Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Hải khẩu linh từ Ngữ văn 12 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!
– Đoàn Thị Điểm hiệu là Hồng Hà Nữ Sĩ
– Là nữ sĩ Việt Nam nổi tiếng của thời Lê trung hưng.
– Sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Cha và anh đều đỗ đạt và làm nghề dạy học, bản thân bà cũng từng mở trường và có công dạy học cho cung nữ trong phủ chúa Trịnh.
– Bà có những tác phẩm thơ viết bằng chữ Nôm vẫn còn được lưu truyền tới ngày nay.
– Tác phẩm nổi tiếng nhất của bà là bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm (Chinh phụ ngâm khúc diễn âm) theo bản viết tiếng Hán của Đặng Trần Côn.
- Vốn là người hay chữ, thơ ca của bà cũng mang những nét tinh tế, thông minh riêng của mình. Dùng một từ nhưng liên tưởng tới nhiều từ, trả lời một nghĩa lại khiến cho người ta liên tưởng tới nhiều nghĩa khác đó là điều mà chỉ thơ ca Đoàn Thị Điểm mang lại được. Trong thơ bà, khung cảnh thiên nhiên chính là sự vật gián tiếp miêu tả cho tâm trạng con người. Chính bởi vậy mà sự gợi hình, gợi cảm trong thơ bà luôn khiến cho độc giả vô cùng ấn tượng. Không những vậy, những tác phẩm của bà còn có giá trị cao về tính nghệ thật và tính nhân văn trong đó. Giờ đây, những tác phẩm ấy còn là nguồn dữ liệu quý giá cho các nhà nghiên cứu, các nhà văn, nhà thơ nghiên cứu và học tập.
– Truyền kỳ tân phả (khắc in lần đầu năm Tân Mùi, 1811)
– Hồng Hà phu nhân di văn
– Nữ trung tùng phận
– Bộ bộ thiềm – Thu từ (Bộ bộ thiềm – Bài hát mùa thu)
….
a. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
- Truyền kì tân phả là một tác phẩm xuất sắc, là viên ngọc quý trong kho tàng văn chương tự sự Việt Nam, tiếp nối cho trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII.
- Hải khẩu linh từ là một truyện trong đó, kể về nhân vật chính là nàng Bích Châu, một cung phi đời Trần, tài sắc đức độ, luôn quan tâm chính sự.
b. Thể loại
- Thuộc truyện truyền kỳ
c. Nhan đề, đề tài
- Đề tài: Quá trình thống nhất giang sơn của các triều đại phong kiến, sự kiện lịch sử diễn ra ở đời Trần và đời Lê.
d. Bố cục
- Phần 1 : Từ đầu đến Nhưng vua vẫn do dự chưa dám thi hành: Giới thiệu khái quát về nàng Bích Châu.
- Phần 2: Tiếp đến Đó là ngày 23 tháng Giêng năm Đinh Tỵ 1377: Cuộc đối thoại giữa vua Duệ Tông và nàng Bích châu
- Phần 3: Còn lại: Sự hiển linh của nàng Bích Châu.
a. Tóm tắt
- Hải Khẩu linh từ là một truyện trong Truyền kì tân phả kể về nhân vật chính nàng Bích Châu, một cung phi đời Trần và là người tài sắc đức độ.
- Nàng hiện lên là một hình tượng nhân vật đa chiều, đầy ấn tượng.
- Nàng không chỉ là một người con gái xinh đẹp, nết na mà còn là một vị nữ thần linh thiêng, một biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm.
- Bích Châu xuất thân là một cô gái bình thường, nhưng vì lòng yêu nước và căm thù giặc ngoại xâm, nàng đã dũng cảm hy sinh bản thân để bảo vệ quê hương.
- Sau khi chết, nàng hóa thành vị nữ thần linh thiêng, luôn âm thầm giúp đỡ và phù trợ cho.
- Hình tượng Bích Châu thể hiện niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên, vào sự phù trợ của thần linh trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Đồng thời, nó cũng ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm và ý chí quyết tâm chiến thắng của nhân dân ta.
b. Cốt truyện
+ Cốt truyện: Các biến cố, sự kiện, hành động… kì ảo liên kết với nhau thành chuỗi, tạo nên cốt truyện có tính chất li kì, huyền hoặc, cốt truyện của truyện truyền kì Hải khẩu linh từ gắn với các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng về đền thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu.
c. Tìm hiểu nhân vật
* Phân tích nhân vật Bích Châu
- Lai lịch
+ Nguyễn Cơ – là cung phi triều Trần con gái nhà quan. Có tiểu tự là Bích Châu.
+ Dung mạo: tươi tắn.
+ Tính tình: đưng đắn.
+ Thông hiểu âm luật.
+ Là vị phi được Vua hết mực yêu quý và đặt tên Phù Dung Nguyễn Cơ.
-Phẩm chất
+ Ở Bích Châu hiện lên là một người phụ nữ với đầy đủ phẩm chất đáng ca ngợi. Điều đó thể hiện qua hành động, lời nói can gián cũng như suy nghĩ của nàng. Cụ thể:
-> Khi vua muốn dấy binh
+ Khi nghe ý nhà vua muốn dấy binh thảo phạt Chiêm Thành đang quấy phá bờ cõi, Bích Châu dâng biểu can gián, khuyên Vua nên rộng lượng, dừng việc binh đao để dân chúng được yên vui.
-> Điều này thể hiện Bích Châu là con người có tính cách cương trực, vừa có lòng bao dung, thương yêu dân chúng, ghét cảnh chiến tranh; nàng biết suy nghĩ những điều gốc rễ của chính sự quốc gia, lo lắng cho nền trị bình của đất nước.
- Khi giao thần buộc nhà vua phải cống nạp phi tần
+ Trong tình thế cấp bách như vậy, đúng vào lúc đất nước gặp nạn, mặc dù nhà vua không chuẩn thuận nhưng Bích Châu đã không “tham luyến phồn hoa”; chẳng “tiếc thân bồ liễu”; nàng cũng không cần so đo tính toán mà quyết gieo mình xuống biển, tự nộp thân mình cho Giao thần để giải gỡ mối nguy trước mắt của quan quân.
-> Thể hiện nàng là người quyết liệt, một lòng vì nghĩa vong thân, vì an nguy của đất nước mà sẵn sàng hi sinh thân mình.
- Suy nghĩ
+ “Nghĩa là vua tôi, ơn là vợ chồng, đã không lấy lòng trung can gián nổi để giữ nền bình trị, lại không khéo lấy lời ngay để ngăn lòng hiếu chiến thật là sống thừa trong cõi trời đất vậy”.
-> Hiển linh giúp vua thắng trận và việc được lập đền thờ
+ Nàng Bích Châu hiển linh trong hai sự kiện “vãng – hoàn” của vua Lê Thánh Tông:
- Lần thứ nhất, nàng giải bày mối oan khuất với via Lê được nhận “ơn tái tạo”.
- Lần thứ hai, nàng bày tỏ sự “không được yên lòng về chỗ cua tôi, chồng vợ” vì ý kết của bài thơ nhà vua ngự đề trên miếu thờ. Ý thơ ngự đề chuyển từ việc ca tụng công tích của nàng Bích Châu sang việc ghi nhận khí tiết, phẩm giá của nàng.
- Lập đền thờ
+ Nhà vua “về đến kinh đô, nhà vua hạ chiếu cho lập đền thờ phu nhân… Mãi đến đời nay khói hương vẫn còn nghi ngút, rất là linh ứng…”. Nàng Bích Châu trung trinh đã hóa thân thành biểu tượng bất tử trong lòng nhân dân.
=> Từ đó có thể thấy tác giả Đoàn Thị Điểm đã xây dựng một hình mẫu người phụ nữ hết sức đặc biệt, thể hiện cụ thể sinh động, sắc nét qua hình tượng nhân vật Bích Châu với những đức tính, phẩm chất sáng ngời: trung trinh, kiên định, có trí tuệ sắc sao và tinh thần trượng nghĩa; có lòng nhân từ khoan hậu và đức hi sinh.
c. Chi tiết kì ảo trong truyện.
+ Bích Châu là người xuất hiện trong giấc mơ của vua Duệ Tông với nhan sắc tuyệt mĩ và báo mộng.
+ Sự giúp đỡ từ thần linh: Long Quân, Bích Châu
+ Có cung điện dưới biển, “cá chép hóa rồng”, “vượn biến thành người”.
+ Chi tiết nàng Bích Châu hiển linh giúp vua thắng trận và việc nàng được lập đền thờ.
=> Đây là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả, ở đó có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố lịch sử và yếu tố kì ảo. Qua đó, thể hiện niềm tin vào sự bất tử của linh hồn, và lòng biết ơn của nhân dân đối với những người có công với đất nước.
a. Giá trị nội dung
- Truyện tôn vinh hình tượng Nguyễn Cơ là một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Là hình mẫu lý tưởng của người phụ nữ Việt Nam: nết na, đức hạnh, chung thủy, son sắt, cương trực, mạnh mẽ, hiếu thảo, thương con, trí tuệ, thông minh, dung dị, mộc mạc.
- Đề cao tinh thần hi sinh và trách nhiệm: sẵn sàng hi sinh vì đất nước.
- Đề cao niềm tin vào tâm linh của người dân Việt Nam và đồng thời cũng đề cao tinh thần bày tỏ lòng biết ơn của nhân dân với những người có công lao với đất nước
b. Giá trị nghệ thuật
- Sự đan xen giữa yếu tố lịch sử và yếu tố kì ảo.
- Hình ảnh và tình tiết rõ nét.
- Sử dụng ngôn từ sinh động và miêu tả chi tiết các tình tiết trong truyện.
- Các hình ảnh thiên nhiên và hành động của nhân vật được khắc họa rõ ràng.
- Tạo hình nhân vật đa chiều.
- Ngôn ngữ đối thoại.