Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Buổi tiễn đưa Ngữ văn 9 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!
- Đặng Trần Côn sinh ra tại Hà Nội
- Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.
- Thời bé Đặng Trần Côn nổi tiếng thông minh, ham học, lớn lên ưa sống phóng túng, đậu Hương cống, nhưng hỏng kỳ thi Hội, bỏ đường công danh thi cử, sau ra làm Huấn đạo ở một trường phủ, vế sau này làm tri huyện Thanh Oai. Cuối đời làm tới chức Ngự sử đài đại phu.
– Chinh phụ ngâm khúc: Trong tác phẩm của ông thì Chinh phục ngân đã mang tiếng vang lớn trong giới nho sĩ đương thời.
– Các tác phẩm khác:
+ Tiêu Tương dạ vũ
+ Phủ chưởng tân thư
+ Yêu hưởng thưởng xuân thiếp
+ Lãn Trai di thảo
+ Tiêu Tương bát cảnh…
…
- Tác phẩm Chinh phụ ngâm” là tác phẩm giàu tính nhân văn với chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, là tác phẩm có địa vị văn học sử đặc biệt trong nền văn học cổ ở nước ta. Tác phẩm viết bằng chữ Hán giữa thời đại văn học chữ Nôm đang nở rộ cho nên nhiều người đã tìm cách dịch nó ra chữ Nôm. Có nhiều bản dịch và phỏng dịch của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khản, Bạch Liên Am Nguyễn, Phan Huy Ích. Trong số có những bản dịch đó, có một bản dịch thành công nhất của tác giả Đoàn Thị Điểm
- Đặng Trần Côn là người có cống hiến to lớn đối với nền văn học Việt Nam.
- Khuynh hướng chung trong thơ của ông là đi sâu vào tình cảm, đi sâu vào nỗi lòng trắc ẩn, phức tạp, sâu kín của con người, nhất là đối với người phụ nữ.
- Đặng Trần Côn đã sống trong một giai đoạn lịch sử cực kỳ nhiễu nhương, bởi vậy các tác phẩm của ông thường nói lên lòng oán ghét chiến tranh phi nghĩa, ước mơ đoàn tụ trong hạnh phúc của những lứa đôi. Các bài thơ của ông thường mang chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc.
a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Chinh phụ ngâm được viết bằng chữ Hán, do tác giả Đặng Trần Côn sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.
- Khái quát Bối cảnh lịch sử giai đoạn khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.
+ Đây là thời kì vô cùng rối ren của xã hội phong kiến. Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài rơi vào khủng hoảng.
+ Chiến tranh xảy ra liên miên, Trịnh-Nguyễn phân tranh, đất nước chia làm hai nửa.
+ Vua Lê bạc nhược, chúa Trịnh chỉ lo hưởng thụ, tận thu thuế, bóc lột nhân dân.
+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn, thủ công nghiệp ngày càng sa sút, các đô thị suy tàn.
+ Văn học thời kì này tập trung phản ánh bản chất tàn bạo, phản động của giai cấp thống trị và nỗi đau khổ của những nạn nhân trong chế độ thối nát ấy.
b. Thể loại
- Thuộc thể thơ song thất lục bát
c. Nhan đề
- Nhan đề Buổi tiễn đưa đã thể hiện nội dungm tư tưởng của tác phẩm
+ Phản anh xã hội phong kiến rối ren, loạn lạc.
+ Chiến tranh xảy ra đã chia cắt hạnh phúc lứa đôi.
+ Là khúc ngâm chất chứa biết bao nỗi niềm, tâm trạng với biết bao lo âu, sầu muộn; vừa có sự phấp phỏng vừa có nỗi sợ hãi của một người vợ trẻ đang ngày đêm mong ngóng tin chồng giữa không gian và thời gian bao la, mịt mờ, xa thẳm, không biết ngày nào từ chiến trận trở về
+ Thể hiện sự đồng cảm của nhân vật trữ tình với người chinh phụ, khát khao hạnh phúc lứa đôi.
d. Bố cục
* Bài thơ Buổi tiễn đưa thuộc câu 13-48 tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của tác giả Đặng Trần Côn do Đoàn Thị điểm dịch, gồm sáu phần:
- Phần 1: 4 câu đầu: Người chinh phu lúc chuẩn bị lên đường.
- Phần 2: 8 câu tiếp theo: Khát vọng của người chinh phu.
- Phần 3: 8 câu sau: Tâm trạng người chinh phụ trong buổi tiễn đưa.
- Phần 4: 8 câu tiếp: Chi tiết gợi liên tưởng đến việc binh đao nơi chiến trường.
- Phần 5: 8 câu sau: Cảnh li biệt của người chinh phu, chinh phụ.
- Phần 6: Các câu còn lại: Cảm xúc của người chinh phu, chinh phụ sau buổi chia li.
a. Tóm tắt văn bản
Buổi tiễn đưa được trích trong tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn là khúc ngâm ai oán trước cảnh chia ly trong chiến tranh. Những xúc cảm tình nghĩa, yêu thương mà người chinh phụ dành cho chồng, lo lắng vì chàng phải xông pha ra trận được khắc họa chi tiết
b. Bối cảnh tình huống văn bản
Bài thơ Buổi tiễn đưa được sáng tác trong hoàn cảnh xã hội phong kiến lúc bấy giờ vô cùng rối ren. Các cuộc chiến tranh gây ra chia ly trên khắp đất nước đã khiến người chinh phụ phải xa chồng, người chinh phu phải gác lại đèn sách để mang vũ khí ra trận.
c. Tìm hiểu nhân vật
* Nhân vật chinh phu:
- Hình ảnh người chinh phu trước lúc lên đường ra chiến trận:
+ “Đường rong ruổi lưng đeo cung tiễn
…lòng bận thê noa
Sầu lên ngọn ải…”
⇒ Hình ảnh người chinh phu khi ra đi với cung tên đeo trên lưng tạo cảm giác vững chãi, hiên ngang nhưng sâu bên trong là cảm xúc bịn rịn, lưu luyến với vợ, con, sầu thương khi nghĩ đến chiến trường.
- Khát vọng của người chinh phu:
"Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt
Xếp bút nghiêng theo việc đao cung
Thành liền mong tiến bệ rồng…
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa…
Giã nhà đeo đức chiến bào…”
-> Chàng dũng sĩ hăm hở đi vào cuộc chiến với dáng vẻ rất dứt khoát và đầy mạnh mẽ. Người chinh phu mang sức trẻ, sự nhiệt huyết, trách nhiệm, tinh thần hào kiệt ra chiến trường chiến đấu vì đất nước. Chàng trai ấy sẵn sàng gác lại sự nghiệp học hành, cất giấy bút, đồ học tập để mang vũ khí chiến đấu, quyết tâm tung hoành ngang dọc không ngại hiểm nguy. Người làm trai phải tung hoành giang sơn, làm trai cho đáng lên trai.
=> Thể hiện ý chí của người làm trai.
* Nhân vật chinh phụ:
- Khung cảnh cuộc chia ly:
+ Nơi chia tay: Hà lương chia rẽ đường này
-> Cây cầu bắc ngang qua sông đã chia rẽ hai vợ chồng: giữa nơi hậu phương và tiền tuyến
+ Khung cảnh: Bên đường trông bóng cờ bay…
-> Hình ảnh đội quân chiến đấu đã sẵn sàng chờ đợi người chồng gia nhập và cùng nhau xuất phát đến quân doanh xa xôi.
- Tâm trạng của người chinh phụ:
+ Trong lúc chia ly:
“Đưa chàng lòng dằng dặc buồn…
Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây
Nhủ rồi nhủ lại cầm tay
Bước đi một dây dây lại dừng.”
⇒ Người chinh phụ trước cảnh phải tiễn đưa chồng ra chiến trường mang theo tâm trạng vô cùng buồn bã, một nỗi buồn khôn nguôi, lòng như cắt thành từng khúc ruột bởi không biết khi nào mới được gặp lại. Vì lo lắng cho chồng mà dặn dò đủ điều, mãi quyến luyến chẳng chịu rời, không nỡ để chàng đi về phía hiểm nguy.
- Tâm trạng lo lắng cho người chinh phu được thể hiện qua hình ảnh binh đao nơi chiến trận:
Múa gươm rượu tiễn…
Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo…
Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống…
=> Cho thấy được sự hiểm nguy, chết chóc nơi chiến trận
=> Tâm trạng lo lắng, xót thương cho chồng, không biết bao giờ mới có ngày gặp lại.
- Dù “Đưa chàng lòng dằng dặc buồn” nhưng người chinh phục vẫn để chồng lên đường ra trận bởi nhiều nguyên nhân:
+ Thứ nhất đó là người phụ nữ thời xưa thường không có quyền quyết định đối với các vấn đề quan trọng trong gia đình.
+ Thứ hai là nàng tôn trọng quyết định của chồng khi người chinh phu rất muốn thực hiện chí làm trai, muốn tham gia bảo vệ đất nước nên dù rất buồn người vợ vẫn để chồng ra đi thực hiện ước muốn của bản thân.
- Tấm lòng thủy chung, son sắt, luôn hướng về người chồng:
“Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi,
Dạ chàng xa tìm cõi Thiên San.”
+ Phép đối:
Ngòi đầu cầu…>< Đường bên cầu…
Nước có chảy…>< Cỏ có thơm…
Lòng thiếp…>< Dạ chàng…
=> Tác dụng:Thể hiện tấm lòng hướng về nhau nhưng phải chia xa của người chinh phu và người chinh phụ.
=> Tấm lòng của người chinh phụ tựa như ánh trăng dõi theo từng bước chân của người mình thương nơi xa, bên cạnh người chồng chí lớn luôn mong mỏi “tìm cõi Thiên San”, cầu mong cho người bình an.
a. Giá trị nội dung:
- Bài thơ gợi ra hình ảnh li biệt của người phụ nữ có chồng phải đi ra chiến trường đánh trận.
- Tâm trạng của người chinh phụ lẻ loi, cô đơn với nỗi buồn khắc khoải khi mang tâm trạng trông ngóng chồng trở về.
- Tác phẩm phản ánh thái độ oán ghét đối với chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã khiến đời sống nhân dân lầm than
- Thể hiện sự đồng cảm của nhà thơ, đồng thời đề cao quyền sống, khát khao tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người.
b. Giá trị nghệ thuật:
- Thể thơ song thất lục bát.
- Giọng điệu trầm bổng, linh hoat.
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
- Hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng
- Sử dụng những điển tích điển cố.
- Những từ ngữ được sử dụng khéo léo kết hợp với thể thơ song thất lục bát tạo điểm nhấn cho người đọc.
- Sử dụng phép đối, kết hợp với câu hỏi tu từ, phép lặp.