logo

Tác giả - Tác phẩm: Ngày xưa (mới 2024) | Văn 9 Kết nối tri thức

icon_facebook

Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Ngày xưa Ngữ văn 9 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!


I.Tác giả Ngày xưa


1. Tiểu sử, cuộc đời

Tác giả - Tác phẩm: Ngày xưa Văn 9 Kết nối tri thức

- Vũ Cao (1922 – 2007) quê ở Nam Định, từng tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

- Ông nhập ngũ năm 1946 và gắn liền cuộc đời binh nghiệp của mình với báo chí quân đội, từ Báo Quân đội nhân dân đến Tạp chí Văn nghệ quân đội, từ công việc của một phóng viên đến chức trách của một tổng biên tập.

- Khi xuất ngũ, ông làm Giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng thơ (Hội Nhà văn Việt Nam). Nhưng với Vũ Cao, các chức trách phải gánh hình như không làm ông bận tâm. Điều ông muốn là được sống thật lòng mình với đời, với người.


2. Phong cách sáng tác

- Thơ ông thường viết về đề tài kháng chiến và những tình cảm cách mạng, ngôn ngữ và hình ảnh thơ trẻ trung, tươi mới và giàu cảm xúc.

- Thơ đến với ông những khi cảm xúc được chắt lọc và thăng hoa, ông muốn trải lòng mình với con người và cảnh vật trong những vần thơ nhẹ nhàng, giàu nhạc điệu và tình cảm. Vũ Cao viết không nhiều, nhưng hầu hết tác phẩm của ông viết về đề tài chiến tranh - đề tài gần gũi, gắn bó với ông gần hết cuộc đời, trong tư cách một người lính.

- Thơ Vũ Cao thì giản dị, thâm trầm, nhẹ nhàng và rất quê, những nét bình thường trong hiện thực kháng chiến thời chống thực dân Pháp được Vũ Cao ghi lại bằng những câu thơ có dư vị: “Nghe tin bộ đội chờ đò/ Bờ sông, con máng tiếng hò dân công/ Lại nghe sông gió bập bùng/ Vẫn nghe tiếng súng bên vùng Vĩnh Yên/ Quán khuya thức giấc lên đèn/ Chờ tin, cánh liếp ngoài hiên hé chờ” (Ánh đuốc).


3.  Tác phẩm chính

- Tác phẩm tiêu biểu: Núi đôi (1956), Đèo trúc (1973), Từ một trận địa (1973),...


II.Tác phẩm Ngày xưa


1. Giới thiệu chung

a. Hoàn cảnh, xuất xứ

- In trong Thơ với tuổi thơ, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2001.

b. Thể loại

- Văn bản Ngày xưa thuộc thể loại văn băn thơ lục bát.

c. Đề tài, nhan đề

Nhan đề “ Ngày xưa” gợi lên trong lòng người đọc những kỉ niệm thân thương quen thuộc, nhắc nhở mỗi người, đó là lời ru câu hát, những kỉ niệm của tuổi ấu thơ,…. Dù người cháu không hiểu ý nghĩa trong đó nhưng đó vẫn là lời ru quen thuộc không thể thay thế, im đậm sâu trong tâm trí của người chúa. Những tình cảm trìu mến, yêu thương được gửi gắm qua những lời hát ru.

d. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “mẹ ơi”): lời ru của bà.

- Phần 2 (đoạn còn lại): nỗi lòng, tình cảm của người con dành cho mẹ.


2. Đọc hiểu văn bản

a. Tóm tắt văn bản

Bài thơ “Ngày xưa” là câu chuyện về sự thương cảm của người phụ nữ đối với nhân vật Kiều trong tác phẩm cùng tên nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Du. Bài thơ mở đầu với khung cảnh người bà ru cháu ngủ bằng những lời thơ trong truyện Kiều. Nhà thơ đã sử dụng hai đoạn trích trong “Truyện Kiều” để nói về bi kịch của con người. Bi kịch lớn nhất trong tình yêu là những người yêu nhau lại không đến được với nhau. Qua đó, thể hiện sự đồng cảm thấu hiểu giữa những người phụ nữ, mưu cầu hạnh phúc là một điều quá xa xỉ đối với người phụ nữ. Và cũng chính lời ru ấy đã ru đứa bé ngủ ngon giấc hơn. Ẩn chưa sâu thẳm trong lời ru là những ước mong, những tâm tư tình cảm, bộc bạch của người bà, người mẹ về hạnh phúc đời thường giản dị.

b. Bối cảnh tình huống văn bản

Bối cảnh bài thơ là người bà ru cháu ngủ bằng lời thơ trong Truyện Kiều, thể hiện sự sáng tạo của tác giả trong cách đặt vấn đề.
Trải qua hai thế kỷ với những thăng trầm của lịch sử, Truyện Kiều vẫn có sức sống mãnh liệt trong đời sống của người Việt Nam, bởi nó không chỉ là câu chuyện của văn học Việt Nam mà còn là tâm tư, bản ngã của người Việt Nam
Tác giả sử dụng hai đoạn trích Truyện Kiều là tâm sự trái ngược của hai người đang yêu: Kim Trọng nhớ nhung, lạc quan; Thúy Kiều đau buồn, tuyệt vọng. Qua đó cho thấy bi kịch của đôi lứa yêu nhau trong thời đại cũ, thể hiện những mong ước của người bà, người mẹ.

c. Tìm hiểu nhân vật

* Hình ảnh người bà: 

- Khung cảnh người bà ru cháu ngủ bằng những lời thơ trong truyện Kiều:

“Mẹ tôi ru cháu chiều chiều
Thường là ru mấy câu Kiều cháu nghe”

+ Chiều chiều: Trạng ngữ chỉ thời gian, chỉ sự thường xuyên, liên tục, là thời điểm của gặp gỡ, đoàn tụ, trở về (con chim dáo dát bay về tổ, thủy triều cũng vội vã về với biển, con người cũng trở về với mái ấm, chỗ dựa của lòng mình là tình yêu và tình cảm gia đình).

+ Sự khác biệt trong lời ru của bà: Bà ru cháu ngủ bằng những câu thơ nói về Kiều.

-> Nét mới lạ trong sáng tác của nhà thơ Vũ Cao, đem đến cảm xúc sự mới lạ thú vị.

- Những lời thơ trong truyện Kiều:

+ “Mây Tần khoá kín song the

Bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao”

=> Đây là phân đoạn Kim Trọng nghĩ về Thúy Kiều, diễn tả nỗi tương tư mong nhớ của người con trai về người mình yêu. 

+ “Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này...”

=> Thúy Kiều nhờ em nên duyên với chàng Kim Trọng, nàng quyết định bán mình cứu cha, diễn tả sự tuyệt vọng đau đáu của người phụ nữ.  

- Tấm lòng đồng cảm, thấu hiểu của bà:

“Bâng khuâng mẹ nói một điều:

- Nghĩ mà thương phận cô Kiều ngày xưa”

+ Tính từ “bâng khuâng” diễn tả cảm xúc tâm trạng luyến tiếc, xót xa. 

+ Diễn tả sự đồng cảm thấu hiểu giữa những người phụ nữ. Trong xã hội phong kiến, khi mà xã hội đề cao tư tưởng trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không được đối xử công bằng, hạnh phúc. Họ luôn phải chịu những thiệt thòi. 

-> Khát khao một hạnh phúc giản di.

-Tình yêu thương của bà dành cho cháu:

+ Hai tay ôm cháu, mẹ ngồi vẫn run

+ Dẫu chưa nhận thức được nhưng có lẽ sự thương cảm của người bà đã chạm đến trái tim đứa trẻ, đứa bé “lại ngon giấc ngủ thơ ngây chiều chiều” trong những lời ru của bà.

+ Chính tình yêu thương của bà đã đưa cháu vào giấc ngủ. 

* Hình ảnh người cháu:

“Con tôi đôi má tròn đầy
Lại ngon giấc ngủ thơ ngây chiều chiều”

- Hình ảnh đứa con xuất hiện với đôi má tròn đầy => gợi người đọc hình dung một em bé ngoan ngoãn.

- Từ “lại” kết hợp với trạng ngữ chỉ thơi gian “ chiều chiều” diễn tả hành động lặp đi lặp lại như một vòng tuần hoàn. Đứa bé lại ngủ ngon giấc trong vòng tay âu yếm, trong lời ru thân thương của bà.

=> Tình cảm bao la bà dành cho cháu.


3. Giá trị tác phẩm

a. Giá trị nội dung

- Tình cảm yêu thương của bà dành cho cháu qua lời ru chiều chiều

- Truyện Kiều đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người, được tiếp nhận qua những lời ru truyền từ đời này qua đời khác. Nó là một truyền thống không thể thay đổi.

- Thể hiện sự xót thương cho số phận người phụ nữ trong chế độ xưa và mong ước về một xã hội tươi sáng, công bằng.

b. Giá trị nghệ thuật:

- Thể thơ lục bát để phù hợp với những câu trích từ Truyện Kiều 

- Vần điệu ngân nga tựa như lời hát ru thực thụ. 

- Cách gieo vần, phối thanh, cách ngắt nhịp 

- Ngôn từ, hình ảnh giản dị, gần gũi.

- Cách tổ chức, sắp xếp như một câu chuyện.

icon-date
Xuất bản : 09/10/2024 - Cập nhật : 15/10/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads