Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Bước vào đời Ngữ văn 12 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!
- Tác giả Đào Duy Anh quê Thanh Hóa
- Là học giả quan trọng có những đóng góp quan trọng trong nhiều lĩnh vực.
- Ông tham gia phong trào yêu nước, cách mạng và các hoạt động dịch thuật, nghiên cứu từ rất sớm, trước những năm 1930.
- Ông được xem là người đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học xã hội ở Việt Nam.
- Đào Duy Anh được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000, được ghi tên vào bộ từ điển La- rút- xơ- Larouse ( Pháp) với tư cách là nhà bách khoa toàn thư của thời hiện đại.
- Đào Duy Anh là một trong những người có đóng góp to lớn với công trình nghiên cứu, giáo trình sáng giá. Với trí thức đã được tích lũy trong quá trình nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi, người thầy giáo Đào Duy Anh đã nghiêm túc, cống hiến, chỉnh sửa, chắt lọc những thông tin để cung cấp vào trong trang văn của mình một cách chính xác, giúp cho người đọc, tham khảo và hiểu thêm về lịch sử, văn học,.. . Vốn từ vựng phong phú, đa dạng, phù hợp, bố cục, kết cấu chặt chẽ, gắn kết, nội dung liên quan đến vấn đề mạch lạc, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc đến với những cuốn sách của nhà văn.
- Các tác phẩm tiêu biểu:
+ Hán – Việt từ điển (1932)
+ Việt Nam văn hóa sử cương (1938)
+ Khảo luận về Kim Vân Kiều (1943)
+ Đất nước Việt Nam qua các đời (1964)
+ Chữ Nôm, nguồn gốc, cấu tạo và diễn biến (1975)
+ Đại Việt sử ký toàn thư (1967 – 1968)
+ Đại Nam nhất thống chí (1969 – 1971)
…..
* Một số nhận xét về giáo sư Đào Duy Anh:
– GS – NGND Phan Huy Lê: “GS Đào Duy Anh, người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo từ nền ĐH Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945”
– GS – NGND Hà Văn Tấn: “Chúng ta đã mất đi một nhà bách khoa, một nhà văn hóa lớn. Đóng góp của ông cho văn hóa dân tộc thật là lớn lao”
– GS Trần Quốc Vượng: “Đào Duy Anh là đệ nhất từ điển gia, là nhà văn hóa, nhà học giả Liên Đa Xuyên ngành”
a. Hoàn cảnh xuất xứ
- Hồi ký “Nhớ nghĩ chiều hôm” của Đào Duy Anh:
+ Được viết xong năm 1972, và hoàn chỉnh vào cuối năm 1974.
+ Thuật lại những chặng đường chính trong cuộc đời hoạt động chính trị, văn hóa và khoa học của tác giả.
+ Tác phẩm chứa đựng nhiều suy tư về mối quan hệ giữa tri thức Việt Nam với dân tộc, về sứ mệnh của thanh niên đối với tương lai đất nước.
- Đoạn trích thuộc phần đầu của cuốn hồi ức, kể về sự kiện đánh dấu giai đoạn “bước vào đời” của tác giả.
b. Thể loại
- Thuộc thể loại hồi ký
c. Nhan đề
- Tác giả đã cảm nhận sâu sắc về sức ảnh hưởng của những nhân vật lịch sử đối với cá nhân mình. Những nhân vật như Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã truyền cho tác giả lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần ham học hỏi, và ý chí quyết tâm theo đuổi mục tiêu giải phóng dân tộc
d. Bố cục
- Phần 1: Từ đầu… một buổi trưa cuối năm 1925: Giới thiệu sự kiện gặp gỡ của tác giả và cụ Phan Bội Châu
- Phần 2: Tiếp…ông cha mình còn bỏ dở: Bối cảnh chính trị - xã hội Việt Nam giữa thập niên hai mươi của thế kỉ XX
- Phần 3: tiếp…bước lên cõi văn minh: Sự xuất hiện cụ Phan Bội Châu
- Phần 4: còn lại: Sức ảnh hưởng của cụ Phan Bội Châu
a. Tóm tắt văn bản
Hồi ký Bước vào đời đã kể lại câu chuyện của nhân vật tôi trong một "cuộc đón tiếp cụ Phan Bội Châu ở Đồng Hới vào một buổi trưa cuối năm năm 1925. Cuộc gặp với cụ Phan đã định hướng cuộc đời của nhân vật tôi sau này. Nhân vật tôi là một thầy giáo dạy ở trường tiểu học tỉnh lị ở Quảng Bình. Anh luôn khao khát tìm một công việc mới ở trung tâm chính trị và rời xa chốn ao tù hẻo lánh này. Sau cuộc gặp gỡ với cụ Phan, nhân vật tôi đã ý thức được và nhất đinh phải thoát ngay chốn ao tù mà không chần chừ gì nữa. Anh đã quyết định bỏ vào Sài Gòn viết báo.
b. Tìm hiểu văn bản
* Sự kiện mở đầu hồi ký “ Bước vào đời”
- Thời gian: những đêm khó ngủ nhớ lại những ngày mới vào đời
- Sự kiện: cuộc đón tiếp cụ Phan Bội Châu ở Đồng Hới một buổi trưa cuối năm 1925
+ Thời gian: một buổi trưa cuối năm 1925
+ Địa điểm: Đồng Hới
+ Nhân vật: cụ Phan Bội Châu
-> Ý nghĩa sự kiện: định hướng cả cuộc đời nhân vật tôi.
=> Tác giả nêu rõ ràng tên sự kiện, thời gian, địa điểm và những nhân vật chính liên quan.
=> Sự kiện được giới thiệu không chỉ đơn thuần là một sự kiện lịch sử mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời tác giả.
* Khái quát về điểm nhìn nhân vật tôi
- Hoàn cảnh sống của nhân vật “tôi”- tác giả:
+ Dạy ở trường tiểu học tỉnh lị ở Quảng Bình từ năm 1923
+ Chỉ biết chăm chỉ dạy học và đọc sách, mong có một cuộc sống ở nơi trung tâm văn hóa chính trị, có một cuộc sống sinh hoạt rộng rãi hơn.
-> Nhân xét nhân vật tôi: là một công viên chức dạy học ở một vùng quê hẻo lánh, luôn khao khát về cuộc sống sung túc ấm no hơn.
- Cuộc sống sinh hoạt:
+ Ngoài giờ làm việc ở công sở, ngày nghỉ và ban tối, người ta rủ nhau tụm năm tụm bẩy mà đánh bạc.
+ Chỉ có lác đác một vài người qua lại trụ sở Hội Quảng trị để xem vài tờ báy hay là ra sân quần vợt trò chuyện vài chuyện phiếm đợi đến lượt mình chơi.
-> Cuộc sống tẻ nhạt, u tối, lặp đi lặp lại hàng ngày, có cả những tệ nạn cờ bạc, rồi những câu chuyện to nhỏ.
* Sức ảnh hưởng của nhà yêu nước Phan Bôi Châu
Nhân vật được tái hiện trong kí ức của tác giả là cụ Phan Bội Châu - một nhà yêu nước lỗi lạc của Việt Nam đầu thế kỷ XX.
- Hình ảnh cụ Phan Bội Châu hiện lên trong tâm trí tác giả là một vị anh hùng dân tộc, một nhà nho uyên thâm, một con người giản dị và gần gũi.
+ Về ngoại hình: Tác giả miêu tả người cụ cao lớn vượt lên trên cử tọa, cái trán cao, cái đầu hói, cái mặt chữ điền, lông mày rậm, chòm râu đen, hai mắt sáng quắc
+ Về trang phục: cụ Phan mặc áo dài Trung Quốc, bộ áo vẫn mặc trong thời hoạt động ở nước ngoài.
+ Về cử chỉ, lời nói và hành động: Cụ điềm đạm, từ tốn, nói năng nhẹ nhàng, ân cần, chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần trách nhiệm cao cả đối với dân tộc.
+ Hình ảnh cụ Phan Bội Châu hiện lên trong kí ức của tác giả là một hình ảnh đẹp đẽ, thiêng liêng, là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ.
=> Tác giả Đào Duy Anh đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh cụ Phan Bội Châu - một vị anh hùng dân tộc, một nhà nho uyên thâm, một con người giản dị và gần gũi.
- Điểm nhìn: Câu chuyện được kể từ điểm nhìn của ngôi thứ nhất (nhân vật "tôi").
- Ý nghĩa của việc lựa chọn điểm nhìn:
+ Giúp thể hiện tình cảm chân thực, sâu sắc của tác giả đối với sự kiện và nhân vật Phan Châu Trinh.
+ Tạo sự gần gũi, đồng cảm giữa người đọc và tác giả.
+ Giúp người đọc hiểu rõ hơn về tâm tư, tình cảm của một thanh niên yêu nước trong giai đoạn lịch sử.
- Sức ảnh hưởng của cụ Phan đến nhân vật tôi:
+ Đêm hôm đấy nhân vật tôi thao thức không ngủ được.
+ Không có ý định ở mãi Quảng Bình, phải thoát chốn ao tù để tìm đến nơi trời cao biển rộng
-> Nhận thức nhân vật tôi đã thay đổi.
+ Tôi quyết định đi Sài Gòn để viết báo. Từ bỏ nghề gõ đầu trẻ và cuộc sống ao tù, hẻo lánh
-> Hành động dứt khoát.
a. Giá trị nội dung
- Lên án, phê phán bọn thực dân tàn bạo, bóc lột chà đạp lên cuộc sống của những người nông dân nghèo khổ
- Thể hiện tình cảm chân thực, sâu sắc của tác giả đối với sự kiện và nhân vật Phan Châu Trinh.
- Giúp người đọc hiểu rõ hơn về tâm tư, tình cảm của một thanh niên yêu nước trong giai đoạn lịch sử.
b. Giá trị nghệ thuật
- Sự kết hợp giữa yếu tố miêu tả, biểu cảm
- Giọng văn của tác giả nhẹ nhàng, tha thiết
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh
- Sử dụng các biện pháp tu từ độc đáo
- Ngôi kể thứ nhất gần gũi, chân thực