logo

Tác giả - Tác phẩm: Khúc đồng quê (mới 2024) | Văn 12 Kết nối tri thức

icon_facebook

Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Khúc đồng quê Ngữ văn 12 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!


I.Tác giả - Khúc đồng quê


1. Tiểu sử cuộc đời

Tác giả - Tác phẩm: Khúc đồng quê (mới 2024) | Văn 12 Kết nối tri thức

-  Tác giả Đặng Thị Hạnh xuất thân trong một gia đình đại trí thức

- Thân sinh bà là cụ Đặng Thai Mai - một nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học xuất sắc và nhà lãnh đạo đầu tiên của văn nghệ cách mạng Việt Nam

- Bà là một nhà giáo, nhà văn, chuyên gia nghiên cứu về văn học Pháp.

- Năm 2013, nước Pháp đã không quên phong tặng PGS.NGƯT Đặng Thị Hạnh Huân chương Cành cọ hàn lâm, tấm huân chương chỉ để dành tặng những người có công lao to lớn trong việc truyền bá văn hóa Pháp trong công chúng bạn đọc rộng rãi.


2. Phong cách sáng tạo

- Các hướng nghiên cứu chính: ứng dụng cách tiếp cận và các kỹ thuật của trào lưu phê bình mới, đặc biệt những phát hiện của chủ nghĩa cấu trúc trong văn học, đối với các tiểu thuyết của Hugo và tiểu thuyết của Proust.


3. Tác phẩm chính

- Các công trình khoa học tiêu biểu của bà có thể kể đến: Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XX, Bà và cháu (Hồi ức), Một vài gương mặt văn xuôi Pháp thế kỉ XX, Cô bé nhìn mưa (Hồi ức)... 

- Ở mảng dịch thuật, PGS. Đặng Thị Hạnh nổi tiếng với tác phẩm dịch Thư Hà Nội của Jean Tardieu hay Biến dạng của Kafka.


II.Tác phẩm Khúc đồng quê


1. Giới thiệu chung

a. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ

- Hồi ký Cô bé nhìn mưa (nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam) - tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Đặng Thị Hạnh.

- Cuốn sách dày hơn 350 trang được tác giả viết năm 78 tuổi. 

- Tác phẩm đã tái hiện lại ngôi làng Bắc Trung bộ hơn nửa thế kỷ trước, trong đó nêu bật những giá trị lịch sử - văn hóa cách đây gần 100 năm; cũng như những  ký ức về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cùng những câu chuyện đời thường mà thiêng liêng với Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và người cha đã khuất…

- Trong tác phẩm, tác giả cũng chia sẻ những câu chuyện về cha - một học giả uyên bác, về mẹ - một phụ nữ dịu dàng tần tảo. Hồi ức về những người thân yêu in dấu sâu đậm suốt tuổi thơ, về các chị em ruột thịt và gia đình riêng, về bạn bè và đồng nghiệp, về những người lính trẻ đã ra đi không trở lại.

- Đoạn trích “ Khúc đồng quê” được trích trong hồi ký Cô bé nhìn mưa kể về những kí ức và những trải nghiệm, suy nghĩ trong sáng của bản thân tác giả những ngày tháng tuổi trẻ ở quê nhà.

b. Thể loại

- Thuộc thể loại hồi ký

c. Nhan đề

- Khúc đồng quê đã gợi lại những kí ức, kỉ niệm trong sáng hồn nhiên của tác giả nơi quê nhà. Đó là hình ảnh về dòng sông, cánh đồng, mái nhà, hình ảnh người mẹ hằng kính yêu, sự yên bình nơi quê hương, những tấm vải, lụa, khu vườn nhà với đầy những loại rau tươi tốt,...và cả những thứ âm hưởng cuộc sống. Những mơ mộng tuổi trẻ, những tình cảm gần gũi thân thuộc ấy chính là sức gợi mạnh mẽ dệt nên “khúc đồng quê” của kí ức nhân vật

-> Qua đó, thể hiện tình yêu quê hương, gắn bó với quê hương.

d. Bố cục

- Từ đầu… “ Thật là đẹp”: Giới thiệu vùng quê Thanh Hóa

- Tiếp…”cũng ngon hơn moi thứ ta ăn sau này”: Cuộc sống đồng quê thanh bình, giản dị.

- Còn lại: Cảm xúc nhớ thương của tác giả về những kỉ niệm.


2. Đọc hiểu văn bản

a. Tóm tắt văn bản

- Tác phẩm “ Khúc đồng quê” kể về cuộc sống thanh bình giản dị của nhân vật tôi ở vùng quê Thanh Hóa. 

- Những chi tiết quen thuộc, bình dị trong bài thơ đã khơi gợi ký ức về quê hương của người con xa quê.

- Nhân vật tôi đã có những kỉ niệm thật đẹp với vùng quê Thanh Hóa, gắn liền với những dòng sông, với những con đê, cánh đồng, hình ảnh người mẹ hiện lên thật thân thương, trìu mến. 

- Cuộc sống gia đình ấm cúng, hạnh phúc với những bữa cơm giản dị cơm canh rau muống mà thấm đượm tình yêu thương.

- Khát vọng, ước mơ về một cuộc sống giản dị, mộc mạc, ngây thơ, trong sáng.

b. Tình huống truyện

- Tác giả hồi tưởng về những ngày tháng sống ở Thanh Hóa trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Lúc đó, Thanh Hóa là một vùng tự do, là hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến. Tác giả hồi tưởng lại những kỉ niệm đẹp với vùng quê Thanh Hóa, với những hình ảnh thân thương, gần gũi và giản dị, gắn bó khiến người đi xa mang một niềm nhung nhớ. 

-> Khao khát về một cuộc sống giản dị, hạnh phúc.

c. Tìm hiểu văn bản

* Giới thiệu của tác giả về vùng quê Thanh Hóa:

- Khí hậu: ôn hòa, không nhận thức gì về xuân hạ thu đông.

- Diễn biến của mùa được thể hiện qua vụ lúa, mùa thu là rõ nét nhất bởi là lúc thu hoạch lúa

- Hình ảnh con người lao động: đập lúa, quạt lúa, phơi thóc 

- Kỉ niệm đẹp với cọng rơm: có thể tựa lưng hàng giờ vào những đụn rơm cao

-> Những cảm tinh tế của tác giả

-> Cho thấy sự gắn bó, thấu hiểu về thiên nhiên đất trời, về cảnh vật con người vùng quê Thanh Hóa.

* Bức tranh cuộc sống đồng quê thanh bình, giản dị.

~ Bức tranh cuộc sống của nhân vật tôi

- Buổi sáng:

+ Ra sông Chu giặt đồ

+ Giặt xong ngâm bàn chân dưới nước

+ Đứng hồi lâu ngắm nhìn dòng sông

- Buổi trưa: Tôi giúp mẹ nấu cơm, dệt cửi

- Buổi chiêu: Đi trên những con đê Yên Lộ, giữa những cánh đồng

~ Hình ảnh người mẹ thân yêu và ngôi nhà :

- Hình ảnh mẹ hiện lên thân yêu, che chở, giúp đỡ tôi về mọi mặt, từ ăn đến mặc

-> một người mẹ yêu thương, lo lắng, thấu hiểu con.

- Mẹ là một người đàn bà giản dị, tâm hồn ngây thơ, nhưng thấu hiểu mong muốn, suy tư người con.

- Mẹ rất mát tay, vườn rau của mẹ trồng xanh mơn mởn.

- Mẹ là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, thể hiện qua những món ăn mẹ nấu:

+ Để làm món rau muống sống, mẹ tôi không tỉa mà chỉ tước bớt lá..

+ Tương là do mẹ tôi tự làm

+ Thực đơn mẹ thay đổi hàng ngày

- Hình ảnh ngôi nhà với cánh cửa khép hờ, không hề chốt

-> Cho thấy cuộc sống yên bình nơi vùng quê.

- Hình ảnh bữa cơm:

+ Đều thanh đạm mà ngon lành

+ Món chủ chốt là rau muống luộc hoặc ăn sống

+ Thêm một đĩa tép hoặc cá đồng kho mặn

* Bữa cơm đơn sơ giản dị nhưng thấm đượm biết bao tình yêu thương của mẹ, bữa cơm khiến tôi luôn nhớ về, và trong cảm nhận của nhân vật “tôi”, bữa cơm đơn sơ ấy ngon hơn mọi thứ ăn sau này.

* Khơi gợi ký ức về quê hương: Những chi tiết quen thuộc, bình dị trong bài thơ đã khơi gợi ký ức về quê hương của người con xa quê.

* Nhờ những chi tiết cụ thể, sinh động, tác giả đã vẽ nên một bức tranh quê hương đẹp đẽ, thơ mộng; gợi tả cuộc sống đồng quê thanh bình, giản dị

* Cảm xúc của nhân vật trữ tình:

- Nhân vật “ tôi” mộng tưởng về một cái gì đó giản dị, ngây thơ và trong sáng: Đó là một cuộc sống giản dị, mộc mạc, yên bình nơi vùng quê.

-> Đặt trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đó là khát khao về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của mỗi người. Hạnh phúc về cuộc sống thóc gạo đủ đầy, gia đình sum vầy.


3. Giá trị tác phẩm

a. Giá trị nội dung:

- Tác phẩm đã gợi lại những kỉ niệm thân thương, gần gũi mà vô cùng giản dị, ấm cúng nơi vùng quê. 

- Qua đó thể hiện tình yêu thương gắn bó, luôn nhắc nhớ về quê hương

- Ước mong về một cuộc sống bình dị, ngây thơ và trong sáng.

b. Giá trị tác phẩm

- Ngôi kể thứ nhất, xưng tôi chân thực bộc lộ được tâm tư, tình cảm của tác giả

- Văn phong sinh động, cảm tưởng trực tiếp của tác giả

- Hình ảnh gần gũi, quen thuộc 

- Sự kết hợp yếu tố tự sự, biểu cảm

icon-date
Xuất bản : 08/10/2024 - Cập nhật : 15/10/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads