logo

Tác giả - Tác phẩm: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (mới 2024) | Văn 12 Kết nối tri thức

icon_facebook

Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Hồn Trương Ba, da hàng thịt Ngữ văn 12 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!


I.Tác giả Hồn Trương Ba, da hàng thịt


1. Tiểu sử cuộc đời

Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Hồn Trương Ba, da hàng thịt Ngữ văn 12 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật.

- Lưu Quang Vũ (1948- 1988) quê gốc ở Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ trong một gia đình trí thức.

-  Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu luận,… và soạn kịch.

- Kịch là phần đóng góp đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ.

- Lưu Quang Vũ trở thành 1 hiện tượng đặc biệt của sân khấu, kịch trường những năm 80 của thế kỉ trước, nhà sọan kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật hiện đại.

- Lưu Quang Vũ được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.


2. Phong cách sáng tác

– Thơ ca của ông không chỉ bay bổng mà còn thể hiện khao khát được hòa vào cuộc sống, rất giàu cảm xúc và mang một màu sắc riêng biệt, hồn thơ của ông luôn mang đến cho người đọc những rung động, cảm xúc, suy tư trước những nỗi niềm trăn trở.

– Các vở kịch và tác phẩm của Lưu Quang Vũ đều mang tính nhân văn, để lại những bài học sâu sắc về con người, về cuộc đời bởi vì Lưu Quang Vũ đã phải trải qua những tháng ngày lao đao vất vả, về cuộc sống không ổn định, gia đình tan vỡ, không việc làm chiến tranh, xã hội có nhiều tiêu cực,…

–  Nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ có vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt, tác phẩm nói về bi kịch cuộc đời của Trương Ba, khao khát được sống là chính mình khi phải sống dựa nhờ trên thân xác hàng thịt.

Một số nhận định về Lưu Quang Vũ:

– Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: “Cảm hứng bi thương về đất nước, nhân dân đã cho Vũ có được những bài thơ hay lay động sâu sắc để lại giá trị lâu dài (Đất nước đàn bầu, Việt Nam ơi, Người cùng tôi, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, Sông Hồng, Năm 1954, Khâm Thiên, Hồ sơ mùa hạ 1972…) Mảng thơ này của Vũ biệt ra một cõi, không ai sánh được. Đó là một đỉnh cao của thơ Việt Nam thời chiến và đỉnh đó mang tên Lưu Quang Vũ lẻ loi và chất ngất. ”

– NSƯT Đào Quang: “Tâm nguyện và đích cuối cùng mà Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình là tinh thần công dân trước cuộc sống xã hội, những giá trị đạo đức về hạnh phúc, cách đối nhân xử thế trong cơ chế đầy biến động. Những điều này có giá trị vĩnh cửu”.

– Nhà phê bình văn học Ngô Thảo: “Tính dự báo được cấy sâu trong nhiều kịch bản về những đề tài khác nhau, góp phần làm cho kịch Lưu Quang Vũ có sức sống bền lâu. Mỗi lần đọc lại, xem lại, chúng ta đều phát hiện ra những quặng tinh thần mà tác giả gửi gắm”.


3. Tác phẩm chính

-  Ông để lại di sản văn học đồ sộ gồm kịch, thơ và tiểu luận, với các tác phẩm như Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Hương cây, Tôi và chúng ta, Sống mãi tuổi 17, Nàng Xita, Ngọc Hân công chúa,..


II. Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt


1. Giới thiệu chung

a. Hoàn cảnh xuất xứ

- Được viết 1981, được công diễn 1984

- Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch

- Vở kịch được hư cấu 1 cách sáng tạo từ 1cốt truyện  dân gian. Tác giả mượn câu chuyện dân gian, nhưng có nhiều sáng tạo độc đáo : Trong truyện dân gian, nhân vật Trương Ba tiếp tục sống bình thường, hạnh phúc khi hồn được nhập vào thân xác anh hàng thịt. Ở đây, tác giả lại tập trung diễn tả tình cảnh trớ trêu, nỗi đau khổ, giày vò của Trương Ba từ khi “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.

- Hồn Trương Ba, da hàng thịt đã được công diễn nhiều lần trên các sân khấu trong và ngoài nước.

b. Thể loại

- Thuộc thể loại kịch

c. Nhan đề

- Nhan đề xây dựng đã xây dựng thành công sự tương phản giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, sự đối lập về thể xác bên ngoài và linh hồn bên trong.

- Nếu như da hàng thịt là biểu tượng cho vẻ bề ngoài thể xác con người thì hồn Trương Ba là biểu tượng cho tâm hồn, cho thế giới nội tâm sâu kín bên trong. Đó là sự mâu thuẫn giữa hình thức và bản chất trong một con người. Nhưng hồn Trương Ba còn là biểu tượng cho vẻ đẹp trong sáng thanh cao, còn da hàng thịt lại là biểu tượng cho cái xấu xa, cái dung tục tầm thường, cái bản chất thấp kém trong một con người.

d. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “Vợ Trương Ba bước vào”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt.

- Phần 2 (tiếp đó đến “Không cần!”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình.

- Phần 3 (còn lại): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba, Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba.


2. Đọc hiểu văn bản

a. Tóm tắt 

- Trương Ba là một người làm vườn tốt bụng, đánh cờ giỏi nhưng bị chết đột ngột do sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu.

-  Trương Ba được sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt cũng vừa mới chết. 

- Sau đó, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái từ vợ anh hàng thịt và những người thân yêu của Trương Ba. 

- Trương Ba không thể gần gũi với đứa cháu nội vì nó sợ ngoại hình thô lỗ của thân xác anh hàng thịt, lại còn bị nhiễm những thói xấu mà cái thân xác đó gây ra. 

- Trương Ba lúc này trở thành một người sống quái gở trong cái gọi là "Hồn Trương Ba da hàng thịt". 

- Để giải thoát khỏi đó, Trương Ba chọn cái chết để được sống mãi với những người thân yêu.

b. Tình huống xảy ra

* Tình cảnh khó khăn, bi kịch

– Nguyên nhân dẫn đến tình huống éo le: việc quan nhà trời không chịu trách nhiệm gạch tên người đã khuất và sự cố gắng sửa sai của Đế Thích.

– Nỗi đau đớn của Hồn Trương Ba khi phải sống trong xác anh hàng thịt: bị vợ con hoài nghi, lạnh nhạt; do thân xác không phải của mình, Hồn Trương Ba thể hiện hành vi và cử chỉ vụng về, thiếu lịch sự.

– Hồn Trương Ba quyết tâm không chấp nhận sống trong xác anh hàng thịt. Mong muốn được tự do khỏi thân xác không phải của mình khiến Hồn Trương Ba kêu gọi Đế Thích để làm sáng tỏ bi kịch sống không đúng với bản thân.

c. Tìm hiểu tác phẩm

* Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt :

Hồn Trương Ba Xác hàng thịt

- Mục đích:

Phủ định sự lệ thuộc của linh hồn vào xác thịt , coi xác thịt chỉ là cái vỏ bề ngoài, không có ý nghĩa. Khẳng định linh  hồn vẫn có đời sống riêng: nguyên vẹn trong  sạch, thẳng thắn.

- Cử chỉ :Ôm đầu, đứng vụt dậy, nhìn chân tay, bịt tai lại -> Uất ức, tức giận, bất lực

- Xưng hô:Mày – Ta -> Khinh bỉ, xem thường

- Giọng điệu: Giận dữ, khinh bỉ, mắng mỏ, đồng thời ngậm ngùi tuyệt vọng

- Vị thế:Bị động, kháng cự yếu ớt, đuối lí, tuyệt vọng  Người thua cuộc, chấp nhận trở lại xác hàng thịt

 - Mục đích: Khẳng định sự âm u, đui mù của thể xác có sức mạnh ghê gớm, có khả năng điều khiển linh hồn cao khiết. Dồn Trương Ba vào thế  đuối lí buộc phải thỏa hiệp, quy phục.

- Cử chỉ :Lắc đầu -> Tỏ vẻ thương hại 

- Xưng hô : Ông – Tôi -> Ngang hàng, thách  thức

- Giọng điệu:  Ngạo nghễ thách thức, thì thầm ranh mãnh

- Vị thế: Chủ động đặt nhiều câu hỏi phản biện. Kẻ thắng thế, buộc được hồn Trương Ba quy phục mình. Là ẩn dụ về cuộc đấu tranh giữa tâm hồn và thể xác trong 1 con người. Đó là tiếng nói của bản năng và những tác động ghê gớm vào linh hồn. Linh hồn luôn đấu tranh để vượt lên những đòi hỏi không chính đáng của thể xác.

- Cảnh báo khi con người sống chung với dung tục, sẽ bị cái dung tục lấn át, thắng thế và  tàn phá những gì tốt đẹp cao quý trong con người.

* Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với người thân

Phản ứng của người thân

- Người vợ: Buồn bã đau khổ muốn chết, có ý định bỏ đi nhường chồng cho cô vợ hàng thịt 

- Cái Gái: Quyết liệt và dữ dội không nhận ông nội

- Người con dâu: Thông cảm, xót thương

Thái độ, tâm trạng Trương Ba

- Lúc đầu: Biện minh cho mình

 + Sao bà lại nói thế?

 + Sáng nào ông cũng ra cuốc xới chăm chút cây cối ngoài vườn…:Chỉ có ông nội cháu mới quý cây như thế  

- Sau đó : Đau khổ, bế tắc, thất vọng về mình

+ Thầy đã làm u khổ…, u cũng không khổ như bây giờ

 + Thẫn thờ, lặng ngắt như tảng đá, tay ôm đầu, run rẩy, lập cập, cầu cứu

So với màn đối thoại với xác hàng thịt

Màn đối thoại với xác hàng thịt Màn đối thoại với người thân

 Đau khổ, bất lực khi bản thân phải chịu sự điều khiển  Đau khổ đến tột cùng khi nhận thấy không chỉ mình chịu khổ mà người thân cũng chịu đau khổ. Thậm chí họ còn đau khổ hơn lúc chôn ông xuống.

Bi kịch được đẩy lên đến đỉnh điểm buộc nhân vật phải đứng trước sự lựa chọn.

Lời độc thoại nội tâm của Trương Ba

- Những câu mang tính chất tự vấnBộc lộ 1 thái độ quyết liệt trong đấu tranh

- Đi đến 1 quyết định dứt khoát là không chung sống với thể xác dung tục của hàng thịt

-> Đỉnh điểm của bi kịch là nhân vật không thỏa hiệp mà đấu tranh mạnh mẽ quyết liệt Vẻ đẹp tâm hồn người lao động trong cuộc đấu tranh với cái dung tục để hoàn thiện nhân cách.

  * Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích

Sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa sự sống:

- Đế Thích: Khuyên Trương Ba chấp nhận vì thế giới không toàn vẹn  Cái nhìn quan liêu hời hợt về cuộc sống con người

-Trương Ba: 

+ Không thể bên trong một đằng, ...  Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.

+ Sống nhờ vào đồ đạc,..., nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết!

Vấn đề quyết định không phải là sống, mà là sống như thế nào! Điều này có ý nghĩa

- Con người là 1 thể thống nhất, hồn xác phải hài hòa đồng thuận. Dù khiếm khuyết về tinh thần hay thể xác cũng là 1 cuộc sống không trọn vẹn

- Sống  thiếu chân thực với mình là cuộc sống vô nghĩa, bất hạnh và cũng jhông cần thiết cho ai.

- Khát vọng hoàn thiện nhân cách của Trương Ba Tư tưởng, ý nghĩa triết lí của tác giả.

 Trương Ba từ chối không nhập vào xác cu Tị

- Trương Ba yêu thương cu Tị

- Ông không chấp nhận tái diễn lại bi kịch sống trong thân xác người khác. Con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng và có ý thức cao về ý nghĩa cuộc sống

*  Màn kết 

- Cuộc sống lại tuần hoàn theo quy luật muôn đời. 

- Cái thiện, cái đẹp và sự sống đích thực đã chiến thắng. Sự bất tử của con người nằm trong ý nghĩa sự sống và sự hóa thân vào cuộc sống xung quanh ta chứ không phải ở độ dài thời gian.


3. Giá trị tác phẩm

a. Giá trị nội dung

- Phê phán 2 quan niệm sống lệch. 

- Phê phán lối sống giả tạo, làm con người có nguy cơ đánh mất mình.

- Phê phán những tiêu cực xã hội.

- Kêu gọi, đấu tranh cho sự hoàn thiện vẻ đẹp nhân cách con người.

- Khẳng định: con người phải sống như chính mình.

b. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật dựng tình huống độc đáo, xây dựng, dẫn dắt xung đột kịch hợp lí.

- Nghệ thuật dựng hành động kịch, dựng đối thoại sinh động.

icon-date
Xuất bản : 08/10/2024 - Cập nhật : 15/10/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads