Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Tiếng đàn mưa Ngữ văn 9 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!
- Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương, là con thứ chín trong một gia đình nho học yêu nước, sinh ra tại Quảng Ngãi.
- Ông là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam thời tiền chiến.
- Ngoài bút hiệu Bích Khê, ông còn ký bút hiệu Lê Mộng Thu khi sáng tác thơ Đường luật.
- Ông được đánh giá cao với những bài thơ táo bạo, giàu tính nhạc.
- Bích Khê là nhà thơ có nhiều tìm tòi, cách tân trong phong trào Thơ mới (1932 - 1945).
- Thế giới nghệ thuật trong thơ Bích Khê là một cấu trúc thế giới mang tính tượng trưng. Bởi ta gặp trong đó một cõi đời đầy mộng ảo xa lạ với cuộc sống hàng ngày, nơi tồn tại phiêu diêu của phần tâm linh bí ẩn, là một cõi trời huyền bí của thế giới cái đep, thế giới thơ ca, trong sự hoà điệu nhịp nhàng tương ứng của mọi màu sắc, hương thơm với những âm thanh và biểu tượng kỳ lạ.
- Chặng đường sáng tác đầu tiên của ông lúc chưa đến tuổi thành niên chủ yếu là thơ Đường luật (Nguyễn Huệ, Đèo Hải Vân, Về Thu Xà cảm tác…)
- Từ năm 1937 trở đi, có một Bích Khê khác - Bích Khê của thơ tượng trưng. Cuối đời, ông tiến sang địa hạt tôn giáo nhưng đúng như Nguyễn Huệ Chi nhận xét “tính chất tượng trưng là đặc điểm quán xuyến toàn bộ thơ Bích Khê, nó chi phối cả những bài mang cảm xúc dữ dội cũng như những bài nhẹ nhõm” (Từ điển Văn học bộ mới, trang 126).
- Thơ Bích Khê là tiếng nói về cái bên trên cuộc đời. Thi nhân cho rằng sống trong cõi mộng cuộc đời mới có ý nghĩa.
* Nhận xét
- Theo Chế Lan Viên, thơ Bích Khê là “một đỉnh núi lạ. Có những nhà thơ đem đến một mùa lương thực, lại có những nhà thơ cầm một dúm hạt giống mới trên tay. Khê thuộc vào hạng thứ hai” (Thơ Bích Khê - 1988).
Còn nhà phê bình đáng tin cậy Lê Đình Kỵ thì khẳng định: “Bích Khê xuất hiện trên thi đàn như nhà cách tân đi xa hơn cả so với đương thời” (Bích Khê - Truyền thống và cách tân, 1997).
- Nét độc đáo “rất Bích Khê”, như Hàn Mặc Tử nhận xét “là người có đôi mắt rất mơ, rất mộng, rất ảo, nhìn vào thực tế thì sự thực sẽ trở thành chiêm bao, nhìn vào chiêm bao lại thấy xô sang địa hạt huyền diệu…”
* Một số tập thơ của ông:
- Tinh huyết (1939): Tác phẩm duy nhất được ra đời khi ông còn sống và được những người yêu thơ chú ý đến.
- Bốn tập thơ và một số tập tự truyện dược viết dở và chưa xuất bản bao gồm:
+ Mấy dòng thơ cũ (1988)
+ Tinh hoa (1997),...
1. Giới thiệu chung
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Tiếng đàn mưa nằm trong tập thơ Tinh hoa (tập hợp các sáng tác của Bích Khê từ năm 1938 đến năm 1944).
b. Thể loại
- Văn bản Tiếng đàn mưa thuộc thể loại thơ song thất lục bát.
c. Đề tài, nhan đề
- Nhan đề Tiếng đàn mưa đã thể hiện được tư tưởng của nhà thơ- một người con xa quê, một người khách tha hương.
- Hình ảnh những giọt mưa, mưa rơi xuống lầu, lại rơi xuống thềm hoa lan xinh đẹp, mưa rửa trôi những thứ cũ mang theo những điều mới lạ cùng với tiếng đàn ngân nga.
=> Những kỉ nệm của quê hương ùa về =>Gợi tâm trạng buồn tủi, nhớ nhung của vị khách tha hương.
d. Bố cục
- Khổ 1: Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa.
- Khổ 2: Những nơi mưa rơi xuống.
- Khổ 3: Cảnh vật khi mưa rơi xuống.
- Khổ 4: Nguyên nhân khiến “khách tha hương” rơi lệ.
a. Tóm tắt văn bản
Văn bản đã tái hiện lại một chiều mưa xuân êm ả, thơ mộng cùng vơi tiếng đàn du dương ngân nga trong mưa. Từ đó, những hình ảnh quê hương ùa về trong tâm trí của hành khách xa quê. Đó là tâm trạng bồi hồi, xúc động, nhớ nhung về quê hương của nhân vật trữ tình.
b. Bối cảnh tình huống
- Bối cảnh bài thơ dựa trên khung cảnh một buồi chiều mưa, từ đó nỗi nhớ ùa về trong tâm trí cua một người con xa quê.
c. Tìm hiểu văn bản
* Khung cảnh một ngày mưa (khổ thơ 1):
- Những sự vật, hiện tượng xuất hiện trong cơn mưa:
“Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụng
Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan
Mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn
Nước non rả rích giọng đàn mưa xuân.”
+ Hình ảnh “mưa hoa”: tạo nên một bức tranh sống động.
+ Mưa bao trùm lên cảnh vật: Mưa xuống lầu, xuống thềm lau, mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn.
->Khung cảnh tả thực qua ngòi bút cảm nhận tinh tế của tác giả.
+ Điệp từ “mưa” lặp lại đi lặp lại nhiều lần -> Mang đến cho con người những cảm xúc sâu lắng.
+ Dưới cơn mưa, xuất hiện tiếng đàn. Tiếng đàn ấy mang sức thôi miên con người, nghĩ v về những gì đã qua êm ái, những gì tốt đẹp còn vương lại trong tâm trí nhớ về những thứ đã qua và những điều tốt đẹp còn vương lại trong ký ức.
* Cơn mưa bao trùm lên mọi cảnh vật, phủ lên mọi nẻo đường ( khổ thơ thứ 2):
"Lầu mưa xuống, thềm lan mưa xuống
Cùng nước non hoa rụng mưa xuân
Mưa rơi ngoài nội trên ngàn
Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi."
- Những nơi mưa rơi xuống:
+ “Lầu, thềm lan (thềm nhà), cánh đồng, trên ngàn”.
-> Một khung cảnh chỉ toàn những giọt nước mưa rửa trôi những thứ cũ để mang đến những cái mới lạ.
- “Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi” đâu đó ta nghe thấy tiếng của nỗi lòng đầy tâm sự. Tiếng đàn có thể cất lên trong tiếng mưa chút buồn. Nó gợi lên cái tâm tư riêng khó đoán của người khách.
- Điệp từ “mưa” lặp đi lặp lại nhiều lần -> diễn tả nỗi lòng của nhân vật trữ tình.
* Những kỉ niêm xưa ùa về trong tâm trí của nhân vật trữ tình ( Khổ thơ thứ 3):
- “Đầm mưa xuống nẻo đồi mưa xuống
Bóng dương tà rụng bóng tà dương
Hoa xuân rơi với bóng dương
Mưa trong ý khách mưa cùng nước non.”
- Biện pháp tu từ như điệp từ “mưa xuống”; “bóng dương tà…bóng tà dương”,“mưa”.
- Đảo ngữ: “Đầm mưa xuống, nẻo đồi mưa xuống”.
- Biện pháp như hoán dụ “giọt đàn”, “rụng bóng”.
=> Tác dụng: miêu tả một khung cảnh buồn bã, những giọt mưa như những nỗi buồn rỉ rách trong lòng tác giả khi nhớ về vùng đất xưa.
- Mưa trên khắp nẻo đồi, cùng với hình ảnh mặt trời chuẩn bị lặn, những cánh hoa xuân, khung cảnh mờ ảo, hư thực mà đầy mơ mộng.
- Mưa trong ý khách mưa cùng nước non”: tình yêu thiên nhiên, đất nước của nhân vật trữ tình.
* Tâm trạng của nhân vật “khách tha hương” (khổ thơ cuối):
“Rơi hoa kết mưa còn rả rích
Càng mưa rơi cánh tịch bóng dương
Bóng dương với khách tha hương
Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi”
- Điệp từ “mưa”, “bóng dương”
- Tâm trạng: muôn hàng lệ rơi
-> Ở ba khổ thơ đầu, nước non xuất hiện như một tiếng đàn ngân nga giữa mùa xuân. Mượn cảnh nước non để gợi cảm xúc và suy tư. Tuy nhiên đến hai câu thơ cuối, tiếng đàn ngân vang ấy đã không còn thể kìm lại được nữa, sự cô đơn, nhớ nhung đã tuôn chảy ra ngoài “muôn hàng lệ rơi”. Tạo nên mạch cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ.
a. Giá trị nội dung
- Bài thơ là khúc nhạc lòng của người con xa quê đang nhớ vê quê hương da diết.
- Hình ảnh con người nhỏ bé, cô đơn, lẻ loi giữa thiên nhiên rộng lớn.
- Cảm nhận tinh tế của nhân vật đất trời về thiên nhiên đất trời.
b. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ song thất lục bát
- Ngôn từ giàu sức biểu cảm
- Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi.
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật sinh động, linh hoạt: điệp từ, ẩn dụ, hoán dụ,…