Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Dế chọi Ngữ văn 9 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!
- Bồ Tùng Linh tự là Liêu Tiên và Kiếm Thần là một văn sĩ người Trung Hoa dưới triều đại nhà Thanh.
- Sinh ra trong một gia đình tiểu thương nghèo ở huyện Truy Xuyên nay là huyện Truy Bác Sơn Đông. Ông có thể có tổ tiên là người Mông Cổ. Năm 19 tuổi ông đỗ tú tài trong khoa thi nhưng phải mãi đến năm 71 tuổi ông mới đỗ cống sinh.
- Ông dành hầu hết thời gian trong việc dạy học tư và sưu tầm những câu chuyện mà sau này được viết trong tác phẩm Liêu trai chí dị.
- Bồ Tùng Linh có các sáng tác trong cả thơ tiểu thuyết và truyện ngắn.
- Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là bộ truyện ngắn Liêu trai chí dị tập hợp 448 truyện ngắn khác nhau về những truyện kỳ quái mà ông sưu tập được. Đây cũng được coi là một đỉnh cao trong thể loại truyện ngắn cổ điển Trung Quốc.
- Về tiểu thuyết có bộ 12 quyển Liêu trai văn tập.
-Về thơ cũng có bộ Liêu trai thi tập bao gồm 6 quyển với hơn 1000 bài thơ 170 bài từ 14 vở ca khúc dân gian và 3 vở tạp kịch.
- Ngoài ra một số nhà phê bình văn học cho rằng tác phẩm tiểu thuyết Tinh thế nhân duyên truyện bằng tiếng Trung bản ngữ là của ông sáng tác.
a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
-“Dế chọi” thuộc tác phẩm “Liêu Trai chí dị”, Cao Tự Thanh dịch, NXB Văn hóa – văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2023, tr394 – 397)
b.Thể loại
-Tác phẩm Dế chọi thuộc thể loại: truyện dân gian.
c.Đề tài, nhan đề
- Nhan đề “Dế chọi” giúp người đọc tập trung vào chủ đề chính mà tác phẩm đề cập đến. Trò chơi chọi dế rất được nhà vua yêu thích và cũng trở thành cơn ác mộng của nhân dân. Chỉ một con dế chọi có thể làm vua vui đã có được vinh hoa phú quý, tài lộc đầy nhà, thay đổi cả cuộc đời. Thông qua nhan đề, tác giả đã tóm tắt ngắn gọn toàn bộ tác phẩm.
d.Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến…việc tự tử): tình cảnh ngang trái của Thành sau khi trượt khoa thi Đồng Tử.
- Phần 2 (tiếp theo đến…bỏ vào lồng): Con dế của Thành và chuỗi sự việc liên quan tới: con Thành chết, dế mất, hồn con Thành hóa thân vào con dế chọi.
- Phần 3 (đoạn còn lại): nhờ dế chọi mà gia đình Thành đổi đời.
a.Tóm tắt văn bản
Câu chuyện Dế chọi xoay quanh một chức dịch hiền lành tên Thành Danh và hành trình đi tìm dế cống nộp cho nhà vua. Lúc bấy giờ, nhà vua ham mê những thú vui đã biết đến trò chơi chọi dế do bọn quan lại triều đình cung tiến. Vua thấy hay bèn bắt dân chúng phải tìm dế dâng lên cho ông, nhà nào không có thì phải chịu phạt nặng. Bi kịch của gia đình Thành Danh bắt nguồn từ đó.
Thành Danh vốn hiền lành nên không dám sách nhiễu dân chúng, đành tự mình đi tìm dế. Anh tìm mãi nhưng không được và đã quá hạn nộp nên bị quan phạt, bị đánh đập và lo lắng, anh chỉ muốn chết đi cho rảnh nhưng người vợ đã khuyên can anh. Từ đó, Thành ta xách ống tre, lồng tơ, sáng đi tối về tìm dế. Thế nhưng, dế anh tìm được con nào cũng vừa yếu lại vừa bé, thế là anh phải chịu đòn trăm gậy và chỉ còn nghĩ đến chuyện tự tử. Lúc ấy, vợ Thành đi xem bói, biết nơi có dế tốt giúp anh bắt được một con dế chọi như ý. Nhưng chẳng may, con Thành vô tình làm dế bị chết.
Đứa trẻ bị mẹ mắng nên sợ hãi bỏ đi. Thành nghe vợ kể lại mà lạnh toát sóng lưng đi tìm con, nhưng đứa bé nhảy xuống giếng và cuối cùng bị chết đuối. Thành mất con, mất cả dế. Bất ngờ, con Thành sống lại nhưng vô hồn bởi hồn đứa trẻ đã hóa thân vào con dế chọi. Dế nhỏ nhưng nhanh nhẹn và chọi rất giỏi, lại còn biết nhảy múa.
Khi Thành dâng lên cho nhà vua, ông rất hài lòng và ban thưởng cho quan tỉnh. Gia đình Thành Danh nhờ đó mà trở nên giàu sang phú quý.
b.Bối cảnh tình huống truyện
- Thời gian: Đời Tuyên Đức thời nhà Minh.
- Không gian: Diễn ra trong cung và trong dân gian.
- Sự việc liên quan:
+ Trong cung, trò chơi chọi dế được ưa chuộng và yêu cầu dân gian phải cống nạp. Quan lại đòi hỏi dân làm nhiều công việc để tìm kiếm con dế tốt nhất cho vua.
+ Vì dế chọi mà gia đình Thành lâm vào cảnh ngộ: Quá hạn nộp dế hơn mười ngày, anh ta đã bị quan “trách phạt” đánh đòn trăm gậy, nằm lăn lộn trên giường, vị chức dịch “chỉ còn nghĩ đến chuyện tự tử mà thôi”
+ Tuy nhiên, vợ Thành đi xem bói, và Bà đồng gù lưng chỉ điểm chỗ tìm dế chọi khỏe. Thế nhưng, con trai lại làm dế chết, bỏ trốn rơi xuống giếng khiến cha mẹ đau xót.
+ Nhưng sau đó, nhờ dế chọi mà sau đó gia đình Thành được miễn sai dịch, được các quan nâng đỡ để đậu tú tài, ban thưởng “ruộng đồng trăm khoảnh, lầu gác nguy nga, trâu dê đầy đàn”, giàu có và sang trọng.
c.Tìm hiểu nhân vật
- Nhân vật vua, quan:
+ Trong cung rất chuộng chơi chọi dế, hàng năm vui thường bắt dân gian cung tiến.
+ Do muốn lấy lòng nhà vua, vì vậy các quan huyện đều yêu cầu người dân tìm được những con dế tốt, khỏe nhất để mang vào cung nộp cho vua. Cứ cấp trên lệnh xuống cấp dưới phải tìm được con dế chọi hay, sách nhiễu dân chúng và người chịu khổ cuối cùng đó chính là những người dân thường.
+ Nếu không có dế cung tiến, sẽ bị xử phạt thật nặng.
-> Nhận xét: Đó là những vị quan lại quá ham mê, ăn chơi sa đọa và tìm mọi cách yêu cầu người dân cống nạp những con dế tốt nhất. Vua quan không lo chăm lo đời sống dân chúng mà chỉ ham những thú chơi tiêu khiển. Chỉ một con dế chọi đã có thể mang đến bi kịch cho một gia đình nhưng cũng chính con dế chọi đó mang đến vinh hoa phú quý và tài lộc.
-> Phê phán chế độ chính trị tàn bạo đương thời đã chèn ép, áp bức, gây ra bao đau thương cho những người dân hiền lành lương thiện.
- Nhân vật Thành Danh:
+ Đây là nhân vật chính của câu chuyện
+ Hoàn cảnh gia đình của Thành Danh:
-Đã là một đồng sinh nhưng không theo học nữa.
-Là một người chất phác, ít nói, và bị ép giữ chân chức dịch trong làng.
-Mới chưa đầy một năm mà gia sản của Thành đã cạn kiệt
+ Tình huống xảy ra: Thành Danh đến vụ nộp dế.
+ Thành Danh trước khi tìm được dế quý dâng cho quan:
-Thành Danh ngày đêm lo lắng, ăn không ngon, ngủ không yên.
-không dám sách nhiễu dân làng nộp dế, anh phải tự đi tìm, không tìm được dế, anh đành chấp nhận bị quan phạt đòn: đôi mông máu me bê bết mà chẳng có con dế nào để nộp, chỉ còn nghĩ đến chuyện tự tử.
-Lúc ấy, vợ anh đi xem bói và tìm được chỗ bắt dế. Tuy nhiên, đứa con trai anh lại làm chết con dế đó -> Tâm trạng: lo lắng, lạnh toát cột sống của Thành Danh.
-Bi kịch đến với gia đình anh: đứa con trai sợ hãi bỏ đi và nhảy xuống giếng chết -> Tâm trạng: thương xót, vật ra kêu trời muốn chết.
* Bi kịch bất ngờ ập đến vợ chồng nhà anh Thành.
+ Thành Danh sau khi tìm được dế quý dâng cho quan:
-Hồn đứa con Thành Danh hóa thân vào dế chọi.
-Dế nhỏ nhưng nhanh nhẹn và chọi rất giỏi. Dế mang dâng vua, chọi giỏi lại biết nhảy múa, vua rất vừa lòng và ban thưởng cho quan tỉnh.
-Gia đình Thành Danh được giàu sang phú quý.
+ Nhận xét tình huống xảy ra với Thành Danh:
-Vì dế chọi mà gia đình Thành lâm vào cảnh ngộ khốn khỏi: bị ép giữ chức lí chính mà thực chất là để tìm dế, bị đánh đòn thậm tệ đến mức phải tự tử,...
-Cũng nhờ dế chọi mà sau đó gia đình Thành được hưởng: thưởng tiền bạc, miễn sai dịch, nâng đỡ để được đỗ tú tài, …
-> Tình huống truyện có sự đối lập nhau.
Tác dụng:
- Tố cáo cả một chế độ cầm quyền thối nát trong xã hội phong kiến.
-Hệ thống cầm quyền ăn chơi sa đọa, không chăm lo đời sống nhân dân. Mạng sống của người dân còn không bằng một con dế nhỏ bé. Chỉ một con dế chọi có thể làm vua vui đã có được vinh hoa phú quý, tài lộc đầy nhà, thay đổi cả cuộc đời.
d.Chi tiết kì ảo trong truyện
-Yếu tố kì ảo trong văn bản:
+ Bà đồng gù chỉ điểm nơi tìm thấy dế chọi
+ Chú dế chọi có hình dáng như con chó, cánh hoa mai, đầu vuông chân dài. Dế chọi nhảy xa hơn một thước.
+ Con trai Thành bị ngây ngốc như người gỗ, ngủ mê mệt, sau một năm thì tỉnh dậy mà kể rằng mình hóa thân thành dế, khỏe mạnh chọi giỏi nên mới sống lại.
-Tác dụng của yếu tố kì ảo:
+ Sử dụng yếu tố kì ảo làm phương thức để phản ánh hiện thực cuộc sống đầy bất công lúc bấy giờ.
+ Phê phán chế độ chính trị tàn bạo đương thời đã chèn ép, áp bức, gây ra bao đau thương cho những người dân hiền lành lương thiện.
+ Tạo nên mạch truyện có tính logic, kết nối các tình huống và thể hiện đúng ý đồ của tác giả.
+ Đồng thời truyện cũng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, đồng cảm với số phận người dân không quyền không thế..
+ Mối quan hệ liên đới của các yếu tố kì ảo giúp tháo gỡ bế tắc của nhân vật và đẩy câu chuyện phát triển theo chủ ý sáng tạo của tác giả.
- Nhân vật dế con:
+ Nhân vật dế con được hóa thân bởi con trai của Thành Danh.
+ Vì sợ hãi và thương cha mẹ đã trở thành chú dế nhỏ, chọi giỏi lại còn biết nhảy múa theo tiếng đàn.
+ Hình ảnh con dế: vừa nhỏ vừa ngắn, đỏ đen nham nhở, không giống con Thành Danh bắt được. -> Thành cho là hạng bét và không thèm để mắt.
+ Trong một lần chọi dế, dế của Thành đã thắng cuộc.
+ Thành đem dâng quan huyện, đem chọi với các con khác dế Thành đều thắng.
=> Nhờ vậy mà chú đã lấy được lòng quan nên đã giúp Thành mình được hưởng vinh hoa phú quý.
e.Mối quan hệ giữa thế giới thực và thế giới ảo
- Vai trò của yếu tố kì ảo:
+ Là cầu nối để đưa ta vào thế giới chưa biết, huyền diệu và bí ẩn trong trí tưởng tượng, vào những giấc mơ không có thật
+ Đem đến cảm giác mới lạ cho người đọc, mở ra một chân trời mới của sức tưởng tượng bay bổng.
- Mặt khác, nó khiến con người không quay đi với đời sống thực tại mà luôn sẵn sàng đối diện, nhận thức đời sống một cách sâu sắc hơn. Từ yếu tố kì ảo đó để phản ánh đời sống hiện thực, thể hiện giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực.
- Mối quan hệ giữa thế giới kì ảo và thế giới hiện thực: có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung và giải quyết nút thắt trong câu chuyện.
+ Chi tiết Bà đồng gù chỉ điểm nơi tìm thấy dế chọi: đã giúp Thành tìm được chú dế khỏe để cung tiến vua.
+ Sư hóa thân của con trai anh Thành vào chú dế: Giúp Thành không bị xử phạt, lấy được lòng quan nên đã giúp Thành mình được hưởng vinh hoa phú quý.
a.Giá trị nội dung
-Tác phẩm Dế chọi kể về câu chuyện gia đình Thành Danh tìm bắt, nuôi nấng dế chọi để cống nạp cho nhà vua.
- Đồng thời tác giả đã lên án phê phán chế độ chính trị tàn bạo đương thời đã đè nén, áp bức, gây ra bao đau cho những người dân hiền lành lương thiện.
- Bày tỏ lòng cảm thông với những kiếp người “nhỏ bé” bị chà đạp, hãm hại.
b.Giá trị nghệ thuật
- Truyện có những chi tiết kì ảo, hoang đường, không có thật.
- Không gian và thời gian không ngừng đan xen, sự phân biệt giữa cõi âm, cõi dương, nhân vật là con người đã chết đi nhưng hồn vẫn có thể biến hóa vào con vật.
-Truyện có kết cấu hết sức chặt chẽ, biến hóa khôn lường, hợp lý và có logic chứ không đơn điệu, cứng nhắc.
-Tình huống truyện độc đáo.
-Ngôi kể thứ 3. Người kể chuyện với điểm nhìn toàn diện đã phác họa khéo léo: hoàn cảnh, cảm giác, suy nghĩ và hành động của nhân vật Thành khi tìm bắt chú dế chọi theo sự chỉ điểm của bà đồng lưng gù.
- Cốt truyện mô phỏng cốt truyện dân gian với các sự kiện được sắp xếp theo trật tự tuyến tính, đặt trong mối quan hệ nhân quả.