logo

Tác giả - Tác phẩm: Cảm hoài (mới 2024) | Văn 12 Kết nối tri thức

icon_facebook

Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Cảm hoài Ngữ văn 12 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!


I. Tác giả Cảm hoài


1. Tiểu sử cuộc đời

Tác giả - Tác phẩm: Cảm hoài Văn 12 Kết nối tri thức

- Đặng Dung (? - 1414) quê ở huyện Thiên Lộc, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

- Dưới triều nhà Hồ, ông giúp cha là tướng quân Đặng Tất cai quản đất Thuận Hoá. Khi quân Minh xâm lược nước ta, ông cùng cha tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi, lập nhiều công lớn, trong đó có trận thắng Bô Cô hiển hách. Đáng tiếc là Trần Ngỗi nghe lời gièm pha, nghi kị và giết Đặng Tất.

- Đặng Dung bỏ Trần Ngỗi, tôn Trần Quý Khoáng làm minh chủ, chỉ huy nghĩa quân giao chiến với quân Minh hàng trăm trận.

- Năm 1414, khi thua trận, bị giặc Minh bắt giải sang Trung Quốc, ông đã tuẫn tiết trên đường đi.


2. Phong cách sáng tác

- Đặng Dung không có nhiều tác phẩm được lưu truyền, song chỉ với một bài thơ tên “Cẩm hoài”, vị tướng nhà Hậu Trần đã gây dựng được ấn tượng đặc biệt đối với những người yêu thích thơ ca. Tác phẩm là bài thơ tự sự bằng chữ Hán, thuộc thể loại thơ tám chữ, mỗi câu văn đều thể hiện được sự thông minh, học rộng tài cao của ông, bởi sự nhìn thấu, đánh giá ngay thẳng đối với danh xưng “anh hùng” cũng như những loại người bần tiện còn ẩn hiện trong xã hội. Đồng thời bài thơ bộc bạch được khát vọng mong cầu được cống hiến tài năng, sức lực của mình cho dân cho đất nước song cũng bày tỏ sự bất lực trước tỉnh cảnh chí lớn chưa trọn vẹn. Hình ảnh miêu tả sinh động, ngôn từ được chắt lọc, lựa chọn sao cho phù hợp với tình cảnh, nhạc điệu phong phú, ẩn dụ những triết lý sâu sắc, nhân văn, chỉ khi đọc ta mới thấu cảm được hết những suy tư, xúc cảm đối với đười của Đặng Dung.


3. Tác phẩm chính

– Thơ Cảnh hoài.


II. Tác phẩm Cảm hoài


1. Giới thiệu chung

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm là bài thơ duy nhất còn lại của tác giả Đặng Dung.

- Tác phẩm ra đời khi Đặng Dung đem quân giúp vua Trùng Quang Đế nhà Hậu Trần. Tuy nhiên, do lòng người ly tán, quân binh thì ít ỏi, lương thực lại thiếu thốn nên cuối cùng trận chiến đã thất bại. Đó chính là cảm hứng để ông viết nên bài thơ này. Tác phẩm có nhiều dị bản khác nhau.

b. Thể loại

- Thuộc thể loại bát ngôn thất cú Đường luật.

c. Nhan đề

- Cảm hoài là nhan đề thường gặp trong thơ cổ dùng để bộc lộc cảm xúc, hoài bão. Cảm hoài là có cảm xúc trong lòng, tức là nỗi lòng. Bài thơ được ra đời khi Đặng Dung ra sức tận tụy phù rập nhà Trần, đánh giặc cứu nước, nhưng vận nhà Trần đã tàn, cơ đồ đang đổ, khó lòng xoay chuyển. Bài thơ “Cảm hoài” là một bày thơ giãy bày tâm tư tình cảm sâu bên trong của tác giả.

d. Bố cục

- Hai câu đề (câu 1 và 2): Diễn tả một tình thế bi kịch.

- Hai câu thực (câu 3 và 4): Nêu lên cụ thể nỗi niềm thời thế với tâm trạng uất hận của nhà thơ.

- Hai câu luận (câu 5 và 6): Tình thế bất lực, cảm giác bi kịch được tiếp tục trong những hình ảnh khoáng đạt, đượm màu bi tráng.

- Hai câu kết (câu 7 và 8): Thể hiện chí khí quật cường và tinh thần kiên trì chiến đấu của nhà thơ.


2. Đọc hiểu văn bản

a. Tóm tắt văn bản

- Bài thơ "Cảm hoài ”của nhà thơ Đặng Dung được coi là bài thơ bi hùng nhất trong nền văn thơ cổ điển Việt Nam đầu thế kỉ XV, Nguyễn tác bằng chữ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

- Thời thế đảo điên với sự ngông cuồng của giặc xâm lược đã khơi dậy sự bất bình của nhà thơ, ông muốn được cống hiến cho dân tộc nhưng đành bất lực vì tuổi đã già. Để vơi đi nỗi đau đớn ấy, nhà thơ tìm đến rượu và đắm chìm vào những lời hát. 

- Hình ảnh người tráng sĩ đau đáu với mối thù, ngày đêm nung nấu mài kiếm dưới trăng là biểu tượng của sức mạnh và sự chinh phục. Khi mối thù ấy vẫn còn, tuổi tác thì đã cao, sức lực lại giảm sút, nhưng tâm hồn người tráng sĩ vẫn bền bỉ, nhiệt huyết anh hùng. Qua đó toát lên vẻ đẹp bi tráng và ý chí mạnh mẽ của đấng anh hùng cũng là chính tác giả.

- Với tám câu thơ ngắn gọn, là tiếng nói, là nỗi lòng của một thế hệ anh hùng cay đắng trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, quyết chiến đấu phục thù rửa hận.

b. Tìm hiểu văn bản

* Hai câu thơ đề: Tình thế bi kịch:

- Phiên âm:

“Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca”.

- Dịch nghĩa:

“ Thế sự ngổn ngang đã vội già,
Đất trời bất tận cuộc say ca.”

- Hai câu thơ diễn tả nỗi buồn: câu thơ mở đầu như một lời than trách.

- Tình huống đối lập: Việc đời dằng dặc >< Tuổi đã cao -> bi kịch cuộc đời, lực bất tòng tâm giữa thế sự cuộc đời.

- Sử dụng câu hỏi tu từ: biết làm thế nào?, kết hợp với từ “ngổn ngang”.

- “Đất trời bất tận cuộc say ca.”

+ Người anh hùng đắm mình trong cuộc rượu hát ca, hòa mình vào trời đất vô cùng.

=> Cách giải thoát bi kịch của nhà thơ, cảm thấy uất hận khi không làm được gì cho đời. 

=> Tâm trạng nhà thơ: rối bời, bi quan, băn khoăn, trăn trở trước tình huống bi kịch của cuộc đời mình.

* Hai câu thực:

Phiên âm:

“ Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.”

Dịch thơ:

“Gặp thời đồ điếu công thành dễ,
Lỡ vận anh hùng hận xót xa.”

- Hai câu thơ là lời chiêm nghiệm của nhà thơ trước cuộc đời.

- Nghệ thuật đối lập: Thời lai đồ điếu thành công dị >< Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.

-> Quan hệ giữa con người và thời vận: thời vận là yếu tố quyết định.

- Điển tích điển cố: “đồ điếu”

-> Nhà thơ ám chỉ những người mổ thịt, câu cá gặp thời cũng trở thành anh hùng.

=> Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của thời cơ và sự tiếc nuối khi vận cơ đã hết.

- Tâm trạng nhà thơ: đắng cay, uất hận, chua xót, mỉa mai chính bản thân mình dù có chí lớn tài năng, mà chẳng thể mưu đồ sự nghiệp vì đã hết thời.

=> Hai câu thực: nỗi uất hận của nhà thơ khi sinh “bất phùng thời”.

* Hai câu luận:

- Phiên âm:

“ Trí chủ hữu hoài phù địa trục,

Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.”

- Dịch thơ:

“ Phò chúa dốc lòng nâng trục đất,

Tẩy binh khôn lối kéo Ngân Hà”

- Nghệ thuật đối lập và sử dụng điển tích, điển cố:

+ Đối lập: Trí chủ … phù trục địa >< Tẩy binh … văn thiên hà

+ Điển tích, điển cố:

Phù trục địa: nâng đỡ giang sơn đang nghiêng lệch.

Tẩy binh: chấm dứt chiến tranh, đem lại hòa bình.

Văn thiên hà: kéo sông Ngân Hà xuống

=> Hình ảnh thơ mang tính phóng đại thể hiện khát vọng, hoài bão lớn lao và khí phách của người anh hùng trong tình thế bấy giờ: giúp chúa khôi phục đất nước, đuổi toàn bộ quân thù ra khỏi bờ cõi để kết thúc chiến tranh, không còn phải dùng đến vũ khí.

=> Khát vọng mang tầm vóc vũ trụ lớn lao muốn bảo vệ cho đất nước, giang sơn.

=> Hai câu luận: thể hiện sâu sắc tâm trạng bi tráng của  nhà thơ khi mang trong mình những khát vọng, hoài bão lớn lao nhưng vận thế không còn đành đắng cay bất lực.

* Hai câu thơ kết:

- Phiên âm:

“Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.”

- Dịch thơ: 

“ Quốc thù chưa trả đầu sao bạc,
Bao độ mài gươm ánh nguyệt tà.”

- Nỗi xót xa của nhà thơ vì lực bất tòng tâm, sựu nghiệp lớn nhưng chẳng còn sức lực: “ Quốc thù chưa trả đầu sao bạc”.

-> Người anh hùng luôn băn khoăn trăn trở vì việc nước mặc dù đã bạc mái đầu.

- Long Tuyền: thanh gươm báu -> Thể hiện ý chí của con người.

- Nghệ thuật đối lập: quốc thù vị báo >< Đầu tiên bạch.

=> Nhắc lại và nhấn mạnh vào tình huống bi kịch của người anh hùng với bao nỗi đắng cay.

- Câu thơ đã khắc họa hình ảnh người anh hùng bao đêm không ngủ, mài gươm dưới ánh nguyệt

-> Hình ảnh con người hiện lên tỏa sáng dưới đất trời bao la, thấy được ý chí, tâm huyết bảo vệ nước nhà, diệt giặc của người anh hùng.


3. Giá trị tác phẩm

a. Giá trị nội dung: 

- Thể hiện tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường của mình trước tình thế ngặt nghèo, vận nước gian nan. 

- Vẻ đẹp bi tráng của người anh hùng mang âm hưởng của hào khí Đông A.

b.Giá trị nghệ thuật:  

- Bài thơ sử dụng nghệ thuật đối lập, hình tượng hùng tráng và nhiều điển cố. 

- Câu thơ có độ súc tích, giàu dư âm và góp phần thể hiện sâu sắc nỗi lòng của nhân vật trữ tình.

icon-date
Xuất bản : 09/10/2024 - Cập nhật : 15/10/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads