logo

Tác giả - Tác phẩm: Mộ (mới 2024) | Văn 12 Kết nối tri thức

icon_facebook

Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Mộ Ngữ văn 12 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!


I. Tác giả Mộ


1. Tiểu sử cuộc đời

Tác giả - Tác phẩm: Mộ (mới 2024) | Văn 12 Kết nối tri thức

- Tên tuổi: Hồ Chí Minh (1890 - 1969) xuất thân trong gia đình nhà nho yêu nước

- Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.

- Quá trình hoạt động cách mạng:

+ 1911: ra đi tìm đường cứu nước.

+ 1918 – 1922: hoạt động Cách mạng trên đất Pháp, tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa.

+ 1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.

+ 1942 - 1943: bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ ở các nhà ngục Quảng Tây, Trung Quốc.

+ 2- 9 – 1945: đọc bản Tuyên ngôn độc lập…

⇒ Vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn với di sản văn học quí giá.


2. Phong cách sáng tác

- Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lí với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.

- Truyện và kí hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.

- Thơ ca: Thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; Thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích.

=> Trong văn chính luận, truyện, kí hay thơ ca, phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh hết sức phong phú, đa dạng mà thống nhất.


3. Tác phẩm chính

- Tác phẩm chính:

+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966)…

+ Truyện và kí: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trog lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925)…

+ Thơ ca: tập thơ Nhật kí trong tù và nhiều bài thơ sáng tác tại Việt Bắc.

* Một số nhận định hay về tác phẩm Chiều tối

1. Khi đọc tập thơ Nhật ký trong tù, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết:

“Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.

2. Nhận xét về bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: "Bài thơ Chiều tối thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiếu sĩ Hồ Chí Minh".


II. Tác phẩm Mộ


1. Giới thiệu chung

a. Hoàn cảnh xuất xứ, sáng tác

- "Chiều tối” (Mộ) là bài thất ngôn tứ tuyệt số 31 rút ra trong tập “Nhật ký trong tù”, được sáng tác khi tác giả bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trong suốt 13 tháng.

-  “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh được viết từ 2/8/1942 đến 10/9/1943 khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ, đầy đọa khắp các nhà lao tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trong số 133 bài thơ “Nhật ký trong tù ” có một số bài ghi lại những thời khắc đáng nhớ trong ngày: Buổi sớm, Buổi trưa, Quá trưa, Chiều hôm, Chiều tối, Hoàng hôn, Nửa đêm... Mỗi bài là một nỗi niềm trong những tháng ngày “ác mộng”.

- Cảm hứng được gợi lên bởi cuộc chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo

b. Thể loại

- Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

c. Nhan đề, đề tài

- Bài thơ viết về đề tài thiên nhiên và cuộc sống bình dị của con người 

d. Bố cục

- Phần 1 (hai câu đầu): bức tranh thiên nhiên

- Phần 2 (hai câu cuối): bức tranh đời sống con người


2. Đọc hiểu văn bản

a. Tóm tắt văn bản

Qua bài thơ Chiều tối, người đọc thấy được tình thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, bài thơ cho thấy một tâm hồn yêu đời, yêu sự sống và khát khao tự do của nhân vật trữ tình.

b. Tìm hiểu văn bản

* Bức tranh thiên nhiên buổi chiều tối ( Hai câu thơ đầu):

“Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,
Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không;”

- Thời gian: chiều tối -> thời khắc cuối cùng của một ngày → con người, vạn vật mỏi mệt, cần được nghỉ ngơi.

-> Đây là khoảng thời gian thường xuất hiện trong ca dao. 

+ Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

+ Chiều chiều xách giỏ hái rau...
Chiều chiều ra đứng bờ sông...

- Không gian:  bao la, rộng lớn -> làm nổi bật sự cô đơn, lẻ loi của con người.

- Điểm nhìn: đỉnh bầu trời.

- Hình ảnh “cánh chim”:

+ Đây là một hỉnh ảnh quen thuộc trong thi ca cổ ngày xưa.

“ Cánh chim bạt gió lạc loài kêu sương” ( Đoàn Thị Điểm)

“ Chim hôm thoi thóp về rừng” ( Nguyễn Du)

“ Ngày mai gió cuốn chim bay mỏi” ( Bà Huyện Thanh Quan)

+ Tuy nhiên, hình ảnh cánh chim trong bài thơ là “cánh chim mỏi”

-> Cái nhìn tinh tế của Bác. Sự vật hiện tượng không chỉ chuyển động ở trạng thái bên ngoài mà cả sự vận động bên trong.

-> Cảnh vật như nhuốm màu tâm trạng, cho thấy sự đồng điệu giữa cảnh vật và tâm hồn. Sau một ngày mệt mỏi, con người ta muốn tìm một nơi bình yên để dừng chân nghỉ ngơi

- Hình ảnh chòm mây:

+ Hình ảnh chòm mây cô độc đã trở thành một hình ảnh quen thuộc trong thi ca cổ

“ Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn” ( Lý Bạch)

Hay: “ Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay” ( Thôi Hiệu)

+ Còn “ chòm mây” trong bài thơ là chòm mây nhè nhẹ trôi -> cho thấy không gian bao la rộng lớn của cảnh vật.

+ Chòm mây lẻ: mang tâm trạng cô đơn, lẻ loi

+ Lững lờ trôi: gợi phong thái ung dung, thư thái của nhân vật trữ tình.

*Gợi ra hình ảnh cô đơn, lẻ loi của người tù

- Biện pháp nghệ thuật:

+ Bút pháp ước lệ cổ điển

+ Nét chấm phá đơn sơ

* Nội dung: 

+ Khắc họa bức tranh thiên nhiên bao la, rộng lớn, mênh mông mà buồn vắng, tĩnh lặng. 

+ Khắc họa tâm hồn nhân vật trữ tình: tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, phong thái ung dung, ý chí vượt lên hoàn cảnh của Bác.

* Bức tranh cuộc sống ( Hai câu thơ cuối):

“Thiếu nữ xóm núi xay ngô,
Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ.”

- Hình ảnh cô em thiếu nữ xay ngô với hình ảnh lò than đỏ bình dị, gần gũi.

- Hình ảnh cô thiếu nữ:

+ Hành động: Xay ngô. Điệp từ “xay” được nhắc lại 2 lần, thấy được sự chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó của cô gái. Diễn tả vòng quay không dứt của cối xay ngô.

* Nỗi vất vả, nhọc nhằn trong lao động.

+ Diễn tả công việc thường nhật của cô gái.

+ Hình ảnh cô gái làm dịu đi nỗi buồn vắng cô đơn của người chiến sĩ.

-Hình ản lò than đã đỏ:

+ Từ “hồng” được tác giả sử dụng thật tinh tế, khéo léo.

Là sự chuyển biến của thời gian từ chiều sang tối

Hay lò than đem lại hơi ấm cho cảnh vật, xua tan đi bao nỗi buồn trong tâm hồn con người, mang lại sự sống mới mẻ.

Hay nó sưởi ấm tâm hôn người chiến sĩ, xua tan đi nỗi cô đơn, lẻ loi, buồn tủi.

-Vẻ đẹp tâm hồn Bác:

+ Bác vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt nơi nhà tù để cảm thông với những nét bình dị của cuộc sống người dân. Bác thấu hiểu cuộc sống lao động vất vả của người dân.

+ Mặc dù thân thể Bác bị giam cần nhưng tâm hồn Bác vẫn bay bổng, ung dung thư thái để viết lên những vần thơ hay như vậy.

+ Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, con người của Bác.


3. Giá trị tác phẩm

a. Giá trị nội dung:

- Bức tranh thiên nhiên nhiên lúc chiều tàn vừa thơ mộng vừa trữ tình.

- Vẻ đẹp con người Bác:

+ Tinh thần kiên cường, lạc quan, phong thái ung dung thư thái.

+ Tâm hồn tinh tế nhạy cảm, yêu cuộc sống, yêu con ngươi của nhân vật trữ tình.

+ Sự hòa quyện giữa chất thép và chất tình trong con người Bác. 

b. Giá trị nghệ thuật:

- Bút pháp trữ tình tinh tế.

- Bút pháp ước lệ cổ điển

- Kết hợp giữa màu sắc cổ điển và hiện đại.

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

icon-date
Xuất bản : 08/10/2024 - Cập nhật : 15/10/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads