logo

Tác giả - Tác phẩm: Nỗi buồn chiến tranh (mới 2024) | Văn 12 Kết nối tri thức

icon_facebook

Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Nỗi buồn chiến tranh Ngữ văn 12 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!


I. Tác giả Nỗi buồn chiến tranh


1. Tiểu sử, cuộc đời

Tác giả - Tác phẩm: Nỗi buồn chiến tranh (mới 2024) | Văn 12 Kết nối tri thức

-  Bảo Ninh là nhà văn quân đội, từng trực tiếp tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam trước năm 1975.

- Ông vào bộ đội năm 1969. Thời chiến tranh, ông chiến đấu ở mặt trận B-3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10. Năm 1975, ông giải ngũ.

- Từ 1976-1981 học đại học ở Hà Nội, sau đó làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam. Từ 1984-1986 học khoá 2 Trường viết văn Nguyễn Du. Làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1997.


2. Phong cách sáng tác

- Bảo Ninh là một nhà văn từng xông pha trận mạc nên ông rất am hiểu về chiến tranh, ông chuyên viết về đề tài về chiến tranh và muốn “văn của mình phải mang vẻ đẹp quân đội”. Ông từng chia sẻ mình “biết nhiều câu chuyện đương thời ở Việt Nam, nhưng không viết” , nhà văn chỉ tập trung viết về quá khứ chiến trường và cái quá khứ xa hơn của nó ở Hà Nội mà ông vẫn gọi là “thành phố quê hương thứ hai của tôi” .

- Luôn đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn. Ông cho rằng mỗi nhà văn phải đi tìm cho mình một cái gì đó thật mới, thật riêng không lẫn với người khác. Bởi thế mà khi chọn viết về đề tài chiến tranh, Bảo Ninh cũng đã có nhiều trăn trở để tìm cho mình một góc cạnh khác trên mảnh đất ấy.

- Quan niệm đã viết văn là phải có vốn văn hóa, hiểu biết sâu, phải có khả năng tìm tòi khám phá để nhận ra viên ngọc quý lấp lánh bên trong. Văn Bảo Ninh đẹp, một thứ văn có phần trau chuốt và giàu sức biểu cảm, một thứ văn có nghiêng về “vị nghệ thuật”.


3. Tác phẩm chính

- Các truyện tiêu biểu: Mắc cạn, Bí ẩn của làn nước, La Mác-xây-e, Khắc dấu mạn thuyền, Lối mòn dọc phố, Lan man trong lúc kẹt xe, Thời tiết của ký ức,…


II. Tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh


1. Giới thiệu chung

a. Hoàn cảnh xuất xứ

- Tác phẩm được trích trong “Nỗi buồn chiến tranh”

- “Nỗi buồn chiến tranh” cũng chính là tác phẩm để nhà văn Bảo Ninh tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn Du. Bản thảo ban đầu đã bị thất lạc nên ông phải viết lại. Sau đó,  cuốn sách hoàn thành năm 1987

b. Thể loại

- Tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh thuộc thể loại: tiểu thuyết.

c. Nhan đề đề tài

- Nhan đề “Nỗi buồn của chiến tranh” thể hiện sự dằn vặt trong tâm hồn của nhân vật Kiên và sự đồng cảm của nhân vật tôi. Đồng thời, câu chuyện đã khắc họa lại cuộc đời đầy bất hạnh và đau thương của những mảnh đời khác nhau trong thời chiến. Từ đó, lên án mức độ nguy hiểm và sát thương cho chính con người trong và sau chiến tranh, nỗi đau in hằn sâu trong tâm hồn mỗi người đã từng trải qua.

d. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến trí tưởng tượng): Trạng thái luôn sống với ký ức thời kỳ chiến tranh của Kiên.

- Phần 2 (phần còn lại): Những ấn tượng, cảm xúc và suy tư của Kiên khi đối diện với “núi bản thảo” bộn bề bị bỏ lại.


2. Đọc hiểu văn bản

a. Tóm tắt văn bản

- Đoạn trích Nỗi buồn của chiến tranh” xoay quanh tâm lý của nhân vật Kiên, là một anh bộ đội trở về sau cuộc chiến tranh đầy hi sinh, chết chóc, mất mát. Kí ức kia truyền cảm hứng cho tác phẩm của anh, ngày hôm ấy anh như người mất hồn, ngồi viết suốt. Những kí ức buồn bã ấy như ánh sáng chiếu rọi cuộc sống tăm tối bấy lâu nay của Kiên, chúng tỏa sáng trong dòng tâm tư ngược của thời gian, anh tìm ra cuộc sống mới của mình. Nhiều tháng, có lẽ nhiều năm trôi qua, vì ảnh hưởng của dòng ký ức nên tác phẩm của Kiên phát triển một cách không có trật tự, anh không kiểm soát được. Sau đó Kiên rời khỏi khu phố, không ai biết anh đi đâu và cũng không ai quan tâm ngoại trừ một người phụ nữ câm, cô ấy giúp Kiên sắp xếp lại tập giấy lộn xộn và dọn đi cho đến khi nhân vật tôi - người kể chuyện phát hiện và đọc. Sau khi đọc bản thảo, nhân vật tôi dần thấu hiểu Kiên.

b. Tìm hiểu văn bản

* Cái nhìn của tác giả về người lính:

- Bảo Ninh với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đã thể hiện một cách rất mới về hình ảnh người lính.

- Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đi sâu vào khai thác đời sống của những người lính thời hậu chiến với sự ám ảnh của một quá khứ đen tối luôn đeo đuổi họ.

- Cuộc đời của những nhân vật trong nỗi buồn chiến tranh, đặc biệt là Kiên là cuộc  đời đi giữa hai mặt sáng – tối, giữa những lạc quan và bi quan, không thể trở về sống với quá khứ, không thể hòa nhập được với cuộc sống hiên tại, họ như là những người đến từ một thế giới khác.

* Hình ảnh nhân vật Kiên:

- Nhân vật Kiên hiện lên là một người mang chồng chất những nỗi đau, cả ở quá khứ và cả ở hiện tại, vậy nhưng Kiên đã lựa chọn nhớ lại và viết về câu chuyện quá khứ để phục sinh về tinh thần: “thiên truyện đầu tiên trong đời làm sống dậy một cách đặc biệt tàn nhẫn trận tử chiến truông”.

+ Hiện tại: Cuộc sống anh như được chiếu sáng “Suốt cả ngày Chủ nhật hôm ấy, như thành người ngày, Kiên lang thang trong phố. Một niềm vui buồn thảm tựa như một buổi bình minh pha trộn ảnh hoàng hôn soi chiếu những suy nghĩ của Kiên. Toàn bộ cuộc sống bấy lâu nay được rọi sáng trong luồng tâm tưởng ngược chiều thời gian.”

-> Kiên tin rằng anh đã phục sinh, và đã tìm ra cuộc đời mới của chính mình. Kiên bắt đầu cảm nhận những vẻ đẹp xung quanh cuộc sống. 

+ Kiên nhớ về ký ức của mình: Kí ức về một trưa mùa khô rực rỡ nắng, Kí ức một ngày mưa lũ gian truân, niềm đau của mối tình

-> Những ký ức về những khó khăn ùa về trong tâm trí Kiên, mối tình chớm nở của anh và Phương. 

- Kiên có mối tình đầu với cô gái tên Phương: “đứng trước cửa sổ nhìn màn mưa mỏng đang chầm chậm tràn ngang qua bầu không khí xanh xám run rẩy, uốn ngả theo chiều gió đông bắc, lòng đăm đắm nhớ tới Phương”

-> Bi kịch của Kiên là bi kịch về tình yêu của con người trong thời chiến lẫn trong thời bình. Trong tâm hồn Kiên là kí ức về một tình yêu thánh thiện, đẹp đẽ, vừa cay đắng, nghiệt ngã- cái mối tình đầu say đắm và trong trắng với Phương đã vỡ tan ngay từ khi va vào cuộc chiến. 

-  Đối với Kiên, chiến tranh như là trò đùa trên sinh mạng con người. Trong mười năm đó, Kiên đã nhận ra được thế nào là vô nghĩa của chiến tranh, thế nào là nỗi cô đơn. “ chung một nỗi buồn, nỗi buồn chiến tranh mênh mang, nỗi buồn cao cả, cao hơn hạnh phúc và vượt trên đau khổ.”

- Sau mười năm chiến tranh thì cuối cùng ngày hòa bình cũng đến, nhưng đối với Kiên nó không còn ý nghĩa nữa. Anh không thể an nhàn hưởng trọn cuộc sống thời bình khi những quá khứ đau thương cứ luôn hiện lên trong kí ức anh “cảnh chém giết triền miên, trong cảnh khốn khổ của những tay súng, những đầu lê, trong ám ảnh bạo lực và bạo hành, để bước trở lại con đường riêng của mỗi cuộc đời”

* Nhận xét về bản thảo của Kiên:

- “Những chương sau trở thành điều ngẫu nhiên của những chương trước. Các bức tranh và những tình tiết đã được xây dựng từ phần đầu cuối cùng đang chờ đợi Kiên tại phần cuối cuốn sách”: 

→ Sự lặp lại của các tình tiết không mang lại điều mới mẻ

- “Tuy nhiên, điều này là do cấu trúc tự nhiên của cuốn tiểu thuyết, nó tự phát triển mà không phải do Kiên”

- “Cuốn sách có cấu trúc như vậy, tự nó quyết định thời gian, lựa chọn hướng đi và chọn bến. Còn Kiên, anh chỉ là người viết, kiên trì và lặng lẽ hòa mình vào thế giới số phận của các nhân vật”

- “Anh hoàn toàn thụ động, gần như bất lực trước những trang sách anh viết... anh như hoàn toàn chấp nhận logic bí ẩn của trí nhớ và trí tưởng tượng”.

→ Sự mất kiểm soát, cuốn đi theo mạch câu chuyện, anh không kiểm soát được câu chuyện mà mình viết ra.

→ Do anh bị cuốn theo dòng tưởng tượng, dòng ký ức về quá khứ chiến tranh, anh quá ám ảnh về nó nên anh hòa mình vào câu chuyện mà không kiểm soát được bút pháp của mình.

- Việc viết tiểu thuyết không chỉ là việc viết đơn thuần, nó còn mang ý nghĩa sâu sắc với nhân vật:

+ Việc viết tiểu thuyết không chỉ là cách Kiên thể hiện và xử lý những cảm xúc và trải nghiệm cá nhân, mà còn là một phần của quá trình giải thoát và phục hồi bản thân của anh.

+ Bản thảo của Kiên không tuân theo trình tự, phản ánh sự rối bời và không ổn định trong tâm trạng của anh. Điều này cho thấy sự phức tạp và mâu thuẫn trong việc tái hiện và diễn đạt những kí ức và cảm xúc từ quá khứ.

→ Từ đoạn trích này, ta thấy rằng bản chất và nỗi đau buồn của nhân vật Kiên là một phần của cảm xúc và trải nghiệm sâu sắc của người lính chiến tranh. Quá trình viết tiểu thuyết không chỉ là cách anh ta thể hiện nỗi đau và mất mát cá nhân, mà còn là một phần của quá trình tự do và tự phục hồi của bản thân anh.

- Sự rối bời trong thứ tự của bản thảo: 

+ Cố gắng sắp xếp để tìm một trình tự có thể đọc nhưng không có trình tự nào hết. Mỗi trang đều có vẻ như trang đầu, mỗi trang đều có vẻ như trang cuối

- Các trang bản thảo bị mất vì nhiều lý do như “bị đốt”, “bị mối phá hoại”, “tác giả đã bỏ” nhưng dù không phải vì những lý do đó thì vẫn là sự sáng tác dựa trên cảm hứng từ sự rối loạn,

- Mạch truyện không ngừng bị cắt đứt, từ đầu đến cuối không có một dòng chính, toàn bộ là những khối thù hình. 

→ Những gì nhân vật Kiên viết đều là sự thật khốc liệt được tái hiện trong chiến tranh, nó được viết ra từ những ký ức chân thực nên khi người kể chuyện hiểu được, anh ta phải là một người đồng cảm và hiểu biết với những số phận trở về từ chiến trường và có thể anh ta cũng là một người từ chiến trường trở về.

* Điểm chung của người kể chuyện và nhân vật tôi

- Họ cùng chia sẻ một nỗi buồn, nỗi buồn về chiến tranh to lớn, nỗi buồn cao quý, vượt lên trên hạnh phúc và đau thương.

- Nhờ vào nỗi buồn mà họ thoát khỏi chiến tranh, thoát khỏi việc bị chôn vùi trong cảnh giết chóc không ngớt, trong cảnh khốn khổ của những chiến binh… để trở lại con đường riêng của từng cuộc sống”.

- Mặc dù cuộc sống “không mấy vui vẻ và tràn đầy tội lỗi” nhưng họ vẫn coi đó “là cuộc sống đẹp nhất mà chúng tôi mong ước”. 

- Họ cùng mong ước về hòa bình.


3. Giá trị tác phẩm

a. Giá trị nội dung

- Thể hiện sự dằn vặt, giằng xé trong tâm hồn của nhân vật Kiên, sự đồng cảm và thấu hiểu của nhân vật tôi

- Phản ánh sự kinh hoảng của chiến tranh cũng như những tác hại của nó gây ảnh hưởng mãi về sau với những người đã từng đi qua nó.

b. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng ngôi kể t3 và ngôi kể t1

- Sự luân chuyển điểm nhìn linh hoạt

- Tập trung mô tả hành động bên trong.

- Nghệ thuật xây dựng dòng ý thức

icon-date
Xuất bản : 08/10/2024 - Cập nhật : 15/10/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads