Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Muối của rừng Ngữ văn 12 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!
- Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950 tại huyện Thanh Trì, Hà Nội.
- Ông là nhà văn đương đại Việt Nam nổi tiếng trong các thể loại kịch, truyện ngắn và tiểu thuyết với những góc nhìn mới, táo bạo.
- Thuở nhỏ ông cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Yên … Nông thôn và những người lao động vì thế để lại nhiều dấu ấn khá đậm nét trong nhiều sáng tác của ông.
- Năm 1970, ông tốt nghiệp khoa sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Sự nghiệp văn chương của ông bắt đầu khá muộn với các truyện ngắn đăng trên báo Văn Nghệ. Chỉ một vài năm sau đó, cả làng văn học trong lẫn ngoài nước xôn xao những cuộc tranh luận về các tác phẩm của ông.
- Ông từng nhận được Huân chương Văn học Nghệ thuật Pháp (2007), giải thưởng Premio Nonino, Italy (2008)
- Nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đề cập và tìm hiểu về con người. Đặc biệt ông nhấn mạnh về những yếu tố bên trong tồn tại với con người, cụ thể là những quan niệm, những sự phức tạp bên trong, những nhân phẩm,… có thể hiểu truyện ngắn của tác giả xoay quanh những vấn đề nhân sinh, sự tồn tại của con người.
- Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có hơn 50 truyện ngắn, 10 kịch bản, 4 tiểu thuyết và nhiều bài phê bình văn học, tiểu luận. Tên tuổi của ông với hàng chục truyện ngắn như: Tướng về hưu, Những ngọn gió Hua Tát, Không có vua, Con gái thủy thần, Những người thợ xẻ, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết… Trong đó, truyện ngắn Tướng về hưu đã được chuyển thể thành phim truyện điện ảnh cùng tên vào năm 1988.
a. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
- “Muối của rừng” \là tác phẩm nằm trong một chuỗi các tác phẩm về đề tài đi săn của Nguyễn Huy Thiệp, xuất bản năm 1986. Những năm 1980 đối với Việt Nam là thập niên của sự biến thiên to lớn trong toàn bộ đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua công cuộc Đổi mới năm 1986.
b. Thể loại
- Thuộc thể loại truyện ngắn
c. Bố cục
- 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “ma đuổi như thế này”: Ông Diểu và quá trình thức tỉnh trước thiên nhiên
+ Phần 2: Còn lại: Hình ảnh đẹp về gia đình khỉ và lòng trắc ẩn của ông Diểu.
a. Tóm tắt văn bản
- Sau Tết nguyên đán, ông Diểu được tặng cho một chiếc súng săn, Ông hăm hở vào rừng săn khỉ.
- Ông Diểu đi sâu vào rừng, tìm được một đàn khỉ. Và ông quyết định bắn hạ gia đình khỉ.
- Ông cho rằng hành động chọn quả ngon chén trước rồi mới ném cho khỉ cái của khỉ được thật là đê tiện và ông Diểu quyết định nhắm bắn vào khỉ đực.
- Khỉ mẹ và khỉ con hoảng hốt bỏ chạy theo đoàn, nhưng chạy được một lúc khỉ mẹ đã chạy quay lại. Ông cho rằng hành động của khỉ mẹ là đạo đức giả nên giương súng bắn khỉ cái.
- Ông ném khẩu súng đuổi theo thì khỉ con từ đâu xông ra vồ lấy. Để cứu khỉ bố và khỉ mẹ, khỉ con ôm theo cây súng lao mình xuống vực. Hành trình đuổi theo con mồi, bắt được con mồi rồi băng bó cho nó, chứng kiến tình nghĩa thủy chung của loài vật đã khiến ông Diểu thay đổi suy nghĩ và nhận thức về tự nhiên.
- Cuối cùng ông trở về trần truồng và gặp hoa tử huyền 30 năm mới nở một lần.
b. Tình huống truyện
- Sự kiện ông Diểu đi săn và bắn được khỉ bố
- Hành trình đuổi theo để bắt lại con mồi, ông đã chứng kiến được nghĩa tình của thế giới loài vật. Chính điều đó đã làm thay đổi nhận thức của ông.
c. Tìm hiểu văn bản
* Không gian của cuộc đi săn:
- Khu rừng mùa xuân thật đẹp đẽ và thơ mộng:
+ “Cây cối nhú lộc non”,
+ “Rừng xanh ngắt và ẩm ướt”
+ “ Thiên nhiên vừa trang trọng vừa tình cảm.”
+ Mưa xuân mỏng và mịn. Thời tiết ấm….
- Thời gian: Sau Tết nguyên đán môt tháng
-> Thời gian đẹp nhất của khu rừng.
=> Thiên nhiên hiện lên thơ mộng, nhưng mục đích của ông Diểu không phải là đi thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên mà là kẻ đi chinh phục thiên nhiên.
* Hành trang đi săn của ông Diểu và cách ông Diều nhìn nhận gia đình nhà khỉ
- Hành trang đi săn của ông Diểu
+ Vũ khí: khẩu súng hai nòng -> Ông Diểu bước vào cuộc săn với tâm trạng phấn khởi, tâm thế tự tin của kẻ chiến thắng.
+ Tư trang: Ông Diểu nai nịt, mặc quần áo ấm, đội mũ lông và dận đôi giày cao cổ. Để cho cẩn thận, ông còn mang theo cả nắm xôi nếp.
+ Hiểu biết của ông Diêu về khu rừng: Ông ham hiểu rõ về các tập tính, đặc tính của các loài trong khu rừng…
- Ông tính đi men chân núi đá vôi sang rừng dâu da săn khỉ. Chắc ăn hơn mà đỡ tốn sức.
+ Kinh nghiệm đi săn của ông:
Khẩu súng này mà bắn chim xanh thì thật phí đạn.
Gặp một đôi gà rừng, Ông Diểu rê nòng súng theo. “Bắn sẽ trượt thôi!”.
Ông Diểu ngắm nhìn dể lượng sức mình. Nã được một chú khỉ hoặc chú sơn dương thì thật đã đời. Sơn dương thì khó, ông Diểu biết thế.
Ở rừng dâu da, khỉ có hàng bầy.
Ông ngồi im lăng quan sát hành động.
-Cách ông nhìn nhận đánh giá về gia đình khỉ:
+ Ông Diểu thấy ba con khỉ cứ quấn lấy nhau: con khỉ đực, con khỉ cái và đứa con nó. Ý nghĩ con khỉ đực sẽ là con mồi bám lấy ông Diểu tức thì. Cái thằng bố ô trọc ấy! Đồ phong tình phóng đãng! Vị gia trưởng cộc cằn! Nhà lập pháp bẩn thỉu! Tên bạo chúa khốn nạn!
-> Cái nhìn đầy định kiến của ông Diểu.
* Cách hành xử của loài vật đã buộc ông Diểu thay đổi cách nhìn về chúng.
- Ban đầu là sự căm ghét của ông Diểu:
+ Khi bị khỉ đực bị bắn, Con khỉ mẹ và con khỉ con cũng chạy theo đàn. Được một đoạn, con khỉ mẹ bỗng quay trở lại.
+ Con khỉ cái tiến đến gần con khỉ đực một cách thận trọng, nó nhìn ngó xung quanh. Sự im lặng này thật đáng ngờ. Nhưng rồi con khỉ đực cất tiếng gọi nó, tiếng gọi buồn thảm đau đớn. Nó dừng lại lắng nghe với vẻ khiếp sợ hoảng loạn.
-> Hành động hy sinh thân mình của con khỉ cái làm ông căm ghét.
-> Ông cho rằng đó là hành động gian trá, đạo đức giả “Đồ gian dối, mày chứng minh tấm lòng cao thượng hệt như một bà trưởng giả!”
- Sự thay đổi của ông Diểu qua tình huống:
+ Hai con khỉ vừa chạy vừa dìu lấy nhau, con khỉ cái thỉnh thoảng lại huơ huơ đôi chân vòng kiềng trông vừa tức cười lại vừa đểu cáng.
+ Con khỉ con xuất hiện. Nó túm lấy dây súng của ông kéo lê trên đất. Ba con khỉ vừa bò vừa chạy cuống cuồng.
-> Thấy được lòng bao dung của gia đình khỉ.
=> Ban đầu, ông Diểu nhìn nhận cách cư xử của gia đình khỉ còn mang tính áp đặt, chủ quan. Hành động của khỉ cái là đạo đức giả, giả dối và đáng căm ghét. Sau đó, ông kinh hoàng và hối hận khi khỉ con rơi xuống vực, ông băng bó vết thương cho khỉ đực động lòng trắc ẩn trước khỉ cái, và thả khỉ đực về. Sự thay đổi thái độ đối với bầy khỉ thể hiện tính cách: giàu lòng trắc ẩn, yêu thương.
- Cuối cùng, ông Diểu đi đến quyết định phóng sinh cho con khỉ đực :
+ Chi tiết “Con khỉ run bắn, đưa đôi mắt đờ dại nhìn ông cầu khẩn....viên đạn phá vỡ bả vai nó, làm trồi hẳn đoạn xương dài đến bốn phân. Ánh mắt khẩn cầu của chú khỉ khiến trái tim ông lay động, đứng trước một sinh mệnh hấp hối và quằn quại trong đau đơn do mình trực tiếp gây nên, ông bắt đầu cảm thấy tội lỗi bủa vậy, đến mức né tránh ánh mắt của chú khỉ.
+ Chi tiết “ông Diểu giật mình quay lai và nhận ra con khỉ cái” ông mới biết hóa ra khỉ cái đã theo ông từ lúc xuống núi đến giờ vẫn không rời bước. Ông đi được một quãng vẫn thấy nó lẽo đẽo theo sau, trước hành động yêu thương của hai chú khỉ, trái tim ông lần nữa rung động “ Con khỉ cái cũng thật kiên trì”.Trước hành động của hai chú khỉ, ông Diểu dẫu thấy buồn tê tái nhưng ông cũng nhận ra tình yêu của chúng và quyết định trả chú khỉ đực về cho khỉ cái.
- Hình ảnh hoa tử huyền cuối câu chuyện hiện thân cho điều tốt lành, cho sự may mắn, ấm no. Đặc biệt loại hoa này thể hiện niềm tin chiến thắng của cái thiện, tạo nên một không khí huyền thoại.
-> Những chi tiết này thể hiện chủ đề về nhân sinh. Khi con người đang ngày càng bị tha hóa, những giá trị đạo đức bị phá hủy. Câu chuyện như là một hành trình đi tìm cái thiện của con người. Qua đó khơi dậy lòng trắc ẩn, yêu mến thiên nhiên trong mỗi con người.
a. Giá trị nội dung
- Mối quan hệ giưa con người và thiên nhiên: Có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
- Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
- Thể hiện niềm tin vào thiên lương, lòng tốt của con người.
b. Giá trị nghệ thuật
- Cốt truyện đơn giản, ngắn gọn.
- Tình tiết hấp dẫn, xung đột, kịch tính.
- Nhân vật chân thực, sinh động.
- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi.
- Ngôi kể thứ 3 – người kể chuyện đứng ngoài cuôc
- Điểm nhìn trần thuật
- Giọng điệu trần thuât, khách quan.