logo

Tác giả - Tác phẩm: Bến trần gian (mới 2024) | Văn 12 Kết nối tri thức

icon_facebook

Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Bến trần gian Ngữ văn 12 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!


I.Tác giả Bến trần gian


1. Tiểu sử cuộc đời

Tác giả - Tác phẩm: Bến trần gian Văn 12 Kết nối tri thức

- Lưu Sơn Minh là một nhà văn viết truyện lịch sử nổi tiếng. Hiện tại ông đang sinh sống và làm báo tại Hà Nội.

- Ông được biết đến như một nhà văn thành công rất sớm với những truyện ngắn nổi tiếng mang tính huyền thoại, huyền ảo.


2. Phong cách sáng tác

- Những sáng tác của ông luôn đeo đuổi những đề tài lịch sử. Ông không có ý định bịa ra các chi tiết để minh oan cho nhân vật của mình mà giữ nguyên lịch sử, nhưng sắp xếp lại, lý giải các sự kiện, tư liệu cho hợp lý.

- Nhà văn luôn đòi hỏi một thái độ trân trọng và hết sức trách nhiệm với những nhân vật đã đi vào lịch sử.

- Tác giả muốn thông qua những cuốn sách của mình, kể lại với bạn đọc trẻ về lịch sử của Tổ quốc theo một cách gần gũi hơn, thân thương hơn. Ông tin là các bạn trẻ chỉ không muốn nhớ những bài học giáo điều về lịch sử chứ họ không hề "mất gốc" như nhiều người vẫn kêu ca...


3. Tác phẩm chính

- "Mưa sâm cầm". "Duyên nghiệp", "Nước mắt trúc"...; các tiểu thuyết "Trần Khánh Dư" và "Trần Quốc Toản" (bản lần đầu công bố 2005)


II. Tác phẩm Bến trần gian

1. Giới thiệu chung

a. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ

- Truyện ngắn đầu tay Bến trần gian viết trên giảng đường trường Y được giải Cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội 1992 – 1994.

b. Thể loại

- Tác phẩm thuộc thể loại truyện kể

c. Nhan đề

- Bến trần gian - không chỉ là một khung cảnh vật lý mà còn là biểu tượng đậm chất nhân văn, đựng đầy những ý nghĩa sâu xa về cuộc sống và sự tồn tại của con người. Đó là nơi mà cuộc hành trình của con người trải qua, từ gặp gỡ đến chia ly, từ niềm vui đến nỗi buồn, qua muôn vàn cung bậc cảm xúc và những thử thách đầy cam go, từ đó giúp họ trưởng thành và trở nên mạnh mẽ hơn.

- Bến trần gian - nơi để nhớ về những người đã hy sinh, làm động lực để thế hệ sau nắm vững trách nhiệm và ý nghĩa của cuộc sống. Tại đây, con người có thể tìm thấy sự đồng cảm, chia sẻ và tiếp thêm sức mạnh từ những người xung quanh. Bến trần gian là nơi để gìn giữ niềm tin vào một cuộc sống đẹp đẽ và hy vọng vào một tương lai tươi sáng.

d. Bố cục

- Phần 1: Từ đầu đến Đẻ lắm thì nuôi nhiều, khổ sở quá rồi hay cáu, mai lại phải sang bảo nó một nhời”...: Cuộc sống của bà cụ Lăng và Thùy nơi bến trần gian

- Phần 2: Tiếp đến “ Bà cụ Lăng sụm xuống” : Cuộc trò chuyện của hai mẹ con bà cụ Lăng.

- Phân 3: Còn lại: Tình cảm bà cụ dành cho Lăng.


2. Đọc hiểu văn bản

a. Tóm tắt

- "Bến Trần Gian" của nhà văn Lưu Minh Sơn thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về đời sống tâm linh của những người đã chịu nhiều mất mát vì chiến tranh. 

- Câu chuyện diễn ra ở một bến đò nhỏ ven sông, với nhân vật chính là bà cụ Lăng, mẹ của một người con trai đã hy sinh trong chiến tranh. 

- Mặc dù thời gian đã trôi qua lâu, bà Lăng vẫn thường ra bờ sông để khóc thương con. Khi người con trai Lăng từ rừng trở về và không thể tiếp tục đi, anh gọi đò. Cùng lúc, Thuỳ, người luôn yêu Lăng nhưng giờ đã có năm con, quyết định tìm Lăng. 

- Tuy nhiên, khi gần đến nơi, Thuỳ nghe bà cụ Lăng gọi và quay về. Lăng, thấy Thuỳ lẩm bẩm và tưởng là ma. Nhưng một hồi sau, đã khóc khi nhận ra bà cụ đi cùng với Thuỳ là mẹ mình. 

- Sau khi đoàn tụ, Lăng nhận ra mình đã chết từ lâu và nhận ra Thuỳ là người mình yêu hồi xưa. Cuối cùng, Lăng được mẹ khuyên trở về thế giới bên kia, và Lăng đã xin lỗi Thuỳ trước khi trở về.

b. Tìm hiểu văn bản

* Không gian và thời gian của truyện:

- Thời gian: Buổi đêm “Ánh trăng rụt rè”.

- Không gian:

+ Dòng sông: Dòng sông không hiểu là đang chảy hay đã ngừng chảy từ lâu. 

+ Ánh trăng rụt rè sáng một nửa sông phía bên kia không bị bóng cây si che lấp.

-> Không gian lung linh, huyền ảo

- Hình ảnh con người:

+ Có một người con gái chết đuôi.

+ Tiếng gọi đò khẩn thiết

-> Tiếng gọi như một lời cầu khẩn tha thiết có sức hút huyền bí đến lạ lùng. 

* Hình ảnh bà cụ Lăng:

- Dáng vẻ: lọm khọm đi

- Tâm trạng: Đêm nay là đêm rằm, trăng sáng vằng vặc, bà không sao ngủ được.

-> Bà cụ nhớ nhung về đứa con trai của mình, mắt bà nhòa đi, hình như bà khóc. 

=> Tình mẫu tư thiêng liêng cao quý

* Hình ảnh chị Thúy:

- Tình yêu mặn nồng với Lăng:  

+ “Con chờ anh Lăng hết đời”

+ Chiều chiều, nó sang nhà nấu cơm quét tước giúp bà. 

- Cuộc sống của Thùy thay đổi: 

+ Bây giờ con bé đã một nách năm đứa con

+ Lấy nhau mười năm thì chín năm mười một tháng bị chồng đánh. 

+ Thỉnh thoảng ra bờ sông khóc.

-> Hoàn cảnh trớ trêu của con bé, sống với một tình yêu không trọn vẹn.

- Tình cảm của Thùy:

+ Luôn lo lắng cho bà cụ Lăng.

+ Luôn nhớ nhung, mong ngóng một ngày nào đó Lăng trở về  Thùy đã có lúc ước mơ Lăng trở về đón chị đi.

+ Thế nhưng nhìn những đứa con, chị lại tự nhắc nhở bản thân -> Sự hi sinh cao thượng của người mẹ.

* Cuộc trò chuyện nơi bến trần gian:

- Tình cảm của Lăng: 

+ Luôn nhớ mong một ngày được trở về gặp mẹ của mình “ Hãy buông tha tôi ra, xin đừng đưa tôi về xứ của ma, tôi còn phải về thăm u, mấy chục năm rồi...”

+ U ơi, u để cho con đến thăm Thùy đã! -> Lăng luôn nhớ mong về người mình yêu thương nhưng chiến tranh đã khiến cho họ dời ra nhau, chia cắt hạnh phúc lứa đôi.

-  Cuộc trò chuyên của mẹ con cụ Lăng và bà cụ nhận ra rằng Lăng đã chết rồi.

->  Lăng chợt thấy lờ mờ trong trí nhớ rằng anh đã chết. Anh đã trúng đạn từ lâu rồi, từ mấy chục năm trước hồn anh cứ luẩn quẩn trong rừng cho đến ngày gặp ông già tóc bạc.

-> Chiến tranh đã để lại những vết thương lòng sâu sắc cho con người, đặc biệt là những người lính. Họ luôn mong muốn, khao khát được sum họp bên gia đình, được yêu thương và chia sẻ.

+ “U thương con lắm Lăng ạ, nhưng mà không thể để con ở lại được, u còn mặt mũi nào nhìn xóm làng nữa...”.

-> Hành động dứt khoát thể hiện sự lo lắng của bà cụ dành cho đứa con trai, thế rồi bà ngã sụp xuống. 

- Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh “nắng lên”-> mở ra một viễn cảnh tươi sáng.

c. Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn "Bến trần gian"

- Hình ảnh hồn ma của người lính Lan: Đây là yếu tố kì ảo nổi bật nhất trong truyện. Hồn ma của Lăng xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, mang theo những thông điệp và cảm xúc khác nhau.

- Hình ảnh "bến trần gian": Bến đò này không chỉ là nơi để đưa đón người sang sông mà còn là nơi chứa đựng nỗi nhớ của Thùy, là nơi Lăng có thể trở về nhà.

* Tác dụng của việc sử dụng yếu tố kì ảo:

- Thu hút sự chú ý của người đọc.

- Thể hiện những suy tư, trăn trở về kiếp người, về chiến tranh, về cuộc sống và cái chết.

- Giúp người đọc đồng cảm với những nhân vật trong truyện, đặc biệt là hồn ma của người lính Lăng.

- Góp phần làm tăng giá trị nghệ thuật cho tác phẩm, khiến tác phẩm trở nên độc đáo và ấn tượng hơn.


3. Giá trị văn bản

a. Giá trị nội dung

- Tác phẩm mở ra những suy tư sâu sắc về đời sống tâm linh của con người, đặc biệt là những người đã trải qua nhiều mất mát và đau thương vì chiến tranh. Nó phản ánh cách mà các sự kiện đau thương trong quá khứ vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến tâm trí và cuộc sống của những người sống sót.

- Câu chuyện làm nổi bật hậu quả lâu dài của chiến tranh, không chỉ là sự mất mát về sinh mạng mà còn là những đau thương và ảnh hưởng tâm lý kéo dài. Nhân vật Lăng, dù đã chết, vẫn quay về và gặp lại mẹ mình, phản ánh sự đau khổ và thiếu thốn tình cảm do chiến tranh gây ra.

- Truyện nhấn mạnh tình cảm sâu sắc giữa mẹ và con, đặc biệt là trong bối cảnh mất mát. Cuộc đoàn tụ của bà cụ Lăng và con trai mình thể hiện tình mẫu tử vững bền, dù đã phải trải qua nhiều đau đớn và thời gian dài xa cách.

b. Giá trị nghệ thuật

- Truyện sử dụng cấu trúc kể chuyện tinh tế để tạo ra một câu chuyện cảm động và đầy ý nghĩa. 

- Cách tác giả xây dựng tình huống, từ sự chờ đợi của bà cụ Lăng và sự tìm kiếm của Thuỳ đến sự nhận ra đau đớn của Lăng, tạo nên một mạch truyện căng thẳng và lôi cuốn.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc: Tác phẩm khắc họa nhân vật bà cụ Lăng và Lăng với sự tinh tế, thể hiện nỗi đau và tình cảm chân thật. Bà cụ Lăng là biểu tượng của nỗi đau mất mát và tình yêu vô bờ bến của người mẹ. Lăng, dù đã chết, vẫn hiện về với sự đau đớn và sự tìm kiếm sự chuộc tội, phản ánh sâu sắc tâm lý nhân vật.

- Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố tâm linh với hiện thực: Sử dụng hình ảnh của cái chết và sự trở về từ cõi âm để khám phá những suy tư về cuộc sống và cái chết. Hình ảnh của Lăng gặp lại mẹ mình trên bến đò, cùng với sự nhận ra muộn màng về cái chết của mình, tạo ra một không gian vừa huyền bí vừa xúc động.

- Ngôn ngữ của tác phẩm mang tính chất biểu cảm cao, với những chi tiết tinh tế và cảm xúc chân thật. Diễn đạt của tác giả không chỉ tạo ra sự chân thật trong mô tả mà còn giúp người đọc cảm nhận sâu sắc tâm trạng và sự thay đổi của các nhân vật.

icon-date
Xuất bản : 09/10/2024 - Cập nhật : 15/10/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads