logo

Tác giả - Tác phẩm: Cảnh khuya (mới 2024) | Văn 12 Kết nối tri thức

icon_facebook

Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Cảnh khuya Ngữ văn 12 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!


I.Tác giả Cảnh khuya


1. Tiểu sử cuộc đời

Tác giả - Tác phẩm: Cảnh khuya (mới 2024) | Văn 12 Kết nối tri thức

- Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19/5/1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; mất ngày 02/9/1969 tại Hà Nội.

- Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ thiên tài mà còn là nhà thơ, nhà văn hoá lớn của dân tộc

- Năm 1990, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã vinh danh và tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất của dân tộc Việt Nam.


2. Phong cách sáng tác

- Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lí với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.

- Truyện và kí hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.

- Thơ ca: Thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; Thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích.

=> Trong văn chính luận, truyện, kí hay thơ ca, phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh hết sức phong phú, đa dạng mà thống nhất.


3. Sự nghiệp văn học

- Tác phẩm chính:

+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966)…

+ Truyện và kí: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trog lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925)…

+ Thơ ca: tập thơ Nhật kí trong tù và nhiều bài thơ sáng tác tại Việt Bắc.


II.Tác phẩm Cảnh khuya


1. Giới thệu chung

a. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ

- Bài thơ Cảnh khuya được viết ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954).

b. Thể loại

- Bài thơ thuộc thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt.

c. Nhan đề, đề tài

- Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc khàng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược. 

- Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống; và tâm hồn nhạy cảm tinh tế: phong thái ung dung, thư thái của nhà thơ

d. Bố cục

- Hai câu thơ đầu: Cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm khuya.

- Hai câu còn lại: Tâm trạng của nhà thơ trong đêm khuya nơi chiến khu Việt Bắc.


2. Đọc hiểu văn bản

a. Tóm tắt văn bản

Bài thơ Việt Bắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp (1946-1954) vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Bài thơ đã miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.

b. Đọc hiểu văn bản

* Cảnh đẹp thiên nhiên núi rừng nơi chiến khu Việt Bắc

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.”

- Âm thanh: Tiếng suối

+ Sử dụng biện pháp so sánh: “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

-> Tác dụng: Cảnh trở nên gần gũi, sinh động, trẻ trung hơn.

+ Trong thơ ca cổ, người ta thường ví tiếng suối với tiếng hát hoặc tiếng đàn để diễn tả âm thanh trong trẻo của tiếng suối.
"Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”
                                                   ( Bài ca Côn Sơn- Nguyễn Trãi)

“Tiếng nước trong như tiếng hát ngọc tuyền” ( Tiếng hát bên sông- Thế Lữ).

+ Nhà thơ sử dụng bút pháp lấy động tả tĩnh -> nhấn mạnh sự yên tĩnh của đêm khuya.

-  Hình ảnh: trăng, cổ thu, hoa kết hợp với điệp từ "lồng" 

-> Gợi lên vẻ đẹp đầm ấm, quấn quýt, hoà quyện vào nhau của thiên nhiên

- Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” gợi cho người đọc nhiểu cách hiểu khác nhau: 

+ Cách hiểu thứ nhất: Ánh trăng chiếu rọi xuống các vòm lá cổ thụ, vòm cây in bóng xuống mặt đất như những bông hoa lung linh, huyền ảo

+ Cách hiểu thứ hai: Ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian thiên nhiên ngập tràn ánh trăng.

* Nhận xét hai câu thơ đầu: Khung cảnh thiên nhiên núi rừng thật thơ mộng, trữ tình và đẹp đẽ. 

+ Trong sự yên lặng của núi rừng, tiếng suối trong đêm khuya nghe như tiếng hát xa.

+ Hình ảnh trăng lồng cổ thụ ấm áp, thơ mộng, trữ tình 

* Tâm trạng của Bác trong đêm khuya nơi chiến khu núi rừng Việt Bắc:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

- Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ:

Nghệ thuật so sánh “như vẽ người chưa ngủ” kết với với điệp từu “chưa ngủ”

- Bác chưa ngủ bởi hai lý do:

+ Niềm say mê trước vẻ đẹp thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc.

+ Hay là nỗi lo lắng về việc nước, Bác lo cho nhân dân, lo cho vận mệnh đất nước trong những năm đầu của cuộc kháng chiến đầy gian khổ, khó khăn.
- Trái ngược với sự hài hòa của thiên nhiên là tâm trạng đầy âu lo của nhà thơ, lo ngày mai chiến tranh, lo ngày mai có giành được độc lập cho dân tộc hay không. Tình yêu thiên nhiên đã hoà vào tình yêu nước.

- Tâm hồn người nghệ sĩ hoà lẫn vào tâm hồn người chiến sĩ; giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại.


3. Giá trị tác phẩm

a. Giá trị nội dung:

- Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng nơi núi rừng Việt bắc trogn những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

- Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

b. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Hình ảnh thiên nhiên gần gũi, giản dị

- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng

- Sử dụng các biện pháp tu từ

- Bút pháp lấy động tả tĩnh. 

icon-date
Xuất bản : 08/10/2024 - Cập nhật : 15/10/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads