logo

Tác giả - Tác phẩm: Mấy ý nghĩa về thơ (mới 2024) | Văn 12 Kết nối tri thức

icon_facebook

Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Mấy ý nghĩa về thơ Ngữ văn 12 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!


I.Tác giả Mấy ý nghĩa về thơ


1. Tiểu sử cuộc đời

Tác giả - Tác phẩm: Mấy ý nghĩa về thơ Văn 12 Kết nối tri thức

- Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003)

- Quê quán: làng Vũ Thạch (nay là phố Bà Triệu), Hà Nội.

- Thuở nhỏ sinh ra và sống cùng gia đình ở Lào.

- Năm 1931, theo gia đình về nước; 1941, tham gia hoạt động cách mạng.

- Là một nhà văn hóa, nghệ sĩ đa tài.


2. Phong cách sáng tác

- Trong thời kỳ kháng chiến, thơ của Nguyễn Đình Thi mở ra một trang sách mới cho thi đàn văn học Việt Nam. Thơ ông giàu tính triết lý những lại giản dị, mộc mạc, thể hiện những cảm xúc lắng đọng, những suy tư thầm kín trong tâm hồn đối với cái gọi là tình yêu quê hương đất nước, sự tự hào dân tộc (Bài thơ Đất nước) hay về con người Việt Nam.

- Phong cách sáng tác của Nguyễn Đình Thi có tính cá nhân, đặc sắc, phóng khoáng, ngôn ngữ gần gũi, giản đơn trực tiếp đi thẳng vào vấn đề chủ thể, giúp người đọc hiểu dễ dàng hơn và luôn hướng đến sự tự do, công bằng, đem lại những ý nghĩa nhân văn.

- Trong các tác phẩm, nhà thơ thường kết các hình ảnh, phương thức nghệ thuật, ẩn dụ, so sánh, hay sử dụng lối kể chuyện, tường thuật để giúp cho bài viết trở nên sinh động, tràn đầy màu sắc, tạo một ấn tượng không dễ phai mờ trong lòng những người đọc giả, biết thưởng thức, chiêm nghiệm tầng ý nghĩa, triết lý sâu sắc, giàu chất trí tuệ trong trang sách văn chương của nhà thơ.


3. Tác phẩm chính

- Các tác phẩm chính:

+ Tiểu thuyết: Xung kích (1951), Vào lửa (1966), Mặt trận trên cao (1967).

+ Thơ: Người chiến sĩ (1956), Bài thơ Bắc Hải (1958), Dòng sông trong xanh (1974), Tia nắng (1983).

+ Kịch: Con nai đen (1961), Hoa và Ngần (1975), Rừng trúc (1978), Hòn cuội (1987)...

+ Tiểu luận: Mấy vấn đề văn học (1956), Công việc của người viết tiểu thuyết (1964).

* Một số nhận xét về tác giả Nguyễn Đình Thi:

– Tố Hữu: Làm thơ không phải do trí tuệ muốn, mà do sự sống bản thân của mình. Có những lúc tôi yêu thơ anh Thi, và cũng có lúc tôi thù ghét nó. Những lúc mà tôi buồn bực, nhọc mệt, có những lúc nhớ, tôi thích đọc thơ anh Thi. Tôi đọc những bài Sáng mát trong…Thơ là một điệu hồn, tìm đến với những hồn đồng điệu. Những lúc thấy cần làm việc, tôi thấy ghét thơ anh Thi ghê lắm vì tôi thù ghét cái cá nhân nó trở về với tôi. Rồi tôi lại dè chừng với tôi. Nhiều khi thấy bài thơ hay mà chưa chắc nó hay. Vậy lấy gì làm chuẩn cho cái hay.

- Nguyễn Đình Thi: Tôi hay lý luận. Cái tìm tòi của tôi cũng hay lý luận. Nhưng nói đến thơ, đó là cái thiết tha nhất của tôi, và cũng là cái tìm tòi rất khổ của tôi (tuy nó có cái vui của nó).


II.Tác phẩm Mấy ý nghĩa về thơ


1. Giới thiệu chung

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Tháng 9/1949, một sự kiện văn nghệ quan trọng diễn ra, Hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc nhằm thúc đẩy phong trào sáng tác văn nghệ theo đường lối Đảng, phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp. Cùng với Lộng Chương và Nguyễn Tuân, Hội nghị tranh luận về thơ của Nguyễn Đình Thi mở ra những quan niệm mới về thơ.

- Trong bài Mấy ý nghĩ về thơ (Văn nghệ số 10-1949), Nguyễn Đình Thi đưa ra những suy nghĩ táo bạo về thơ, phản ánh tâm trạng và đề xuất ý kiến mạnh mẽ trong bối cảnh nước ta đang khó khăn năm 1949.

b. Thể loại

- Thuộc thể loại tiểu luận

c. Nhan đề, đề tài

- Quan niệm thơ ca luôn có giá trị ở mọi thời đại. Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi đến nay vẫn còn nguyên giá trị: Bởi những vấn đề tác giả đặt ra có giá trị về ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn, gắn chặt chẽ với cuộc sống và thực tiễn sáng tác thi ca, sáng tạo thơ.

d. Bố cục

- Phần 1: Từ đầu đến “…xung quanh ngọn lửa” ⇒ Nói về những đặc trưng cơ bản nhất của thơ.

- Phần 2:  còn lại ⇒ Những đặc điểm khác của thơ.


2. Tìm hiểu văn bản

a. Tóm tắt văn bản

“Mấy ý nghĩ về thơ” là một bài tiểu luận xuất sắc của tác giả Nguyễn Đình Thi, thể hiện quan điểm về thơ ca. Tác phẩm được viết tại Hội nghị tranh luận văn nghệ tại miền Bắc vào tháng 9 năm 1949. Bài viết được trình bày một cách logic, mạch lạc với các nội dung rõ ràng. Tác giả đầu tiên chỉ ra nguồn gốc của thơ ca từ tâm hồn và tình cảm con người. Ông nhấn mạnh rằng, tâm hồn phải có tư tưởng và cảm xúc để tạo ra thơ ca. Tác giả phân tích các đặc trưng của thơ ca như hình ảnh, nhịp điệu và tiếp tục nói về thơ tự do và thơ không vần. Ông khẳng định rằng chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, không có khái niệm thơ tự do hay thơ có vần. Bài viết kết thúc bằng việc nhấn mạnh về sự cần thiết của thơ trong thời đại mới.

b. Tìm hiểu văn bản

*  Nguyễn Đình Thi lí giải đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người:

- Quan hệ giữ thơ và tâm hồn con người : thơ – con người có tác động qua lại với nhau.

+ Ta nói trời hôm nay…. Muốn    + Làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mặt.

+ Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống

- Khẳng định thơ diễn tả tâm hồn con người :

+ Thơ là một thứ nhạc… tình ý.

+ Nhịp điệu thơ… sự xúc động

+ Kết luận: đường đi của thơ là đi thẳng vào tình cảm.

* Bên cạnh việc thể hiện tâm hồn con người, thơ còn mang nhiều yếu tố đặc trưng cơ bản khác cũng được Nguyễn Đình Thi đề cập đến

- Hình ảnh thơ: “là hình ảnh thực nẩy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy”, ví như “những tia lửa tóe lên khi búa đập vào sắp trên đe” được thu lượm kết nên một bó sáng

- Tư tưởng trong thơ: “Những tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống. Tư tưởng của nhà thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự”.

- Cảm xúc trong thơ: “Cảm xúc là phần xương thịt hơn cả của đời sống tâm hồn” “bất cứ cảm xúc tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ”.

- Cái thực trong thơ: “là những hình ảnh sống, những hình ảnh có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc. Đó là những hình ảnh chưa có vết nhòa của thói quen, không bị dập khuôn vào những ý niệm trừu tượng định trước”.

*  Sự khác biệt :

+ Ngôn ngữ khác: trong truyện, kí – ngôn ngữ kể chuyện; trong tác phẩm kịch – ngôn ngữ đối thoại.

+ Ngôn ngữ thơ: giàu cảm xúc, nhịp điệu, nhạc điệu. Nhịp điệu là cách ngắt câu ngắt đoạn, tiếng bằng tiếng trắc, thanh bổng thanh trầm, nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, tâm hồn.

- Quan niệm về thơ tự do và thơ không vần: không có thơ tự do, thơ có vần hay thơ không vần, mà chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ …

=> Quan niệm đúng đắn và tiến bộ. Ở thờ đại mới, tình cảm nội dung mới, đòi hỏi một hình thức mới, điều quan trọng không phải thể loại thơ mà là thơ diễn tả được đúng tâm hồn con người.

*  Nghệ thuật lập luận của Nguyễn Đình Thi:

+ Hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo.

+ Sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận so sánh, phân tích, giải thích, bác bỏ, cách suy luận logic.

+ Từ ngữ phong phú, ngôn ngữ chọn lọc, được vận dụng linh hoạt, sáng tạo.

+ Cách viết có hình ảnh, chân thực, độc đáo.

* Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, vì:

- Sáng tác thơ ca và thưởng thức thơ là những hoạt động nghệ thuật không ngừng nghỉ. Bất kì ở thời đại nào con người cũng có nhu cầu thể hiện tư tưởng, tình cảm, cảm xúc và thơ chính là chuyện đồng điệu của những tâm hồn.

- Dẫu quan niệm về thơ có đổi mới về một số mặt thi pháp nhưng những luận điểm cơ bản trên đây vẫn còn giữ vững giá trị.

- Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi con có ý nghĩa rất lớn đối với việc định hướng sáng tạo và cảm thụ thơ ca


3. Giá trị văn bản

a. Giá trị nội dung: 

- Bài tiểu luận này đề cập đến những quan điểm mới mẻ và sâu sắc về thơ, với những ý kiến, đề xuất mà tác giả đã đưa ra có thể được coi là táo bạo vào thời điểm năm 1949. Tác giả khẳng định rằng thơ là giọng nói của tâm hồn con người, và để biểu hiện điều đó, cần phải sử dụng hình ảnh, nhịp điệu, âm nhạc và ngôn ngữ. Ông nhấn mạnh rằng thơ là tổng hợp và kết tinh. Tuy văn xuôi có thể không hoàn hảo, nhưng thơ luôn đòi hỏi sự toàn vẹn. Đối với vấn đề thơ tự do và thơ không vần, tác giả có quan điểm mới mẻ và táo bạo, không thừa nhận sự phân biệt giữa chúng. Điều này thể hiện sự chú trọng của ông đối với chất lượng của thơ.

b. Giá trị nghệ thuật: 

- Bài tiểu luận Mấy ý nghĩ về thơ đã thể hiện nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong nghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng sử dụng từ ngữ, hình ảnh.

- Hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo. Tác giả sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận so sánh, phân tích, giải thích, bác bỏ. Cách suy luận logic.

- Cách lấy dẫn chứng: độc đáo, tinh tế, sát thực có tác dụng soi sáng cho luận điểm.

- Từ ngữ giàu có, ngôn ngữ chọn lọc, được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo.

- Cách viết có hình ảnh, hình ảnh chân thực, độc đáo gợi nhiều liên tưởng.

icon-date
Xuất bản : 09/10/2024 - Cập nhật : 15/10/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads