghệ thuật đối “Dòng nước lũ >< Hoa đong đưa” -> Thiên nhiên hoa hợp với con người ->Tạo ra bức tranh thơ mông lãng mạng nhưng cũng thật hào hùng, dữ dội.

c. Bức tượng đài người lính Tây Tiến ( 8 câu tiếp)

*4 câu đầu: Vẻ đẹp bi tráng của người lính

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùng
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

- 2 câu đầu: Vẻ đẹp bi tráng

+ Không mọc tóc, màu xanh lá

-> Người lính Tây Tiến chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn gian khổ, bệnh sốt rét hoành hành làm cho mái tóc bị rụng hết. Hậu quả của bệnh sốt rét rừng để lại là màu da xanh xao như màu lá. Nhưng dưới ngòi bút của nhà thơ thì nước da xanh xao, đầu không mọc tóc lại có vẻ đẹp kiêu dũng, oai phong của con hổ nơi rừng thiêng 

+ Cách nói “không mọc tóc”, “dữ oai hùm”->  diễn tả sự oai hùng của người lính”

-> Hai câu thơ tạo ra âm hương hùng tráng, lạc quan, yêu đời của người lính không ngại khó khăn, gian khổ.

- 2 câu sau: Tâm hồn lãng mạn hào hoa của người lính

+ “Mắt trừng” có 2 cách hiểu

Cách thứ 1: Đôi mắt mở to nhìn về kẻ thù với lời thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, sẵn sàng chiến đấu.

Cách thứ 2: Đôi mắt nhớ nhung về Hà Nội, về dáng kiều thơm.

* 4 câu thơ tiếp: Lý tưởng sống cao đẹp của người lính

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

- Tác giả sử dụng các từ Hán Việt: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào… Thay vì nói về cái chết tác giả dùng từ “về đất” như một cách làm mờ đi cái bi thương át hẳn trong cái âm thanh của dòng sông Mã. Âm thanh đó làm cho sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng

-   Hình ảnh đời xanh là biểu tượng cho tuổi trẻ đặt sau chữ “chẳng tiếc” thể hiện tinh thần tự nguyện sẵn sàng vượt lên cái chết để hiến dâng sự sống, tuổi trẻ cho nghĩa lớn của dân tộc.

-   Người lính Tây Tiến khi chết đi chỉ có được manh chiếu quấn thân nhưng tác giả thay vào đó là “áo bào” sang trọng. Và nhạc khúc tiễn anh là âm thanh gầm réo của dòng sông Mã. 

=>  Sự bi thương vậy mà dưới ngòi bút của Quang Dũng, người lính vẫn chói ngời vẻ đẹp lí tưởng và mang dáng dấp chiến sĩ thuở xưa.

d. Khúc vĩ thanh nỗi nhớ

“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”

- Nghệ thuật đảo ngữ: “Tây Tiến người đi”  kết hợp với cụm từ “ Không hẹn ước, một chia phôi” -> thây được tinh thần quyết chiến của người lính, đã dứt áo ra đi thì chẳng trông mong ngày trở về.

- “Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy”

+ Mùa xuân có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau
Đó là thời điểm thành lập binh đoan Tây Tiến
Hay là mùa xuân của đất trời, mùa xuân của đất nước.


3. Giá trị tác phẩm

a. Giá trị nôi dung

- Bài thơ đã tái hiện được vẻ hùng vĩ, hoang dại, nguyên sơ nhưng cũng không kém phần thơ mộng của núi rừng Tây Bắc. 

- Hình tượng của những người lính Tây Tiến vừa mang vẻ đẹp lãng mạn, vừa mang tinh thần bi tráng. 

- Qua bài thơ, ta thấy tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó máu thịt với đoàn binh Tây Tiến của tác giả Quang Dũng.

b. Giá trị nghệ thuật

- Những sáng tạo nghệ thuật của Quang Dũng với bút pháp tạo hình đa dạng đã dựng nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng và hình ảnh của người lính Tây Tiến với những đường nét khỏe khoắn, mạnh mẽ.

- Ngôn ngữ vừa quen thuộc vừa độc đáo, vừa có nét cổ kính, vừa mới lạ

- Bút pháp lãng mạn kết hợp với tinh thần bi tráng tạo nên giọng điệu riêng cho thơ Quang Dũng

icon-date
Xuất bản : 08/10/2024 - Cập nhật : 15/10/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads